Thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Việt Nam vinh dự được bình chọn là "Điểm đến Di sản hàng đầu châu Á”, "Điểm đến Văn hóa hàng đầu châu Á” và "Điểm đến Ẩm thực hàng đầu châu Á”.
Đây là kết quả bình chọn khu vực châu Á, do Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) công bố. Năm 2020 cũng là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam được bình chọn ở cả 3 hạng mục này. Một lần nữa, văn hóa, di sản, ẩm thực lại là những yếu tố nổi trội mang lại những giải thưởng quốc tế danh giá cho du lịch Việt Nam.
Vẻ đẹp cuốn hút của vịnh Hạ Long. Ảnh: TTXVN
Trong những năm qua, du lịch văn hóa luôn là một trong những loại hình hấp dẫn nhất, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần mang lại sự phát triển bền vững của ngành du lịch.
Hiện Tổng cục Du lịch đang xây dựng Đề án "Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa”, nằm trong kế hoạch của ngành văn hóa, thể thao và du lịch thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đề án do Vụ Thị trường du lịch (Tổng cục Du lịch) xây dựng trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia, tập trung phát triển trên 2 lĩnh vực có thế mạnh của nước ta là ẩm thực và di sản, qua đó hình thành hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, giá trị cao và được thị trường ưa chuộng. Đề án cũng khái quát hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tại Việt Nam; đưa ra các giá trị cốt lõi của thương hiệu về du lịch văn hóa Việt Nam; định hướng, mục tiêu và nội dung phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa của Việt Nam; giải pháp triển khai và cách tổ chức thực hiện.
Theo nghiên cứu, du lịch văn hóa là một trong 4 dòng sản phẩm du lịch quan trọng của Việt Nam, thu hút đông đảo khách du lịch quốc tế (văn hóa, biển đảo, sinh thái, thành phố); có sức hấp dẫn, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch…
Những năm gần đây, Việt Nam là điểm đến nổi bật trên thế giới gắn với thế mạnh di sản và ẩm thực. Năm 2019, Việt Nam được Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) bình chọn là "Điểm đến di sản hàng đầu thế giới” và "Điểm đến ẩm thực số 1 châu Á”. Hiện du lịch nước ta đang phát huy khá tốt lợi thế về di sản để phát triển du lịch, nhưng ẩm thực lại chưa khai thác tốt.
Đề án "Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa” đặt ra mục tiêu đến năm 2030, ngành du lịch văn hóa sẽ chiếm 15-20% trong tổng số khoảng 40.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch. Đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Việt Nam sẽ có nhiều sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc mang thương hiệu quốc gia với chất lượng dịch vụ vượt trội, được đầu tư công phu, tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu, làm hài lòng du khách trong và ngoài nước, khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.
Thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa Việt Nam sẽ được mở rộng, ghi nhận tại các thị trường mục tiêu và truyền thống như: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Âu, Bắc Mỹ, New Zeland, Đông Âu, Bắc Âu và thị trường mới Trung Đông.
Theo đó, để phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa, ngành du lịch Việt Nam sẽ tập trung quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa; hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch di sản, ẩm thực; đổi mới chính sách khuyến khích du lịch di sản, du lịch ẩm thực.
Dự thảo cũng nêu các giải pháp triển khai du lịch văn hóa, trong đó có giải pháp về nghiên cứu và dự báo; khoa học công nghệ; thương mại, truyền thông; đầu tư, tài chính ứng dụng…
Theo Báo Tin tức
(HBĐT) - Mưa tạnh, cũng là lúc lũ đầu nguồn bắt đầu đổ về dồn dập và trù phú trên khắp khu vực ĐBSCL. Trong cái tiết trời tháng 10 giữa mùa nước nổi ấy, ta lại động lòng tha thiết với biết bao cảnh sắc hữu tình, lưu luyến với món tình cảm đượm nồng mà thiên nhiên đã ưu ái cho rừng tràm Trà Sư những ngày nhiễm màu phù sa. Chỉ khi ở trong khoảnh khắc giao thoa kỳ diệu giữa tâm hồn và khung cảnh chim trời cá nước, ta mới vội vã khắc khoải về những ký ức đã xa…
(HBĐT) - Chiều 27/10, Sở VH-TT&DL phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc quảng bá du lịch hồ Hoà Bình lần thứ I, năm 2020. Đến dự và chúc mừng có lãnh đạo các sở, ban, ngành; các tác giả đạt giải Cuộc thi.
(HBĐT) - Tức Dụp - ngọn đồi quanh năm được bao phủ bởi màu xanh của khát vọng và chiến thắng. Nơi ấy còn hội tụ những cảnh sắc huyền ảo tựa chốn bồng lai, thấm đẫm những truyền thuyết thần bí thiên sử hào hùng với điểm son của chuỗi chiến công hiển hách. Có tên nguyên thủy "Tưk Chúp” (tiếng Khmer) nghĩa là "nguồn nước thần thánh” do thanh điệu ở hai âm tiết này đều ở âm vực cao nên người Việt khó phát âm diễn ra hiện tượng dị hóa thành âm vực thấp "Tức Dụp” như bấy giờ.
(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có nhiều lợi thế, tiềm năng riêng có để phát triển các loại hình du lịch. Huyện nằm dọc nằm dọc dòng sông Bôi hiền hòa thơ mộng, cảnh quan thiên thiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ với nhiều danh lam, thắng cảnh hấp dẫn từ lâu đã tạo sức hút cho du khách xa gần.
(HBĐT) - Đến Nhơn Lý, TP Quy Nhơn (Bình Định), người ta thường chỉ nhớ đến Kỳ Co biển xanh trong vắt với bãi cát trắng trải dài đón nắng. Hay Eo Gió hùng vĩ, đẹp tựa đảo Jeju (Hàn Quốc) với những bức ảnh nghìn like mà quên mất rằng có một "thị trấn cổ kính” yên bình nằm nép mình bên bãi biển.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, dự kiến trong tháng 11 - 12/2020, tour đêm "Giải mã Hoàng thành Thăng Long” sẽ được đưa vào phục vụ du khách.