Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh Trịnh Đăng Thanh cho biết: toàn tỉnh có 7 sản phẩm du lịch mới chưa đảm bảo tiến độ đưa vào khai thác hoạt động trong năm 2023. Trong đó, đặc biệt có 2 sản phẩm du lịch của thành phố Hạ Long có báo cáo đề xuất đưa ra khỏi danh sách các sản phẩm dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2023 là sản phẩm văn hóa, lịch sử, trải nghiệm núi Bài Thơ và sản phẩm du lịch "Phố đêm du thuyền".


Một tàu du lịch ở Phố đêm du thuyền ngày 24/7. Ảnh: TTXVN phát

Sau 1 năm thí điểm (từ ngày 28/4/2022), theo Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh, sản phẩm "Phố đêm du thuyền" hiện đã triển khai tuy nhiên còn vướng mắc, UBND thành phố Hạ Long có văn bản số 4657/UBND-VHTT báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến xây dựng các sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố. Trong trường hợp không có cơ sở tháo gỡ, giải quyết theo hướng dẫn của các sở, ngành, UBND thành phố báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo cho chủ trương không triển khai phương án dịch vụ Ngắm cảnh đêm trên tàu du lịch ven bờ vịnh Hạ Long và đưa sản phẩm này ra khỏi danh sách các sản phẩm du lịch mới dự kiến đưa vào hoạt động trên địa bàn tỉnh năm 2023.

 "Phố đêm du thuyền" được coi là sản phẩm du lịch mới của thành phố Hạ Long, được phép triển khai thí điểm 01 năm (từ 28/4/2022) với khoảng 30 du thuyền hoạt động dưới dạng tàu nhà hàng ở vùng nội thủy Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai. Đến nay, dù hết thời hạn thí điểm, theo nguyên tắc phải dừng hoạt động, song vẫn có du thuyền 5 sao hàng ngày đón khách, tổ chức biểu diễn nghệ thuật dưới sự cấp phép của Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Quảng Ninh.

Sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, trải nghiệm núi Bài Thơ ở thành phố Hạ Long đang vướng mắc trong việc lập dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Trung tâm Điện chính Bưu điện Quảng Ninh trên núi Bài Thơ.

Năm 2023, Quảng Ninh dự kiến đưa 38 sản phẩm du lịch mới vào khai thác, hoạt động nhằm tạo sự phong phú, đa dạng sản phẩm, hấp dẫn du khách.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Trịnh Đăng Thanh cho biết, đến cuối tháng 7/2023, các địa phương trong tỉnh mới đưa được 15 sản phẩm du lịch vào khai thác, hoạt động. Có tới 7 trong số các sản phẩm du lịch còn lại dự kiến phải đưa vào hoạt động từ nay đến cuối năm 2023 chưa đảm bảo tiến độ đưa vào khai thác do vướng thủ tục pháp lý.

Đó là các sản phẩm: Thung lũng tình yêu ở thôn Lục Phủ, xã Bắc Sơn, thành phố Móng Cái; Bãi cắm trại du lịch tại bãi biển Ba Châu, xã Thanh Lân, huyện Cô Tô; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đảo Đá Dựng tại xã Đầm, huyện Đầm Hà; Khu du lịch Đầu Rồng resort ở huyện Hải Hà; sản phẩm du lịch thể thao, vui chơi giải trí thuyền buồn trên vịnh Hạ Long; sản phẩm văn hóa, lịch sử, trải nghiệm núi Bài Thơ và sản phẩm du lịch "Phố đêm du thuyền".

Trong số các sản phẩm du lịch mới chậm tiến độ đưa vào khai thác có nhiều sản phẩm được đề nghị đưa ra khỏi danh sách dự kiến được khai thác trong năm 2023. Điển hình như 2 sản phẩm du lịch của thành phố Hạ Long nói trên và sản phẩm Thung lũng tình yêu của thành phố Móng Cái do dự án xây dựng sản phẩm nằm trên đất rừng sản xuất, phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất mới đảm bảo điều kiện đầu tư, xây dựng sản phẩm. 

Năm 2023, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đón được 15 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 2 triệu lượt, doanh thu từ khách du lịch đạt 32.400 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm tỉnh đã đón được 8,86 triệu lượt khách.


Theo TTXVN

Các tin khác


Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục