Ngành du lịch Đà Nẵng phục hồi tích cực trong 9 tháng đầu năm 2023, nhưng hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Các doanh nghiệp đề xuất thành phố sớm đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng cho phát triển du lịch, xử lý vấn đề xả thải ven biển, tập trung đầu tư cho hạ tầng du lịch đường thủy nội địa...
Cửa xã Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. (Ảnh ANH ĐÀO)
Chiều 12/11, Thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động dịch vụ du lịch thành phố 9 tháng đầu năm 2023, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023 và năm 2024. Rất nhiều vấn đề được các doanh nghiệp đề xuất tại hội nghị.
Thiếu hạ tầng phát triển du lịch
Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết, hiện nay, việc bảo đảm hạ tầng cho phát triển du lịch gặp khó khăn khi các quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ Đông, quy hoạch phân khu ven vịnh Đà Nẵng chưa được phê duyệt.
Thiết kế ý tưởng cảnh quan tuyến biển đường Nguyễn Tất Thành, Thiết kế đô thị khu vực ven biển chưa được thông qua, nên chưa có cơ sở lập hồ sơ chủ trương đầu tư cho Dự án Đầu tư cải tạo cảnh quan, tạo một số điểm nhấn khu vực vỉa hè và bãi cát tuyến biển Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa và dự án đầu tư, bổ sung cơ sở hạ tầng, cải tạo cảnh quan, tiện ích công cộng phục vụ quản lý, khai thác du lịch ven biển tuyến đường Nguyễn Tất Thành.
Đà Nẵng chưa có cảng biển du lịch chuyên dụng, các điểm dừng chân phục vụ các tuyến du lịch đường thủy nội địa chưa được triển khai do vướng kết luận Thanh tra Chính phủ (các dự án tại Sơn Trà), chậm triển khai các Đề án tạo điểm dừng chân của các địa phương.
Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng chủ trì hội nghị chiều ngày 12.10. Ảnh ANH ĐÀO
Trong khi đó, một số đoạn, tuyến đường đến các khu, điểm du lịch chưa được mở rộng và nâng cấp (quốc lộ 14G); một số tiện ích như hệ thống nhà vệ sinh công cộng, hạ tầng một số khu nhà tắm nước ngọt tuyến biển Nguyễn Tất Thành đã xuống cấp. Còn xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông tại các tuyến đường như Võ Nguyên Giáp, Trần Phú, Bạch Đằng…, đặc biệt vào các ngày cuối tuần, giờ cao điểm hoặc mùa cao điểm khách du lịch.
Xử phạt và buộc dừng hoạt động doanh nghiệp xả thải chui
Liên quan đến vấn đề xả thải ven biển, trước đây Đà Nẵng sử dụng hệ thống thu gom chung nước thải và nước mưa. Mới đây, hai dự án cải thiện, nâng cấp hệ thống thu gom nước thải và môi trường ven biển phía đông thành phố được triển khai, với mục đích hạn chế nước mưa chảy tràn ra các bãi tắm để bảo đảm vệ sinh môi trường biển.
Riêng dự án ở quận Sơn Trà phê duyệt tháng 8/2019 có mức đầu tư 1.447 tỷ đồng, với việc xây dựng hệ thống cống bao bằng bê-tông cốt thép dọc đường Hoàng Sa và Võ Nguyên Giáp. Đến nay, công trình này đã hoàn thành nhưng thời gian qua tình trạng nước thải chảy ra biển vẫn tiếp diễn.
Đặc biệt, tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường tại các cống thoát nước ven biển vẫn diễn ra dù thành phố đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải khép kín.
Bà Hạnh cho hay, tình trạng ô nhiễm môi trường này xảy ra nhiều nhất vào thời điểm mưa dông. Các điểm thoát nước xả trực tiếp ra biển gồm cống Mỹ Khê, cống xả gần dự án Dana Beach; cống thải phía bắc bãi tắm Mân Thái, cống thải khu vực Cầu Phú Lộc, Tôn Thất Đạm... Việc xả thải này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến Đà Nẵng.
Do đó, bà Hạnh đề nghị thành phố khẩn trương xử lý các cống xả thải ra biển, hoàn thành các dự án thu gom nước thải và nước mưa riêng.
Ông Võ Nguyên Chương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cho biết nguyên nhân nước thải còn tràn ra bãi biển một phần do thành phố chưa hoàn tất đấu nối giữa hệ thống thu gom nước thải mới và hệ thống thu gom trước đây. Tuy nhiên, có tình trạng nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn ven biển chưa đấu nối vào hệ thống thu gom chung, dẫn đến việc xả thải chui, cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát, dẫn đến tình trạng nước thải chảy ra biển ngay cả vào mùa khô.
Vừa qua cơ quan chức năng đã đi kiểm tra, xử phạt nhiều cơ sở kinh doanh khách sạn nhà hàng. Thời gian tới, các ngành chức năng thành phố sẽ tiếp tục kiểm tra, yêu cầu các doanh nghiệp đấu nối, nếu không sẽ tiếp tục có hình thức xử lý.
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Đà Nẵng, cho hay hiện thành phố đang khớp nối hạ tầng thu gom nước mưa và nước thải trên địa bàn. Đồng thời khẳng định có tình trạng xả thải ra biển thời gian qua là các cơ sở kinh doanh xả trực tiếp ra môi trường, không qua hệ thống thu gom nước thải của thành phố.
"Đề nghị những doanh nghiệp phải thực hiện việc đấu nối, nếu không thực hiện thì chúng tôi buộc lòng phải dừng hoạt động cơ sở kinh doanh. Lúc đó thì không thể trách chúng tôi được, bởi vì để có được môi trường biển sạch đẹp thì chúng tôi buộc lòng phải xử lý một số doanh nghiệp vi phạm", ông Chinh nói.
Ông Chinh đề nghị các doanh nghiệp chủ động xử lý hệ thống xử nước thải của các nhà hàng, khách sạn. "Việc này đơn giản thôi, nhưng có thể liên quan đến vấn đề chi phí, nên nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện", ông Chinh nói thêm.
Theo Báo Nhân Dân
Dựa trên tiềm năng sẵn có của địa phương, xã Hồng Vân (Thường Tín, Hà Nội) đang chuyển mạnh sang phát triển du lịch sinh thái, nhất là khi được công nhận là sản phẩm du lịch OCOP 4 sao. Việc khai thác những lợi thế từ các sản phẩm nông nghiệp đang mang lại những kết quả bước đầu, mở hướng đi mới để phát triển nông thôn bền vững.
Diễn ra trong hai ngày cuối tuần, từ 7-8.10.2023 tại phố đi bộ Hoàn Kiếm, "Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” năm 2023 giới thiệu về một Tây Ninh đậm bản sắc với nhiều hoạt động và trải nghiệm hấp dẫn.
Tối 6/10, tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Lễ hội du lịch thác Bản Giốc năm 2023 với chủ đề "Về miền non nước” đã chính thức khai mạc.
(HBĐT) - "Ai về viếng cảnh Khánh Hòa/ Long Sơn nên ghé, Tháp Bà đừng quên…”, một phần vì lời thơ trên, một phần vì câu hát "Hoang sơ tháp cổ/ Hoang sơ vũ điệu xưa/ Cong cong năm ngón ngũ hành/ Trăm năm bước mộng du…” trong nhạc phẩm "Mưa bay tháp cổ” của nhạc sĩ Trần Tiến mà lần nào đến với tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi cũng ghé thăm Tháp Bà Ponagar.
Chín tháng năm 2023, lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt mức kỷ lục với trên 6 triệu lượt, bằng 101% so với kế hoạch năm và tăng 71% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là số lượng khách du lịch đến địa phương được ghi nhận cao nhất từ trước đến nay. Tổng thu từ khách du lịch từ đầu năm đến nay của Lào Cai đạt khoảng 18.563 tỷ đồng, bằng 90,6% kế hoạch năm, tăng 49,5% so với cùng kỳ năm 2022.