Diễn ra trong hai ngày cuối tuần, từ 7-8.10.2023 tại phố đi bộ Hoàn Kiếm, "Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” năm 2023 giới thiệu về một Tây Ninh đậm bản sắc với nhiều hoạt động và trải nghiệm hấp dẫn.


Núi Bà Đen ở Tây Ninh đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong thời gian qua. Ảnh: Dương Đức Kiên

Nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn

Sự kiện "Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” năm 2023 do UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức nhằm hưởng ứng kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10.10.1954 - 10.10.2023) và quảng bá hình ảnh Tây Ninh đến với người dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước, góp phần thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung và văn hoá, du lịch tỉnh Tây Ninh nói riêng.

"Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” năm 2023 diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật đặc sắc cùng các trải nghiệm hấp dẫn được tổ chức tại Vườn hoa tượng đài vua Lý Thái Tổ và tại Vườn hoa tượng đài Quyết Tử trước đền Bà Kiệu (phố đi bộ Hoàn Kiếm), quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Theo đó, đêm khai mạc "Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” với chủ đề "Hương sắc Tây Ninh” diễn ra vào tối 7.10.2023 với nghi thức đánh trống khai mạc và chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp độc đáo. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh - Truyền hình TP. Hà Nội và Tây Ninh.

Nằm trong chuỗi hoạt động, chương trình nghệ thuật quần chúng được tổ chức liên tục từ 8 giờ đến 22 giờ trong hai ngày cuối tuần 7 và 8.10 tại khu vực nhà bát giác (phía sau tượng đài vua Lý Thái Tổ), quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tại đây, du khách được thưởng thức các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, là niềm tự hào của mảnh đất Tây Ninh nói riêng và Nam bộ nói chung, như nghệ thuật đờn ca tài tử hay múa trống Chhay-dăm... đặc trưng của mảnh đất Tây Ninh và vùng đất Nam bộ.

Điểm nổi bật là các hoạt động tương tác cùng du khách, tạo nên các trải nghiệm thực tế hấp dẫn tại sự kiện. Du khách có thể tham gia thử tài hát vọng cổ Nam bộ cùng các nghệ sĩ, thử múa trống Chhay-dăm cùng các nghệ nhân hoặc thưởng thức đặc sản Tây Ninh tại các gian hàng muối ớt, bánh tráng, trái cây… tạo nên một không gian lễ hội tươi vui và sôi động tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Các phông nền là hình ảnh những điểm du lịch nổi tiếng của Tây Ninh được lắp đặt chuẩn bị sẵn để du khách có thể tự do check-in Tây Ninh ngay giữa lòng Hà Nội. Ban Tổ chức còn hỗ trợ rửa ảnh ngay tại chỗ và cung cấp cả khung ảnh cho du khách.

Tại phố Lê Thạch và phố Lê Lai (hai bên vườn hoa tượng đài vua Lý Thái Tổ), từ 8 giờ đến 22 giờ trong hai ngày diễn ra sự kiện, du khách được tham quan, trải nghiệm và tương tác tại các gian hàng trưng bày sản phẩm công - nông - thương, sản phẩm OCOP cùng các sản phẩm dịch vụ du lịch của Tây Ninh.

Với hơn 30 gian hàng cùng sự tham gia của 27 đơn vị và doanh nghiệp, các sản phẩm đặc trưng làm nên thương hiệu của mảnh đất Tây Ninh được giới thiệu một cách sinh động, hấp dẫn như bánh tráng, muối, đậu phộng, tinh bột mì, trà túi lọc, đường các loại, mật ong, yến sào, các sản phẩm du lịch…

Quảng bá hình ảnh Tây Ninh và ký kết giao thương

"Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” năm 2023 là một sự kiện giao lưu văn hoá nghệ thuật độc đáo khi vẻ đẹp con người, mảnh đất Tây Ninh cùng Hà Nội xưa và nay được giới thiệu sống động qua triển lãm ảnh và tranh vẽ trong suốt 2 ngày diễn ra sự kiện.

Gần 100 bức ảnh trưng bày tại sân 3 - Vườn hoa tượng đài vua Lý Thái Tổ (trước tượng Vua Lý Thái Tổ) không chỉ tái hiện một phần vẻ đẹp của mảnh đất Tây Ninh qua những điểm đến du lịch, di tích lịch sử hấp dẫn, mà còn giới thiệu những thành tựu nổi bật, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể độc đáo của vùng đất Tây Ninh đến người dân Thủ đô và du khách.

Bên cạnh đó, 20 bức tranh màu nước độc đáo tái hiện một Hà Nội xưa cũ với những góc phố rêu phong, nên thơ là không gian để du khách khám phá vẻ đẹp cổ kính của xứ kinh kỳ. Đây là những bức vẽ được thực hiện bởi hoạ sĩ Hoàng Phong- hội viên Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - thành viên Hiệp hội Màu nước quốc tế IWS.

Đặc biệt, trong khuôn khổ "Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” năm 2023, hội nghị quảng bá xúc tiến du lịch được tổ chức, qua đó mở ra cơ hội mới cho sự đầu tư hợp tác phát triển du lịch của Hà Nội và Tây Ninh. Hội nghị không chỉ giới thiệu về những tiềm năng, lợi thế của du lịch Tây Ninh, mà còn kết nối các doanh nghiệp du lịch Hà Nội và Tây Ninh nhằm thúc đẩy các tour, tuyến du lịch và mở rộng thị trường, sản phẩm thương mại.

Ông Trần Anh Minh- Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tây Ninh cho biết: "Chúng tôi hy vọng rằng, sau sự kiện này, Tây Ninh sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm đầu tư của nhiều doanh nghiệp lớn có tiềm lực, có tâm và đủ tầm, để đưa Tây Ninh trở thành một cực tăng trưởng mới tại khu vực Nam bộ, đạt đến những mốc thành tựu vượt trội hơn nữa".

Với nhiều hoạt động thúc đẩy hợp tác phát triển giữa Hà Nội và Tây Ninh cùng nhiều trải nghiệm văn hoá và các hoạt động tương tác thú vị, "Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” năm 2023 trở thành một sự kiện hấp dẫn đối với người dân Thủ đô và du khách.

 Sự kiện kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của du lịch Tây Ninh, tiến tới mục tiêu đến năm 2030, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp trên 10% GRDP, thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác tại Tây Ninh.


Theo Baotayninh.vn

Các tin khác


Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục