Chiều 9/10, tại Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ba tỉnh Gia Lai, Đắc Lắk, Kon Tum phối hợp với Sở Du lịch Hải Phòng tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch với chủ đề: "Một chuyến đi, nhiều điểm đến".
Các đại biểu ký kết chương trình liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắk, Kon Tum và TP Hải Phòng.
Hội nghị là hoạt động thiết thực thúc đẩy hợp tác phát triển liên vùng, từng bước đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Đây cũng là cơ hội quảng bá, giới thiệu du lịch ba tỉnh Tây Nguyên tới nhân dân thành phố Hải Phòng; giới thiệu du lịch Hải Phòng tới các doanh nghiệp du lịch khu vực Tây Nguyên, gia tăng kết nối, hợp tác giữa doanh nghiệp du lịch các tỉnh, thành phố.
Đại diện lãnh đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ba tỉnh Tây Nguyên, ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết, niềm tự hào cho Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum nói riêng là "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" đã được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngoài ra, các địa phương còn có các sản phẩm du lịch nổi bật, đặc trưng khác.
Để thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch, ba tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách mời gọi, hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Các địa phương đã hỗ trợ, ưu đãi cho các nhà đầu tư, đặc biệt đối với các dự án du lịch có quy mô lớn về vốn đầu tư, đồng thời tăng cường tham gia các hoạt động kết nối, hợp tác với các địa phương trong cả nước.
Ông Nguyễn Đức Hoàng mong muốn, sau hội nghị này, ba tỉnh Tây Nguyên và thành phố Hải Phòng sẽ có những chương trình, dự án hợp tác kinh doanh, đầu tư du lịch phát triển cả về chất lượng và số lượng.
Ông Vũ Huy Thưởng, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hải Phòng giới thiệu những tiềm năng, lợi thế, kinh nghiệm nổi bật trong phát triển du lịch của thành phố. Đối với việc kết nối du lịch với ba tỉnh Tây Nguyên, Hải Phòng có nhiều lợi thế tiếp cận Di sản Văn hóa phi vật thể Không gian cồng chiêng Tây Nguyên thông qua đường bay Hải Phòng - Buôn Ma Thuột và nhiều đường bay tới các tỉnh, thành phố lớn trong nước.
Ông Vũ Huy Thưởng đề nghị Sở Du lịch Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ba địa phương tiếp tục đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch, tăng cường phối hợp quảng bá, giới thiệu điểm đến. Doanh nghiệp du lịch các địa phương nghiên cứu xây dựng sản phẩm, phát triển thị trường trên cơ sở khai thác lợi thế, tiềm năng khác biệt của mỗi tỉnh, thành phố. Cùng với đó, các đơn vị liên quan quảng bá, đưa các điểm đến du lịch của bốn địa phương vào chương trình tour giới thiệu, bán cho du khách. Các cơ quan báo chí đồng hành, hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về điểm đến, sản phẩm du lịch nhiều hơn nữa trong thời gian tới, góp phần đưa ngành Du lịch của bốn tỉnh, thành phố tăng tốc phát triển hiệu quả và bền vững, trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Tại hội nghị, đại diện ba tỉnh Gia Lai, Đắc Lắk, Kon Tum giới thiệu các tour du lịch nổi bật khi đến các tỉnh này. Các đại biểu đại diện doanh nghiệp bốn tỉnh, thành phố nêu một số kinh nghiệm để phát triển du lịch bốn địa phương như tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mở đường bay thẳng từ Hải Phòng đến ba địa phương.
Tại hội nghị, lãnh đạo Sở Du lịch Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ba tỉnh Tây Nguyên ký kết chương trình liên kết phát triển du lịch nhằm tăng cường sự liên kết hợp tác góp phần khai thác, thúc đẩy ngành Du lịch phát triển, xây dựng sản phẩm du lịch mới. Cùng với đó là đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến, xây dựng thương hiệu, tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch của ba tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum đến thị trường Hải Phòng và ngược lại cùng một số nội dung khác.
Theo TTXVN
Chín tháng năm 2023, lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt mức kỷ lục với trên 6 triệu lượt, bằng 101% so với kế hoạch năm và tăng 71% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là số lượng khách du lịch đến địa phương được ghi nhận cao nhất từ trước đến nay. Tổng thu từ khách du lịch từ đầu năm đến nay của Lào Cai đạt khoảng 18.563 tỷ đồng, bằng 90,6% kế hoạch năm, tăng 49,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Khai thác giá trị văn hóa, truyền thống khoa bảng, lợi thế làng nghề, sinh thái, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tập trung phát triển du lịch xanh, bền vững, trong đó xác định đẩy mạnh các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn kết hợp với các làng nghề, du lịch sinh thái.
(HBĐT) - Từ ngày 29/9 - 1/10, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khảo sát một số tuyến, điểm du lịch mới trên địa bàn huyện Mai Châu. Chương trình có sự tham gia của Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Hiệp hội Du lịch TP Hà Nội, các doanh nghiệp, công ty lữ hành, đơn vị kinh doanh du lịch và một số cơ quan báo chí, truyền thông của trung ương, tỉnh.
(HBĐT) - Thác Dray Sap nằm ở ranh giới hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, cách thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khoảng 39 km về phía Nam. Đây là một trong những thác nước đẹp trên dòng sông Serepok huyền thoại. Theo tiếng Ê Đê, Dray Sap nghĩa là thác khói, còn được gọi với tên khác là thác chồng. Cách đó không xa là thác Dray Nur, được người dân gọi là thác vợ.
(HBĐT) - Từng được biết đến là điểm đến hấp dẫn du khách, đầu năm 2023, du lịch Mai Châu tạo thêm dấu ấn mới khi Giải thưởng Traveller Review Award (giải thưởng nhằm tôn vinh sự nỗ lực, cố gắng và lòng hiếu khách của đối tác) đã công bố Mai Châu - Hòa Bình là 1 trong 10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam.