Tối 6/10, tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Lễ hội du lịch thác Bản Giốc năm 2023 với chủ đề "Về miền non nước” đã chính thức khai mạc.
Chương trình nghệ thuật tại đêm khai mạc lễ hội.
Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 5 đến 9/10 với các hoạt động đặc sắc và ý nghĩa.
Đầu tiên là Lễ rước nước thiêng, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Ban Tổ chức đã tiến hành nghi thức rước nước từ chân thác Bản Giốc lên chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc.
Các địa phương trong tỉnh Cao Bằng tổ chức nhiều gian trưng bày, giới thiệu để du khách thưởng thức sản vật, đặc sản và ẩm thực Cao Bằng. Trong lễ hội còn có Triển lãm ảnh "Vẻ đẹp miền non nước”, cùng các hoạt động thể thao và trò chơi dân gian. Du khách tham gia lễ hội có thể tham quan, trải nghiệm tại vườn cây dẻ ở Bản Khấy, xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh.
Một điểm nhấn trong lễ hội năm nay diễn ra vào sáng 7/10, tại thác Bản Giốc, 1.000 nghệ sĩ, diễn viên quần chúng sẽ biểu diễn hát Then, đàn Tính với chủ đề "Cội nguồn và bản sắc Then, Tính Cao Bằng”.
Thác Bản Giốc "viên ngọc xanh" trên mảnh đất biên cương Cao Bằng.
Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Trịnh Trường Huy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng nhấn mạnh, lễ hội thác Bản Giốc được tổ chức hằng năm nhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu cảnh đẹp của thác Bản Giốc, một trong những thác nước đẹp nhất thế giới đến du khách gần xa.
Lễ hội năm nay được tổ chức trong bối cảnh 2 nước Việt Nam-Trung Quốc mới tổ chức vận hành thí điểm cho du khách qua lại khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam)-Đức Thiên (Trung Quốc) từ ngày 15/9.
Với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc, lễ hội năm nay kỳ vọng sẽ để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách, từ đó tiếp tục phát huy, khai thác thế mạnh của thác Bản Giốc trong thu hút du khách, phát triển du lịch địa phương.
Theo Nhandan.vn
(HBĐT) - Từ ngày 29/9 - 1/10, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khảo sát một số tuyến, điểm du lịch mới trên địa bàn huyện Mai Châu. Chương trình có sự tham gia của Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Hiệp hội Du lịch TP Hà Nội, các doanh nghiệp, công ty lữ hành, đơn vị kinh doanh du lịch và một số cơ quan báo chí, truyền thông của trung ương, tỉnh.
(HBĐT) - Thác Dray Sap nằm ở ranh giới hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, cách thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khoảng 39 km về phía Nam. Đây là một trong những thác nước đẹp trên dòng sông Serepok huyền thoại. Theo tiếng Ê Đê, Dray Sap nghĩa là thác khói, còn được gọi với tên khác là thác chồng. Cách đó không xa là thác Dray Nur, được người dân gọi là thác vợ.
(HBĐT) - Từng được biết đến là điểm đến hấp dẫn du khách, đầu năm 2023, du lịch Mai Châu tạo thêm dấu ấn mới khi Giải thưởng Traveller Review Award (giải thưởng nhằm tôn vinh sự nỗ lực, cố gắng và lòng hiếu khách của đối tác) đã công bố Mai Châu - Hòa Bình là 1 trong 10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam.
(HBĐT) - Động Tiên Phi nằm trên đỉnh đồi Thúc (còn gọi là đồi Thung Phi), phường Tân Hòa (TP Hòa Bình), được phát hiện năm 1982. Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia từ tháng 6/2000.
UBND tỉnh Cao Bằng Kế hoạch số 2387/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc năm 2023.
(HBĐT) - Là xã có diện tích rộng, đông dân, nhiều nét đặc trưng về văn hóa, di tích lịch sử, cảnh quan nông thôn tươi đẹp, Yên Trị (Yên Thủy) có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, xã xác định để du lịch trở thành mũi nhọn, phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế cần có lộ trình với những định hướng, giải pháp hiệu quả.