Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên địa bàn tỉnh hiện có 165 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, thương mại, dịch vụ với tổng vốn đăng ký khoảng 27.000 tỷ đồng. Trong đó, có 60 dự án đầu tư về du lịch (khu du lịch, nghỉ dưỡng). Tiêu biểu như: dự án Khu đô thị sinh thái và vui chơi giải trí Viên Nam (thành phố Hòa Bình); Khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ (Kim Bôi); khu biệt thự nhà vườn, trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái tại xã Mông Hóa (thành phố Hòa Bình)...



Hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật trên khu du lịch hồ Hòa Bình được đầu tư, nâng cấp đáp ứng yêu cầu của du khách, tăng sức hấp dẫn cho các điểm đến.

Từ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đã bố trí 352,6 tỷ đồng cho các dự án hạ tầng du lịch. Nhiều dự án quan trọng, trọng điểm được bố trí bằng nguồn vốn đầu tư công; có 2 dự án sử dụng vốn ODA là Tiểu dự án "Xây dựng và nâng cấp hạ tầng du lịch Khu di tích chùa Tiên, xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy”; Dự án "Phát triển hạ tầng du lịch tỉnh Hòa Bình”.

Trong năm 2023 có 2 dự án lớn được khởi công: Khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa trên Khu du lịch hồ Hòa Bình với tổng vốn đăng ký trên 474 tỷ đồng; tuyến cáp treo Hương Bình (Lạc Thủy) với tổng mức đầu tư 1.700 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP du lịch nông thôn, tập trung chuẩn hóa điểm du lịch cộng đồng.

Công tác thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch được quan tâm, thúc đẩy nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn vùng trung du và miền núi phía Bắc, điểm đến hấp dẫn du khách trong nước, quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


B.M

Các tin khác


10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam năm 2024

Hội An, Phong Nha và Ninh Binh là 3 điểm đến đứng đầu về độ hiếu khách tại Việt Nam trong năm 2024.

Homestay đón khách đầu Xuân

Những ngày đầu Xuân, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, điểm du lịch trải nghiệm vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh "vào mùa” đón và phục vụ khách du lịch. Đây là cơ hội quảng bá hình ảnh địa phương đến với du khách muôn phương.

Khám phá, trải nghiệm du lịch huyện Đà Bắc

Với nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc các dân tộc Mường, Tày, Dao, Thái và sự ưu đãi của thiên nhiên đã ban tặng cảnh quan hoang sơ, hùng vĩ, huyện vùng cao Đà Bắc đang từng bước phát triển du lịch theo hướng đa dạng, gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Bên cạnh các điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ), trên địa bàn có một số khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái được đầu tư và đi vào hoạt động, cung cấp nhiều sản phẩm trải nghiệm cho du khách. Cấp ủy, chính quyền địa phương cũng quan tâm hoạt động lễ hội hàng năm như lễ hội người Dao mừng Xuân mới - xã Cao Sơn; lễ hội đền Thác Bờ - xã Vầy Nưa; lễ hội cầu Mường - xã Mường Chiềng và nhiều lễ hội nhỏ nhằm tăng sức hút cho du lịch.

Đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh và lễ hội đền Khụ Chẹ, xã Đông Lai 

Ngày 16/2 (mùng 7 tháng Giêng), UBND huyện Tân Lạc tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh và lễ hội đền Khụ Chẹ, xã Đông Lai.

Homestay đón khách đầu Xuân

Những ngày đầu Xuân, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, điểm du lịch trải nghiệm vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh "vào mùa” đón và phục vụ khách du lịch. Đây là cơ hội quảng bá hình ảnh địa phương đến với du khách muôn phương.

Huyện Mai Châu đưa văn hóa thành “đặc sản” hút khách du lịch

Không chỉ bà F.Martine đến từ nước Pháp mà nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới đã hào hứng, thích thú khi được hòa mình cùng đồng bào dân tộc Thái huyện Mai Châu trong điệu nhảy sạp truyền thống; được nghe âm thanh rộn rã trong điệu keng loóng đặc sắc...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục