Dịp cuối năm được xác định là "thời điểm vàng” để kích cầu thương mại và du lịch. Vì thế, nhiều hoạt động được tổ chức với quyết tâm nắm bắt những tín hiệu tốt từ thị trường, tăng cường nhận diện thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, tạo thêm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.


Tổ chức "Tuần lễ giới thiệu sản phẩm tỉnh Hòa Bình năm 2024” tại Hà Nội, các gian hàng nông sản thực phẩm của huyện Lạc Sơn đã tạo sức hút lớn, nắm bắt được cơ hội hợp tác tiêu thụ sản phẩm.

 

Một trong những hoạt động kích cầu nổi bật vừa được tổ chức thành công là "Tuần lễ giới thiệu sản phẩm tỉnh Hòa Bình năm 2024” tại thành phố Hà Nội, từ ngày 28/11 - 01/12/2024. Tham gia Chương trình "Tự hào nông sản Việt” năm nay, tỉnh Hòa Bình tổ chức Tuần lễ giới thiệu sản phẩm với trên 20 gian hàng, giới thiệu trên 100 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, tiêu biểu nhất. Theo Ban tổ chức, Chương trình "Tự hào nông sản Việt” năm nay thu hút trên 150 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP của 32 tỉnh, thành phố, với quy mô trên 120 gian hàng, quảng bá trên 1.500 dòng sản phẩm đặc sản vùng miền tới người dân Thủ đô và du khách. Trong đó, các dòng đặc sản có giá trị thương hiệu cao của Hòa Bình như: cam Cao Phong, bưởi Tân Lạc, mật ong bản Dao, gạo nếp Trứng Khe… đã tạo sức hút nổi bật, được nhiều người tiêu dùng quan tâm, mở ra những cơ hội kết nối giao thương hiệu quả trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Thủy, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh cho biết: "Tuần lễ giới thiệu sản phẩm tỉnh Hòa Bình năm 2024” tại Hà Nội là chương trình liên kết hợp tác, được Trung tâm phối hợp tổ chức theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 142/KH-UBND, ngày 28/6/2024. Tham gia chương trình, các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP có cơ hội quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương, mở rộng mạng lưới khách hàng, tăng cường nhận diện thương hiệu và tìm hướng khai thác thị trường mới cho sản phẩm… Qua đó, không những tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn góp phần kích cầu tiêu dùng, tạo điểm nhấn mua sắm hàng hóa dịp cuối năm, thúc đẩy thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Cùng với hoạt động quảng bá nổi bật tại Hà Nội, nhiều sự kiện có ý nghĩa xúc tiến đầu tư, kích cầu thương mại và du lịch đã được chú trọng tổ chức trên địa bàn tỉnh, bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 142/KH-UBND, ngày 28/6/2024. Điển hình như: Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình tại huyện Lạc Sơn; Hội chợ thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình tại xã Thanh Cao (Lương Sơn); Hội chợ thương mại gắn với quảng bá du lịch huyện Mai Châu; Hội chợ du lịch gắn với quảng bá các sản phẩm nông sản tỉnh Hòa Bình tại huyện Lạc Thủy; Hội chợ thương mại và du lịch huyện Yên Thủy năm 2024…

Ghi nhận chung, các hoạt động được tổ chức trên tinh thần thiết thực, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, mang tới nhiều cơ hội cho các chủ thể tham gia. Từ đó, tạo hiệu ứng tích cực cả về kinh tế, chính trị và xã hội, góp phần tăng sức hút thương mại và du lịch cho tỉnh, mở rộng hợp tác các địa phương trong tỉnh và trên cả nước, hứa hẹn tạo thêm động lực cho ngành thương mại - du lịch nói riêng, cho tăng trưởng GRDP toàn tỉnh nói chung.

Để thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, thời điểm cuối năm, các lĩnh vực thuộc khu vực thương mại - dịch vụ được xác định là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng GRDP cả năm. Bám sát định hướng này, các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp tiếp tục tăng cường phối hợp, tổ chức chuỗi hoạt động cuối năm đảm bảo phong phú, phù hợp tình hình thực tế, tạo thêm động lực kích cầu thương mại và du lịch. Dự kiến từ nay đến trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, cùng với nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực chuẩn bị hàng hóa đảm bảo cả chất lượng và số lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nắm bắt "thời điểm vàng” trong phát triển kinh tế năm 2024.

Khánh An


Các tin khác


Khảo sát lựa chọn xây dựng sản phẩm, tour du lịch vùng huyện Cao Phong

Từ ngày 28 - 30/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình khảo sát lựa chọn xây dựng sản phẩm, tour du lịch mới, đặc trưng và quảng bá xúc tiến du lịch cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Cao Phong.

Điểm nhấn sắc nét bức tranh du lịch huyện Mai Châu

Là bản người Thái đầu tiên của tỉnh phát triển du lịch cộng đồng, bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu được du khách biết đến từ những năm 90 của thế kỷ trước. Theo đó, ngày càng có thêm nhiều hộ gia đình sửa chữa nhà cửa, phát triển thêm sản phẩm kinh doanh du lịch, điều đó khiến bản Lác như một bức tranh đa sắc màu.

Bản du lịch cộng đồng người Thái hấp dẫn khách quốc tế

Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, nét sinh hoạt của cộng đồng người dân tộc Thái gần như chưa bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài và nhịp sống đô thị hóa. Đó là những điều du khách tìm thấy khi đến với bản Hịch 2, xã Mai Hịch (Mai Châu). Bản nằm tựa lưng vào núi, phía trước là dòng suối Sia quanh năm nước chảy hiền hòa.

Shoshin Binh Thanh WorldHotels Spa & Resort điểm đến hàng đầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Với triết lý độc đáo cùng những lợi thế "vô tiền khoáng hậu”, Shoshin Binh Thanh WorldHotels Spa & Resort được kỳ vọng là dự án đẳng cấp nâng tầm du lịch nghỉ dưỡng tại Hòa Bình và trở thành điểm đến hàng đầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục