Quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành
Năm 2018 là năm thứ ba thực hiện Đề án đẩy mạnh CCHC tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020, công tác CCHC của tỉnh được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện nhằm đẩy nhanh tiến trình cải cách, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng KT-XH, tạo bước chuyển biến đột phá, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong tỉnh.
Trong năm, tỉnh đã ban hành Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ CCHC. Phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử phiên bản 1.0. Triển khai thực hiện Đề án sáp nhập, kiện toàn thôn, tổ dân phố, đến nay toàn tỉnh còn 1.593 thôn, tổ dân phố,giảm 466 thôn, tổ dân phố. Kiện toàn, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm được 173 đơn vị so với trước đây. Tổ chức 130 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức các cấp với tổng số 10.237 người tham gia. Tổ chức thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng và tương đương tại một số sở, ngành và UBND cấp huyện. Phê duyệt phương án tự đảm bảo chi thường xuyên cho 9 đơn vị sự nghiệp công lập. Công bố và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO cho 158/210 xã, phường, thị trấn, đạt 75,2%. Triển khai ứng dụng chữ ký số và kết nối được phần mềm quản lý văn bản từ tỉnh đến xã. Công bố 469 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4.
Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thành phố Hòa Bình được đầu tư hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao dịch của người dân và tổ chức.
Về công tác kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết định thành lập 5 đoàn kiểm tra do các đồng chí là thành viên Ban Chỉ đạo CCHC của tỉnh làm trưởng đoàn;tiến hành kiểm tra tại 4 sở, ngành, 11 huyện, thành phố. Qua kết quả kiểm tra, BCĐ đã đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan, đơn vị; đồng thời chỉ ra những hạn chế, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ CCHC tại một số cơ quan, đơn vị như: Chưa áp dụng hiệu quả các phần mềm dùng chung của tỉnh; tiến độ xây dựng phương án tự chủ và Đề án kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy còn chậm, hiệu quả chưa cao… Trên cơ sở kiến nghị của các đoàn kiểm tra, đến nay tất cả hạn chế, vướng mắc đều được các cơ quan, đơn vị kịp thời chấn chỉnh, khắc phục.
Hướng tới sự hài lòng của người dân, tổ chức
Hiện nay, Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh và Bộ phận một cửa của 11 huyện, thành phố đã được hiện đại hóa và ứng dụng phần mềm một cửa điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, giúp người dân và doanh nghiệp được tham gia theo dõi, giám sát về quy trình, thời gian giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước. Tổng số thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cấp chính quyền của tỉnh hiện nay có 1.903 thủ tục, trong đó cấp tỉnh 1.518, cấp huyện 274 và cấp xã 111 thủ tục. Bộ phận một cửa ở một số nơi hoạt động khá hiệu quả như: Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, Bộ phận một cửa các huyện: Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi.
Cán bộ xã Sơn Thủy (Kim Bôi) ứng dựng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả công việc.
Năm 2018, tổng số hồ sơ đã tiếp nhận của cả tỉnh là 420.414, đã giải quyết 418.469 hồ sơ, trong đó có 417.987 hồ sơ giải quyết đúng hạn, đạt tỷ lệ 99,88%. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đã khẳng định được sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh, hướng tới sự hài lòng và tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp. Tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh và Bộ phận một cửa của 11 huyện, thành phố đã lắp đặt các thiết bị khảo sát sự hài lòng của tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính.Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ hài lòng đạt 100%, trong đó mức độ rất hài lòng đạt trên 80%, mức độ không hài lòng 0%.
Giải pháp cải thiện chỉ số CCHC
Cải thiện chỉ số cải cách hành chính cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị Có thể khẳng
định, trong những năm qua, công tác CCHC của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả
đáng ghi nhận. Nhiều lĩnh vực CCHC có sự đổi mới, sáng tạo; kết quả thực
hiện khá hiệu quả so với những địa phương khác trong nước. Mặc dù chỉ số CCHC
của tỉnh đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do là
tỉnh miền núi, KT-XH còn nhiều khó khăn, nguồn lực tài chính đầu tư cho CCHC
chưa nhiều, đặc biệt là đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, số doanh nghiệp
thành lập mới hàng năm đạt tỉ lệ chưa cao…
Bùi Ngọc Đại
Trưởng phòng Cải cách hành chính, Sở Nội vụ
|
Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển Nhiệm vụ trọng tâm của CCHC là xây dựng nền hành chính minh bạch, tiên
tiến, hiện đại hoạt động có hiệu lực, hiệu quả nhằm huy động tốt các nguồn
lực xã hội cho đầu tư phát triển, tạo điều kiện thuận lợi nhất, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của
người dân và doanh nghiệp. Là
doanh nghiệp nên chúng tôi thường xuyên tiếp xúc với các cơ quan hành
chính Nhà nước. Thời gian gần đây, có thể thấy, các cơ quan hành chính Nhà
nước đã có sự chuyển biến tích cực trong CCHC. Các thủ tục hành chính được
triển khai thực hiện nhanh gọn, thuận tiện hơn trước rất nhiều. Nhiều thủ tục
đã được ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho doanh nghiệp không
phải đi lại nhiều lần mất thời gian.
Nguyễn Ngọc Thanh
Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Hòa Bình
|
Hướng tới chính quyền phục vụ nhân dân Là người dân trên địa bàn
thành phố Hòa Bình, thỉnh thoảng tôi có việc đến làm thủ tục tại Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả cấp phường và thành phố. Thời gian qua, trụ sở Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp đã được đầu tư khang trang, sạch sẽ,
thoáng mát và hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao dịch của người dân. Đến đây,
chúng tôi được cán bộ hướng dẫn làm thủ tục chu đáo, nhiệt tình. Cứ theo giấy
hẹn là có kết quả đúng thời gian.
Bùi Thị Nga
Tổ 10, phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình
|