(HBĐT) - Với sự vào cuộc của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) các địa phương trong tỉnh, đã góp phần nâng cao ý thức của người dân, đem lại những hiệu quả thiết thực trong công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện.
Đoàn viên thanh niên huyện Cao Phong cùng cán bộ ngành Điện tuyên truyền về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cho người dân xóm Bảm, xã Tây Phong.
Những năm qua, ở nhiều khu vực trong tỉnh vẫn còn tồn tại tình trạng người dân trồng cây cối gây ảnh hưởng đến hàng lang an toàn lưới điện. Đồng chí Đường Hồng Hải, Trưởng phòng An toàn, Công ty Điện lực Hòa Bình cho biết: Việc vi phạm hành lang lưới điện không chỉ ảnh hưởng đến sự vận hành ổn định, đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn cho Nhân dân, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, nhất là trong mùa mưa bão. Thực tế, những năm trước đây, toàn tỉnh có khoảng 2.000 điểm vi phạm về hành lang an toàn lưới điện, trong đó đa số là trồng cây cối trên hành lang lưới điện. Từ những vi phạm này đã gây ra nhiều sự cố chập, cháy điện, gây thiệt hại đến hạ tầng lưới điện, làm mất điện, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sản xuất của người dân. Những năm qua, với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, đặc biệt năm 2019, Công ty Điện lực Hòa Bình ký kết với Tỉnh Đoàn quy chế phối hợp về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, tuyên truyền về tiết kiệm điện đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Đến nay, toàn tỉnh còn 39 điểm vi phạm về hành lang an toàn lưới điện.
Hiện nay, Điện lực Cao Phong đang quản lý, vận hành lưới điện trên địa bàn huyện Cao Phong, Tân Lạc, xã Ba Khan cũ (Mai Châu) và một số xóm thuộc TP Hòa Bình, với 380 km đường dây trung thế, hạ thế là 580 km, tổng số 36 nghìn khách hàng. Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện Cao Phong tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, vì hành lang lưới điện bị đe dọa bởi nhiều loại cây cối. Đồng chí Bùi Viết Trường, Phó Giám đốc Điện lực Cao Phong cho biết: Nhiều năm qua, ở một số xã vẫn xảy ra tình trạng bà con trồng cây keo, tre, luồng trên các tuyến đường dây trung áp. Đây là những loại cây phát triển nhanh, nên đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến an toàn lưới điện. Để giải quyết vấn đề này, đơn vị đã phối hợp với các cấp chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân chỉ nên trồng những loại cây có chiều cao dưới 4 m. Hiện nay, thấy được những mối nguy hiểm tiềm ẩn từ thực trạng vi phạm hành lang lưới điện, ĐVTN các xã, thị trấn đã tuyên truyền đến các tầng lớp Nhân dân, vận động Nhân dân tự giác chặt tỉa cây cối gây ảnh hưởng đến lưới điện.
Cuối tháng 6 vừa qua, tại xóm Bảm, xã Tây Phong (Cao Phong), ĐVTN các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tổ chức tuyên truyền đến người dân về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, tham gia cùng ngành Điện chặt, tỉa cây cối tì đè lên lưới điện. Sau khi được tuyên truyền, các hộ dân tại xóm Bảm đều vui vẻ tỉa cành cây gây ảnh hưởng đến lưới điện. Đồng chí Bùi Thị Thanh Nhàn, Bí thư Huyện đoàn Cao Phong chia sẻ: Trước khi chưa có quy chế phối hợp với ngành Điện, ĐVTN chủ yếu dọn dẹp vệ sinh ở các tuyến đường, chứ chưa ý thức được về an toàn hành lang lưới điện. Sau khi có quy chế phối hợp đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiện của ĐVTN trong bảo vệ hành lang lưới điện. Theo đó, vào ngày "Chủ nhật xanh”, các Đoàn xã, thị trấn vừa tổ chức cho ĐVTN phát quang đường làng, ngõ xóm, vừa chặt tỉa cây cối đe dọa đến an toàn lưới điện.
Có thể nói, trước thực trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện vẫn còn xảy ra, mà nguyên chính do nhận thức của một bộ phận người dân chưa đầy đủ, thì sự vào cuộc của ĐVTN có ý nghĩa quan trọng. Lưới điện được đảm bảo an toàn không chỉ cung cấp điện liên tục, ổn định, mà còn tránh được các nguy cơ về sự cố điện có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người.
Viết Đào
(HBĐT) - Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa phối hợp tổ chức tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 15 (2018-2019).
(HBĐT) - Trong những năm qua, các hoạt động khuyến công, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường (BVMT) được Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (KC&TVPTCN) - Sở Công Thương nỗ lực thực hiện. Các đề án, dự án không chỉ triển khai, hỗ trợ kịp thời, đem lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp, địa phương trên địa bàn tỉnh, mà thông qua các dự án, đặc biệt là qua các hoạt động tuyên truyền tích cực, đa dạng, nhận thức của người dân được nâng cao, có ý thức hơn về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, BVMT.
(HBĐT) - Theo Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14, xã Hợp Tiến (Kim Bôi) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Hợp Đồng và Thượng Tiến. Xã nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Thượng Tiến. Vì vậy, công tác bảo vệ, phát triển rừng (BV, PTR) được cấp ủy, chính quyền xác định là nhiệm vụ then chốt, cần thực hiện nghiêm túc. Từ khi sáp nhập đến nay, địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp để giữ rừng.
(HBĐT) - LLVT tỉnh đã khẳng định là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong ứng cứu khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ, là chỗ dựa tin cậy cho cấp ủy, chính quyền và Nhân dân. Qua đó, tô thắm thêm truyền thống, bản chất tốt đẹp "Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới.
(HBĐT) - Hòa Bình là địa phương có diện tích rừng lớn, phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố, nên ngay từ đầu mùa nắng nóng, tỉnh đã chủ động xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường tuyên truyền, vận động người dân, chủ rừng nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác PCCCR.
(HBĐT) - Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, làng nghề chế tác đã cảnh thôn Sỏi, xã Phú Thành (Lạc Thủy) cũng nảy sinh không ít tồn tại, bất cập, nhất là tình trạng ô nhiễm do bụi, tiếng ồn, việc sử dụng hóa chất là vấn đề khiến dân cư trên địa bàn trăn trở, bức xúc.