(HBĐT) - Có tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, huyện Mai Châu đã ứng dụng thành công nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao. Trên cơ sở những thành công đó, huyện đã đưa ra định hướng, giải pháp cụ thể là thực hiện dồn điền, đổi thửa để tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao.


Nông dân xã Mai Hạ (Mai Châu) cung ứng sản phẩm dưa hấu ngay tại đồng ruộng.

 

Để tạo sức bật cho nông nghiệp, huyện Mai Châu đã đề ra hướng đi mới là: Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ để sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tiến tới sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, chất lượng cao. Từng bước phát triển các vùng sản xuất tập trung có quy mô phù hợp theo hình thức trang trại, gia trại đảm bảo ATTP. Một mặt, liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị (đối với các sản phẩm có lợi thế của huyện). Dựa trên những tiềm năng, thế mạnh sẵn có của từng vùng để xây dựng mỗi xã, mỗi vùng đều có sản phẩm chủ yếu, sản phẩm đặc trưng.

Theo đó, huyện dự kiến các xã: Tân Dân, Tân Mai, Phúc Sạn, Vạn Mai sẽ phát triển nuôi cá lòng hồ sông Đà, cá dầm xanh. Các xã: Thung Khe, Pù Bin, Noong Luông sẽ duy trì và phát triển trồng ngô nếp, lạc, tỏi. Các xã: Chiềng Châu, Nà Phòn, Tân Sơn, Tòng Đậu tập trung sản xuất các loại rau sạch. Xã Mai Hạ tiếp tục duy trì sản xuất rượu Mai Hạ và mở rộng diện tích trồng dưa hấu. Xã Phúc Sạn tập trung cho sản phẩm khoai sọ. Hai xã Hang Kia, Pà Cò phát triển các mô hình cây chè Shan tuyết, mận hậu và lợn bản địa.

Trên cơ sở những hoạch định đó, tháng 6/2017, HĐND huyện Mai Châu đã xem xét, thông qua Nghị quyết số 05 về "Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch huyện Mai Châu giai đoạn 2016-2020”. Theo đó, hàng năm hỗ trợ 500 triệu đồng từ ngân sách để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch; hỗ trợ 10 triệu đồng cho 1 hợp tác xã thành lập mới (theo Luật Hợp tác xã năm 2012). Nghị quyết được ban hành đã tạo nền tảng vững chắc để triển khai, thực hiện.

Đồng chí Hà Công Soan, Trưởng phòng NN&PTNT cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2018, Phòng đã triển khai xây dựng mô hình và hỗ trợ trồng 6,6 ha chuối tây tại xóm Tân Tiến, xã Xăm Khòe; hỗ trợ 15 ha giống mận hậu chín sớm tại xóm Xà Lĩnh, Pà Cò Con, xã Pà Cò; hỗ trợ cải tại 20 ha vườn tạp xã Vạn Mai; hỗ trợ giống cây na dai trồng 15 ha tại xã Nà Phòn, Nà Mèo... Triển khai mô hình nhà lưới tại xã Xăm Khòe và xây dựng mô hình chăn nuôi lợn an toàn tại HTX Việt Hương, xã Bao La từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của UBND huyện.

Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện cũng triển khai xây dựng mô hình trồng bí ngồi khoảng 2 ha tại xóm Hịch II, xã Mai Hịch và triển khai mô hình trồng rau bắp cải trái vụ tại xã Noong Luông. Trên cơ sở định hướng sản xuất của huyện, 6 tháng đầu năm nay, xã Mai Hạ đã trồng được trên 36 ha dưa hấu; 2 xã Pà Cò, Tân Sơn phát triển trên 20 ha chanh leo; xã Noong Luông trên 2 ha rau bắp cải trái vụ.

Để tích tụ ruộng đất phục vụ cho phát triển nông nghiệp, tháng 4/2018, BTV Huyện uỷ Mai Châu ban hành Nghị quyết số 11 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn huyện Mai Châu đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Nghị quyết ban hành, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể: Từ năm 2018 - 2020 sẽ dồn điền, đổi thửa 15 ha tại 2 xã Mai Hạ, Chiềng Châu và thị trấn Mai Châu. Dự kiến năm 2018 sẽ hoàn thành dồn điền, đổi thửa tại thực địa 2 ha ở xã Mai Hạ. Năm 2019 sẽ hoàn thành dồn điền, đổi thửa tại thực địa 6 ha ở xã Mai Hạ, thị trấn Mai Châu và năm 2020 sẽ hoàn thành dồn điền, đổi thửa tại thực địa 8 ha ở thị trấn Mai Châu và xã Chiềng Châu. Trong bối cảnh ngành nông nghiệp huyện Mai Châu đang phát triển ở quy mô nhỏ, manh mún, việc dồn điền, đổi thửa mang theo kỳ vọng sẽ tích tụ ruộng đất để từng bước xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi nhằm tạo sức bật cho nông nghiệp phát triển bền vững.

 

Thúy Hằng

Các tin khác


Truyền thông pháp luật và Trợ giúp pháp lý cho nhân dân xã Phúc Sạn và xã Tân Mai (huyện Mai Châu)

(HBĐT) - Trong 2 ngày (22 và 23/8/2018), tại xóm Gò Lào, xã Phúc Sạn và xóm Đoi, xã Tân Mai (huyện Mai Châu), Trung tâm Trợ giúp pháp lý của nhà nước tỉnh Hòa Bình phối hợp với Phòng Tư pháp huyện Mai Châu tổ chức truyền thông pháp luật và Trợ giúp pháp lý cho trên 100 người dân của 2 xóm.

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá lồng thương phẩm vùng lòng hồ Sông Đà cho ĐVTN

(HBĐT) - Nhằm triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, giúp ĐVTN tại các xã vùng lòng hồ sông Đà được trang bị kiến thức, kinh nghiệm trong phát triển các mô hình kinh tế. Vừa qua, CLB cán bộ trẻ, đội Tri thức trẻ tình nguyện tỉnh Hòa Bình phối hợp với huyện đoàn Mai Châu tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá lồng vùng lòng hồ cho ĐVTN xã Tân Mai.

Ấm tình quân - dân nơi đất khó Nà Mèo

(HBĐT) - Cũng như nhiều gia đình trong xã, từ khi trời còn mờ sáng, tiếng gà nơi đầu bản vừa dứt, gia đình ông Vì Văn Song ở xóm Nà Mèo, xã Nà Mèo (Mai Châu) đã đến trạm y tế xã. Hôm nay có đoàn y, bác sĩ Bộ CHQS tỉnh đến khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân nơi đây.

Noong Luông trồng bắp cải trái vụ

(HBĐT) - Trước đây, bắp cải - cây trồng ưa lạnh thường được trồng ở vụ đông. Tuy nhiên, dựa vào điều kiện khí hậu của từng vùng, loại cây này vẫn có thể trồng ở vụ xuân - hè. Xã Noong Luông là địa bàn đầu tiên được huyện Mai Châu lựa chọn thử nghiệm mô hình trồng bắp cải trái vụ theo hướng an toàn thực phẩm và liên kết tiêu thụ.

Huyện Mai Châu tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

(BĐT) - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và cơn bão số 3 xảy ra vào trung tuần tháng 7, địa bàn huyện Mai Châu có mưa to đến rất to trên diện rộng, tổng lượng mưa đo được trên 566 mm. Mưa lũ làm ngập lụt và gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, lúa, hoa màu, đường giao thông và các công trình mang ý nghĩa dân sinh.

Xã Mai Hịch nỗ lực đẩy lùi tệ nạn ma túy

(HBĐT) - Theo thống kê sơ bộ vào cuối năm 2017, trên địa bàn xã Mai Hịch (Mai Châu) có gần 40 đối tượng nghiện ma túy. Tuy nhiên chỉ 20 đối tượng có hồ sơ quản lý. Số còn lại thường xuyên lẩn tránh lực lượng chức năng bằng nhiều hình thức khác nhau. Trước tình hình diễn biến phức tạp của tệ nạn ma túy, Ban chỉ đạo (BCĐ) 09 xã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn ngừa, đấu tranh với các đối tượng vận chuyển, tàng trữ và buôn bán trái phép chất ma túy. Qua đó góp phần giữ vững ANTT nông thôn, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục