(HBĐT) - Từ xa xưa, người Thái ở xã Chiềng Châu (Mai Châu) đã giữ gìn nghề dệt thổ cẩm. Những tấm thổ cẩm là thước đo đánh giá sự khéo léo của người phụ nữ Thái. Nghề dệt thổ cẩm mang giá trị thuần khiết, là tinh hoa văn hóa của dân tộc Thái. Sản phẩm dệt thổ cẩm được sử dụng để làm đồ dùng trong gia đình, làm của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng, là món quà dành tặng khách du lịch mỗi khi ghé thăm Chiềng Châu.


Hiện nay, xã Chiềng Châu giữ gìn nghề dệt truyền thống bằng cách phát huy hiệu quả các cơ sở sản xuất, đưa sản phẩm thổ cẩm tới các thị trường lớn trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, xã gắn việc giữ gìn nghề dệt với phát triển du lịch cộng đồng.

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống trở thành nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của người Thái nơi đây. Thời gian nông nhàn, phụ nữ Thái lại cần mẫn bên khung cửu dệt ra những tấm thổ cẩm đầy màu sắc, hoa văn, mang đặc trưng dân tộc Thái. Đến các bản của xã Chiềng Châu, đâu đâu cũng nghe thấy âm thanh kẽo kẹt của khung cửi. Để phát triển nghề dệt thổ cẩm, xã Chiềng Châu đã thành lập 3 cơ sở dệt: Cơ sở bảo trợ xã hội Thuận Hòa (cơ sở dệt truyền thống bằng tay và máy khâu công nghiệp), làng nghề dệt Thập Khanh và HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu.


Nhân viên HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) tỷ mỉ tạo ra những sản phẩm thổ cẩm độc đáo.

Hiện nay, 3 cơ sở dệt của xã đều hoạt động có hiệu quả. Chúng tôi đến thăm HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu do ông Mạc Văn Phang làm chủ nhiệm. HTX dệt Chiềng Châu được thành lập năm 2009 nhờ tổ chức Jica giúp đỡ máy móc và tập huấn các kỹ thuật thêu, may… Bên cạnh đó, còn là sự đam mê của người phụ nữ Thái với mong muốn giữ gìn nghề dệt truyền thống của xã Chiềng Châu. Chị Vì Thị Oanh, Phó Chủ nhiệm HTX dệt Chiềng Châu cho biết: Hiện nay, HTX hoạt động ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho 21 lao động với thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm của HTX chủ yếu là túi xách, ví, gấu bông, dép, vỏ gối, trong đó sản phẩm bán chạy nhất là túi và ví. Các sản phẩm của HTX được khách du lịch yêu thích, có mặt ở hầu hết các lễ hội, hội chợ, khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, HTX còn khẳng định được chỗ đứng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Bình, TP Hồ Chí Minh… Các thị trường này là khách hàng thường xuyên của HTX. Chúng tôi hướng tới đưa sản phẩm dệt thổ cẩm tới các thị trường lớn với chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng. Đặc biệt, các sản phẩm phải làm từ chất liệu bông tự nhiên và dệt bằng tay.

Khách du lịch chắc chắn không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ đôi tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị bên khung cửu. Đi dọc bản Lác, dưới gầm sàn là hình ảnh người phụ nữ Thái miệt mài bên khung cửi dệt vải. Khách du lịch đến thăm quan, khám phá bản Lác lựa chọn những món quà thổ cẩm như khăn, túi, ví, quần áo… Có nhiều đồ vật để mua nhưng sản phẩm thổ cẩm là lựa chọn đầu tiên của khách du lịch.

Chị Hà Thị Thủy (bản Lác) chia sẻ: Gia đình tôi làm du lịch từ năm 2015. Bắt tay làm du lịch cộng đồng, gia đình tôi luôn ý thức được việc giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc Thái, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm. Homestay của tôi có 3 nhà sàn, dưới gầm sàn đều có 1 khung cửi hàng ngày dệt thổ cẩm. Các sản phẩm thổ cẩm của gia đình tôi chủ yếu phục vụ nhu cầu khách du lịch như túi, ví, bao đựng điện thoại, quần áo…

Ông Khà Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Chiềng Châu cho biết: Việc giữ gìn và phát triển nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần giữ gìn biểu tượng văn hóa truyền thống của dân tộc Thái mà còn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của xã và huyện Mai Châu. Để các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống vươn xa tới thị trường trong nước, quốc tế, xã Chiềng Châu cần phải phát huy có hiệu quả các cơ sở sản xuất thổ cẩm, các HTX dệt phải là "bà đỡ” đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm. Bên cạnh đó, cần gắn việc giữ gìn nghề dệt truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Chính sản phẩm thổ cẩm với chất lượng tốt, mẫu mã tinh tế, được du khách lựa chọn sẽ khẳng định giá trị và vị trí của dệt thổ cẩm với bạn bè quốc tế.


Thu Thủy


Các tin khác


Hiệu quả Tổ liên gia tự quản về an ninh trật tự xóm Nà Cụt

(HBĐT) -  Trong những năm qua, tình hình tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy trên địa bàn xã Nà Phòn, huyện Mai Châu có diễn biến phức tạp, do đó để tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tai tệ nạn xã hội năm 2017, UBND xã Nà Phòn quyết định thành lập "Tổ liên gia tự quản về an ninh trật tự” tại xóm Nà Cụt. Mới đi vào hoạt động 2 năm, tổ đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, góp phần thực hiện CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn KDC.

Huyện Mai Châu nỗ lực đảm bảo an toàn giao thông

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, khách du lịch đến Mai Châu ngày khá đông, để đảm bảo trật tự ATGT, lực lượng CSGT Công an huyện đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn giao thông, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Trạm y tế xã Phúc Sạn - nơi gửi gắm niềm tin của người dân

(HBĐT) - Đồng chí Đinh Công Hanh, Chủ tịch UBND xã Phúc Sạn (Mai Châu) chia sẻ: Cách đây 3 năm, tại xã Phúc Sạn xảy ra dịch tay – chân - miệng với 20 người mắc chủ yếu là học sinh. Trước tình hình đó, với sự tham mưu của trạm y tế, Đảng ủy, UBND xã họp, thành lập Ban phòng, chống dịch tay - chân - miệng, trực tiếp phụ trách là đồng chí Trạm trưởng trạm y tế để ngăn chặn đẩy lùi dịch bệnh. Ban phòng, chống dịch đến từng gia đình, các cơ quan để khử khuẩn bằng xà phòng; dụng cụ học tập và đồ chơi trẻ em. Đặc biệt, trạm y tế cách ly những bệnh nhân mắc bệnh để điều trị. Với những nỗ lực đó, dịch tay - chân - miệng được ngăn chặn kịp thời. Người dân tin tưởng vào sự tận tâm, tận tình, tinh thần đoàn kết, kỹ năng chuyên môn của cán bộ y tế. Từ đó đến nay, trên địa bàn xã Phúc Sạn không xảy ra dịch bệnh.

Tuổi trẻ huyện Mai Châu đổi mới tuyên truyền, phổ biến pháp luật

(HBĐT) - Nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật cho ĐVTN trên địa bàn huyện, đẩy lùi tai, tệ nạn xã hội, Huyện Đoàn Mai Châu đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) đến ĐVTN các xã, thị trấn. Mới đây, huyện Mai Châu đã thành lập "Câu lạc bộ Tuổi trẻ với pháp luật” với nhiều hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực.

Lạc vào thung lũng Hang Kia, đẹp yên bình như cổ tích

Thung lũng Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nằm thọt thỏm giữa bốn bề núi đá, quanh năm mây mù bao phủ. Nơi này từng được ví là thung lũng tử thần, nhưng nay Hang Kia đã thay đổi, nơi này trở thành địa điểm du lịch lý tưởng.

Bản Mông “sáng mắt, sáng lòng” nhờ cái chữ của Đảng

(HBĐT) - Sau dịp Tết cổ truyền dân tộc Mông và Tết Nguyên đán, nhiều học sinh ở xã Hang Kia (Mai Châu) bỏ học. Nạn tảo hôn và tập tục bắt vợ dẫn đến tình trạng mù chữ, tái mù chữ khá cao của vùng đất có trên 95% là người dân tộc Mông. Trình độ văn hóa hạn chế là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo ở Hang Kia chiếm tới 51% và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại dai dẳng của các hủ tục lạc hậu, nghiêm trọng hơn là không ít người sa vào tệ nạn và tội phạm ma tuý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục