(HBĐT) - Hơn 1 năm trở lại đây, tía tô Hàn Quốc bắt đầu xuất hiện trên địa bàn huyện Mai Châu. Được đánh giá là loại cây có kỹ thuật chăm sóc đơn giản, phù hợp với khí hậu địa phương, ít sâu bệnh, cho thu hoạch liên tục, cây tía tô Hàn Quốc bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ hội viên nông dân Hà Công Trường, xóm Báo, xã Bao La (Mai Châu). Hiện, mô hình của gia đình ông Trường tiếp tục cho thu nhập ổn định, trở thành mô hình điểm hiệu quả.

 


Ông Hà Công Trường, xóm Báo, xã Bao La (Mai Châu) là một trong những hộ tiên phong trồng cây tía tô Hàn Quốc mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Gia đình ông Trường bắt đầu đầu tư trồng tía tô Hàn Quốc từ năm 2017. Là một trong những hộ đầu tiên thực hiện trồng thí điểm, nên ông phải chủ động tìm hiểu cách thức chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, trau dồi thêm kiến thức trồng trọt qua sự hướng dẫn của cán bộ của Tổ chức Good Neighbor International (GNI) tại Việt Nam trong những lần chuyển giao KHKT. Nhận thấy cây tía tô có nhiều tác dụng, mang lại hiệu quả kinh tế trong thời gian không dài, hơn nữa, kỹ thuật chăm sóc cũng đơn giản, ông Trường đã mạnh dạn chuyển đổi 300 m2 đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng loại cây này.   

Đây là loại cây khá mới lạ, thời gian đầu mới trồng, ông mất từ 3 - 4 tháng mới có thể thu hoạch, chưa kể đến số lượng lá không đạt chuẩn để tiêu thụ, ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình. Trong khi cây tía tô phát triển tốt chỉ sau 2 tháng trồng đã có thể thu hoạch. Ông Trường chia sẻ: "Trong quá trình chăm sóc cây tía tô Hàn Quốc, tôi dùng các loại phân hữu cơ được ủ từ phân chuồng và các phụ phẩm nông nghiệp có nguồn gốc hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học và các loại thuốc kích thích cây phát triển nhanh. Đặc tính của loại tía tô là không cần tưới nhiều nước như các loại cây rau ngắn ngày truyền thống khác, cứ hái là lên ngọn non và ra lá rất nhiều. Trước khi trồng, cần xới đất thật kỹ rồi lên luống, phủ bạt, phủ nilon để hạn chế cỏ dại mọc xung quanh. Sau đó, gieo hạt giống trực tiếp xuống đất với số lượng từ 3 - 4 hạt/lỗ. Hạt tía tô sau khi gieo nảy mầm thành cây thì khoảng 2 tháng chăm sóc có thể cho thu hoạch. Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 7 tháng. Sau chu kỳ thu hoạch, khi cây đã già cỗi, tôi sẽ chặt bỏ để trồng lứa mới".

Bình quân mỗi năm, ông Trường đã trồng được 2 vụ tía tô. Sản phẩm sau khi thu hoạch chủ yếu được bày bán tại các siêu thị lớn ở Hà Nội theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm của Tổ chức GNI. Hiện, giá 1 kg lá tía tô Hàn Quốc được bán tại vườn với giá 35.000 - 40.000 đồng/kg. Với 2 vụ thu hoạch/năm, gia đình ông thu lãi trên 70 triệu đồng/năm từ việc tiêu thụ lá tía tô.

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng năng suất, đảm bảo các yêu cầu chất lượng đến khi thu hoạch. Thời gian tới, cùng với sự hỗ trợ của huyện cũng như dự án của tổ chức GNI, ông đầu tư thêm vật tư nông nghiệp, cải tạo đất và mở rộng thêm 200 m2 diện tích đất ruộng trồng tía tô Hàn Quốc.

Đồng chí Hà Thanh Hoàn, Chủ tịch UBND xã Bao La (Mai Châu) cho biết: Hiện nay, trên địa bàn có 9 hộ trồng tía tô Hàn Quốc. Tía tô Hàn Quốc có mùi thơm và vị cay đặc trưng khi ăn sống hoặc nấu chín. Tại Hàn Quốc, lá tía tô được sử dụng để gói sushi, ăn kèm với các món nướng hay trộn salad. Ngoài ra, cây tía tô có giá trị dinh dưỡng cao nên rất tốt cho sức khỏe. Từ thân đến lá, cành của cây tía tô đều sử dụng làm thuốc và trị bệnh được. Với mức giá đang được bán trên thị trường, thu nhập từ loại cây này cao gấp 2 lần so với trồng lúa, vì vậy, địa phương rất đồng tình, khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế, XĐ-GN. Vì diện tích trồng còn ít nên sản phẩm thu hoạch không đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Vì vậy, thời gian tới, xã sẽ tiếp tục phối hợp với tổ chức GNI nghiên cứu, nhân rộng quy mô mô hình trồng tía tô Hàn Quốc từ 9 hộ lên 20 hộ.



 Thu Hằng

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Lan tỏa phong trào thi đua quyết thắng

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thi đua quyết thắng được cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Mai Châu tích cực thực hiện, đi vào nền nếp, tạo nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa sâu rộng trong trong toàn LLVT huyện, góp phần củng cố vững chắc khu vực phòng thủ và đảm bảo an sinh xã hội.

Huyện Mai Châu: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy lợi thế về nông nghiệp, du lịch, những năm qua, nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Mai Châu nỗ lực vượt khó khởi nghiệp, mạnh dạn xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao. Từ đó, lan tỏa đam mê, khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên.

Huyện Mai Châu: Phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi

(HBĐT) - Nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Mai Châu có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế để vượt lên đói nghèo, góp phần đẩy nhanh Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động thanh niên tình nguyện hướng về cơ sở

(HBĐT) - Đoàn Thanh niên Công an huyện Mai Châu vừa phối hợp với tuổi trẻ Phòng Cảnh sát QLHC về TTATXH (Công an tỉnh) và Đoàn Thanh niên thị trấn Mai Châu tổ chức hoạt động tình nguyện hướng về cơ sở, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chiến dịch cấp căn cước công dân (CCCD) tại địa bàn thị trấn Mai Châu.

Xã Vạn Mai: Tích cực đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - "Triển khai chương trình hành động, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống để tạo những chuyển biến tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn là điều cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm sau mỗi kỳ đại hội. Tại Đảng bộ xã Vạn Mai (Mai Châu), sau khi tổ chức thành công đại hội Đảng 2 cấp, cấp ủy các chi bộ trực thuộc đã khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiều phần việc để cụ thể hóa nghị quyết, hướng đến triển khai các chỉ tiêu đề ra ngay từ đầu nhiệm kỳ” - đồng chí Hà Thị Viễn, Bí thư Đảng ủy xã cho biết.

Huyện Mai Châu: Đổi thay từ thực hiện chính sách dân tộc

(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), huyện Mai Châu đã thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình giảm nghèo, dự án hỗ trợ phát triển KT-XH, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo nguồn lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục