(HBĐT) - Chú trọng việc chăm lo đời sống cho hội viên phụ nữ được Hội LHPN xã Mai Hạ (Mai Châu) xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm thu hút hội viên, tạo môi trường tốt để hội viên tham gia sinh hoạt, giúp nhau trong cuộc sống và phát triển kinh tế. Thời gian qua, Hội Phụ nữ xã đã có nhiều hoạt động chăm lo toàn diện các mặt, tạo niềm tin trong các hội viên.


Nhằm chăm lo tốt cho đời sống hội viên, cán bộ Hội LHPN xã Mai Hạ (Mai Châu) thường xuyên xuống các chi, tổ hội nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên phụ nữ.

Mô hình CLB "Hỗ trợ gia đình xây dựng hạnh phúc, bền vững” tại xóm Lầu, xã Mai Hạ được thành lập từ tháng 3/2017 với 30 hội viên. Đến nay, CLB tăng lên 41 thành viên và định kỳ sinh hoạt 3 tháng 1 lần. Với hình thức đóng góp quỹ CLB là 100.000 đồng/người/năm, tổng số quỹ hiện có là 10 triệu đồng. Với số quỹ này, CLB dùng để thăm hỏi các thành viên, người nhà các thành viên đau ốm hoặc gia đình thành viên có việc hiếu, hỉ. Sau 3 năm, CLB đã tổ chức thăm ốm 7 gia đình thành viên với sô tiền 1,4 triệu đồng. Phần hỗ trợ tuy không nhiều nhưng là niềm động viên tinh thần to lớn cho các hội viên phụ nữ tại địa phương.

Đây là một trong số nhiều hoạt động mà Hội Phụ nữ xã thực hiện nhằm chăm lo tốt cho các hội viên. Trong công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, từ đầu năm đến nay, Hội đã tổ chức 1 lớp tập huấn chuyển giao KH-KT về chăn nuôi, trồng rau an toàn, phòng trừ sâu bệnh cho 120 lượt hội viên; tập huấn về bảo vệ thực vật cho 30 hội viên với thời gian 2 tháng. Hội phối hợp với Công ty Protech Việt Nam tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho 125 hội viên tham gia.
Đặc biệt, chịBùi Thị Thoan là hội viên thuộc Chi hội phụ nữ xóm Lầu đã mở lớp dạy nghề đan cói cho các hội viên phụ nữ có nhu cầu. Qua học nghề, có 50 hội viên tham gia và sản xuất sản phẩm tại nhà để chị Thoan bao tiêu làm hàng hóa xuất khẩu.

Trong hoạt động hỗ trợ vay vốn cho hội viên, Hội Phụ nữ nhận ủy thác từ Ngân hàng CSXH và Ngân hàng NN&PTNT với tổng số vốn trên 4,3 tỷ đồng cho 4 tổ, 127 hộ vay. Trong năm, Hội đã vận động hội viên phát triển mô hình kinh tế trồng mướp đắng, mướp khía, bí lấy hạt với diện tích gần 4 ha toàn xã. Mô hình này đem lại thu nhập ổn định cho người dân nhờ sự liên kết thu mua sản phẩm giữa công ty và người sản xuất. Từ các hoạt động hỗ trợ thiết thực giúp các hội viên có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, điển hình như: Nguyễn Thị Hằng (Chi hội xóm Tiền Phong), Vì Thị Mến (Chi hội xóm Lầu),... Với lợi thế về tiềm năng du lịch sẵn có, nhiều hội viên đã mạnh dạn phát triển dịch vụ đem lại hiệu quả như: Tiêu Thị Thảo (Chi hội Đồng Uống), Lường Thị Đường (Chi hội A Chiềng Hạ).

Bên cạnh việc hỗ trợ các hội viên phát triển kinh tế, Hội cũng vận động hội viên tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào, cuộc vận động do hội cấp trên phát động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng hội viên đối với cộng đồng, xã hội. Trong năm, các chi, tổ hội duy trì hoạt động tự quản về vệ sinh môi trường, quét dọn nhà văn hóa, đường làng ngõ xóm được 1,2 km; nạo vét kênh mương được hơn 2 km. Thực hiện phong trào "Mỗi hội viên trồng một cây xanh”, các hội viên đã tích cực tham gia với chiều dài đoạn đường hoa hơn 2.300 m góp phần làm đẹp cảnh quan.

Đồng chí Vì Thị Thanh, Chủ tịch Hội LHPN xã Mai Hạ cho biết: "Để làm tốt công tác hội, đặc biệt là chăm sóc tốt cho đời sống hội viên, Hội Phụ nữ xã phối hợp với các ngành thường xuyên xuống các chi, tổ hội nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên. Căn cứ vào đó để xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với thực tiễn, sát với những đề xuất, kiến nghị của hội viên. Kịp thời quan tâm đến đời sống hội viên với nhiều việc làm thiết thực. Qua đó, tạo sự đồng thuận, đoàn kết, thống nhất cao”.


Thanh Sơn


Các tin khác


Sắc mầu thổ cẩm xã Chiềng Châu

(HBĐT) - Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Thái, huyện Mai Châu đã có từ lâu đời. Trước đây, chị em làm ra sản phẩm chủ yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày của gia đình, bản thân và làm quà trong ngày cưới. Ngày nay, khi du lịch phát triển, nét đẹp, truyền thống văn hóa của dân tộc được coi trọng, giữ gìn và phát huy thì nghề dệt truyền thống đã được khôi phục mạnh mẽ. 

Gặp mặt, tuyên dương 50 người có uy tín huyện Mai Châu tham gia phòng, chống ma túy

(HBĐT) - Ngày 4/12, tại Nhà văn hóa huyện Mai Châu, lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) - Bộ Công an, Công an tỉnh đã tổ chức gặp mặt người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của huyện Mai Châu tham gia phòng, chống ma túy. Tham gia buổi gặp mặt có 50 người có uy tín trong đồng bào DTTS đại diện cho 112 người có uy tín trong toàn huyện. 

Huyện Mai Châu:Nỗ lực giải quyết tình trạng di dân tự do

(HBĐT) - Sau nhiều cố gắng, nỗ lực, kiên trì tuyên truyền, vận động, tính đến tháng 11/2019, huyện Mai Châu đã vận động được 17 hộ, 59 nhân khẩu đồng bào dân tộc Mông từ các địa phương khác đến xâm canh, xâm cư (XCXC) trở về địa phương cũ sinh sống. Tuy nhiên, theo đánh giá của huyện Mai Châu, để giải quyết tình hình XCXC, di cư tự do (DCTD) trên địa bàn huyện vẫn rất cần sự vào cuộc đồng bộ, hỗ trợ của các cấp, ngành.

Thung Khe mùa quýt chín

(HBĐT) - Hàng năm, cứ vào tháng 10, nông dân xã Thung Khe (Mai Châu) lại rộn ràng bước vào vụ thu hoạch quýt. Mùa quýt thường bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 12. Quýt nơi đây vỏ mỏng, đậm vị, quá trình trồng và chăm sóc đều sử dụng những vật tư nông nghiệp có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, không dùng hóa chất. Dù mới chỉ cho thu hoạch 4 năm gần đây, nhưng cây quýt đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp nhiều hộ nông dân địa phương có thêm nguồn thu nhập.

Lên bản Mông vui hội Gầu Tào

(HBĐT) - Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Lễ hội Gầu Tào, nhưng tiết trời se lạnh, lắc rắc mua phùn khiến lòng người thấy nhớ. Muốn sách ba lô lên đường, vượt qua những con dốc kỳ vỹ đến với Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) - nơi vẫn vẹn nguyên bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông để vui hội Gầu Tào.

Huyện Mai Châu - điểm sáng du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Bản Lác, xã Chiềng Châu là bản du lịch cộng đồng (DLCĐ) đầu tiên tại huyện Mai Châu. Từ những năm 1960 đã có khách nước ngoài đến thăm bản Lác. Đến nay, DLCĐ huyện Mai Châu phát triển mạnh nhất tỉnh với 7 điểm DLCĐ; 13 xóm, bản làm DLCĐ; 103 hộ đăng ký làm du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục