(HBĐT) - Có gần một nửa số phân khu, điểm du lịch trong khu du lịch hồ Hòa Bình thuộc địa phận của huyện, những năm gần đây, Đà Bắc đã tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch. Năm 2015, Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 09 về "Phát triển du lịch huyện giai đoạn 2015 -2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Tháng 6/2017, UBND huyện ban hành Quyết định số 1908 về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Nội dung Đề án nêu rõ quan điểm về phát triển du lịch của huyện: Đảm bảo thống nhất với các định hướng phát triển du lịch của các quy hoạch cấp tỉnh, cấp quốc gia, phù hợp với bối cảnh, xu thế phát triển du lịch của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung; tập trung khai thác lợi thế mặt nước hồ Hòa Bình, cảnh quan, hệ sinh thái, văn hóa các dân tộc… để phát triển du lịch bền vững theo hướng xanh, sạch gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc; kết nối không gian du lịch Đà Bắc với khu du lịch hồ Hòa Bình và tăng cường liên kết với các khu, điểm du lịch khác trong, ngoài tỉnh để hình thành các tuyến du lịch liên hoàn. Mục tiêu của Đề án đến năm 2020, huyện trở thành trung tâm du lịch sinh thái, khám phá và kết nối chặt chẽ với khu du lịch hồ Hòa Bình. Với các sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch sinh thái, khám phá, nghỉ dưỡng, tâm linh và thắng cảnh vùng hồ…, huyện đặt ra kỳ vọng đến năm 2030 sẽ trở thành một trong những điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.


Nhịp sống bình yên trên lòng hồ Hòa Bình có sức hút đối với khách du lịch. Ảnh chụp tại xã Vầy Nưa (Đà Bắc).

Đồng chí Bùi Thị Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện chia sẻ: "Sau khi Đề án phát triển du lịch được phê duyệt, công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện đã có nhiều khởi sắc. Hoạt động thu thập thông tin về đầu tư, phát triển, quảng bá du lịch được quan tâm. Bước đầu hình thành các tua, tuyến du lịch để thu hút các nhà đầu tư vào phát triển du lịch tại địa phương”.

Thực tế, trong 2 năm qua, huyện đã thu hút và dành sự ưu tiên đầu tư một số dự án du lịch khả thi như: Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Robinson thuộc đảo Sung - xã Tiền Phong; dự án Mai Đà Resort thuộc xã Tiền Phong; dự án đầu tư khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng xã Vầy Nưa và dự án trồng rừng kết hợp với du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hiền Lương tại xã Hiền Lương… Đến nay, huyện có 9 cơ sở lưu trú với 66 phòng nghỉ, 3 điểm du lịch cộng đồng với 11 hộ kinh doanh du lịch tại các xã Hiền Lương, Tiền Phong, Cao Sơn và 1 điểm du lịch tại đảo Dừa (thuộc khu du lịch hồ Hòa Bình). Số lượng du khách đến với Đà Bắc ngày càng tăng: năm 2016, huyện đón 60 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế là 100 người, doanh thu từ du lịch đạt 6,5 tỷ đồng; năm 2017 đón 60.500 lượt khách, nâng mức doanh thu từ du lịch lên 7,2 tỷ đồng; năm 2018, số du khách tăng mạnh với 79.500 lượt khách, trong đó có 2.900 lượt khách quốc tế, doanh thu từ du lịch đạt 14,2 tỷ đồng. Theo kế hoạch và công tác dự báo, trong năm 2019, huyện sẽ đón khoảng 90 nghìn lượt khách, trong đó có hơn 3.000 lượt khách quốc tế.

Huyện đã và đang nỗ lực tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh về du lịch, đồng thời trải "thảm đỏ” để thu hút đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn. Mới đây, UBND huyện đề xuất với UBND tỉnh chỉ đạo việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với các điểm quy hoạch trong Đề án phát triển du lịch của tỉnh, của huyện và khu du lịch hồ Hòa Bình từ đất phòng hộ, đất sản xuất sang đất kinh doanh, dịch vụ, tạo thuận lợi cho việc kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển du lịch. Chỉ đạo hoàn thiện các thủ tục về việc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh cho đền Đôi Cô thuộc xóm Mơ, xã Hiền Lương. Bổ sung các điểm du lịch cộng đồng thuộc địa bàn huyện có địa thế, cảnh quan đẹp vào quy hoạch của khu du lịch hồ Hòa Bình để đầu tư, phát triển… Sự hỗ trợ này sẽ là nền tảng, động lực để huyện Đà Bắc góp sức, chung tay xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình sớm được công nhận là khu du lịch cấp quốc gia.

Thúy Hằng


Các tin khác


Sức sống trên dòng Đà Giang

Bài 1 - Chuyển giao sứ mệnh

(HBĐT) - Đà Giang - sông Đà vốn hoang sơ, hùng vĩ và nổi tiếng với những dòng thác oai linh. Từ khi có bàn tay, khối óc của con người đắp đập, ngăn sông, trị thủy để tích nguồn điện sáng, dòng sông Đà không còn hung dữ. Nhưng, dòng Đà Giang vẫn chảy, bồi lấp những vạt phù sa màu mỡ với nhiều nguồn sống sinh sôi.     

Đá Bia - một ngày không... wifi

(HBĐT) - Đá Bia (nay là xóm Đức Phong) - điểm du lịch cộng đồng thuộc xã Tiền Phong (Đà Bắc) không chỉ có núi non hùng vĩ, sông nước hữu tình, con người thân thiện, hiền hòa mà còn có điều đặc biệt, giờ không ở mấy đâu có...

Lưu giữ miền ký ức thác Bờ - phố Bờ xưa

(HBĐT) -Nhà văn Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh, người nặng lòng với quá khứ, có mặt tại chợ Bờ từ những năm 70 của thế kỷ trước, chứng kiến trọn vẹn công cuộc di dân, chuyển huyện khỏi vùng ngập để phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Ông luôn đau đáu hoài niệm về sông Đà, phố Bờ xưa. Sau nhiều năm dày công sưu tầm, ông vừa xuất bản tập sách ảnh "Bờ xưa" với 100 trang và hơn 70 bức ảnh thác Bờ, chợ Bờ, phố Bờ thời chưa đắp đập thủy điện Hòa Bình. Cuốn sách giữ lại những bức ảnh, tư liệu quý cho các thế hệ độc giả về những kỷ niệm, ký ức nay đã chìm sâu dưới đáy hồ sông Đà, nối dài quá khứ với hiện tại và tương lai.

Mở rộng những cung đường đến với khu du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Được ví như một vịnh Hạ Long thu nhỏ, có điểm nhấn là quần thể di tích tâm linh Thác Bờ, từ nhiều năm qua, hồ Hòa Bình đã trở thành điểm du lịch thu hút du khách. Thực hiện Quyết định số 1528/QĐ-TTg, ngày 1/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030, tháng 6/2017, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 14-NQ/TU về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia. Từ đây, công tác đầu tư, tôn tạo di tích, phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được quan tâm nhiều hơn, góp phần mở rộng những cung đường đến với khu du lịch hồ Hòa Bình.

Đánh thức những "Nàng công chúa ngủ quên" ven hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, cảnh quan nguyên sơ, hồ Hòa Bình được ví như "Vịnh Hạ Long trên núi”. Ven hồ Hòa Bình có những xóm, bản như những "nàng công chúa ngủ quên" nằm ẩn mình nơi sông nước mênh mang, núi rừng huyền bí. Mỗi nàng công chúa mang một vẻ đẹp riêng. Sau giấc ngủ dài, bản Ngòi, xã Ngòi Hoa - nay là xã Suối Hoa (Tân Lạc), xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) hay xóm Đá Bia - nay là xóm Đức Phong và xóm Mó Hẻm - nay là xóm Đoàn Kết (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc)... được đánh thức trước sự ghé thăm của du khách trong và ngoài nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục