(HBĐT) - Chúng tôi thành kính dâng hương Đài tượng niệm 168 cán bộ, sỹ sư, công nhân lao động và chuyên gia nước bạn đã hy sinh trong những ngày tháng gian khó, những rất đỗi vinh quang trong quá trình xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình một ngày tháng 5 rực lửa hoa phượng đỏ.


Đài tưởng niệm các cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động và chuyên gia nước bạn bên công trình thủy điện Hòa Bình.

Đài tưởng niệm được xây dựng cách đập thủy điện Hòa Bình khoảng vài trăm mét về phía hạ lưu, với 6 cánh vươn xa, trong nền trời xanh ngắt. Trên một trăm linh vị, tên tuổi con người được xếp theo hình vòng tròn, ngay chính giữa là dòng chữ vàng trên bàn thờ Đài tưởng niệm "Tổ quốc ghi công các bạn”. Ở đó ghi tên người, quê quán, ngày sinh, ngày mất của những người đã cống khiến và hy sinh cho công trình thế kỷ. Hầu hết họ còn rất trẻ. Người công nhân Lê Xuân Lý, quê Đức Thọ - Hà Tĩnh mất khi mới tròn 20 tuổi và là người đầu tiên hy sinh khi thực hiện khảo sát công trình. Như binh nhì Thiều Quang Thành, sinh năm 1972, quê Nông Cống, Thanh Hóa; anh Lương Văn Nghĩa, Lương Văn Khâu quê ở Hà Bắc đều mất khi mới 20 tuổi. Có người mất khi sắp đến tuổi về hưu như chuyên gia người Nga Tê-ra-ba Gơ-lu-an-rét. Kỹ sư Đậu Tiến Thọ, cán bộ phụ trách xây dựng công trình Đài tưởng niệm mất ở tuổi 35 trong một tai nạn ngày 12/12/1994 - cách ngày khánh thành công trình Đài tưởng niệm một tuần… Những người xây dựng thủy điện lấy ngày 19/12 hàng năm là ngày giỗ chung của những người đã vĩnh viễn nằm xuống bên dòng sông Đà, góp phần xây dựng công trình thế kỷ. Đa số họ mất đi khi còn rất trẻ, còn nhiều dự định phía trước, đem lại nỗi tiếc thương khôn nguôi cho gia đình, người thân và động đội. Thủy điện Hòa Bình là thành quả của chủ trương đúng đắn thực hiện mục tiêu "điện khí hóa” của Đảng và Nhà nước, thành quả ý chí, tinh thần lao động sáng tạo, bền bỉ với nỗ lực cao độ của cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động và đội ngũ chuyên gia nước bạn đã làm nên những mốc son lịch sử mang dấu ấn thời đại.

Công trình được khởi công và triển khai trong đúng thời điểm đất nước vừa kết thúc chiến tranh gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, điều kiện thi công phức tạp, sức ép tiến độ đặc biệt cao. Hàng vạn thanh niên từ các vùng nông thôn miền Bắc xung phong làm việc tại công trường Thủy điện - Công trường Thanh niên Cộng sản. Trên 500 kỹ sư và trung cấp kỹ thuật vừa tốt nghiệp, 800 chuyên gia là công trình sư, kỹ sư và công nhân lành nghề của Liên Xô được điều động đến công trường. Cán bộ, chiến sỹ, kỹ sư và công nhân lao động cùng chuyên gia nước bạn không quản khó khăn, gian khổ lao động quên mình ba ca, bốn kíp, tất cả "Vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc” còn khắc ghi khẩu hiệu "Cao độ 81 hay là chết” - cuộc ngăn sông lịch sử chạy đua với nước lũ lớn nhất thế kỷ XX.

Trong suốt mấy chục năm qua, thủy điện Hòa Bình vẫn ngày đêm bền bỉ phát đi dòng năng lượng phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước. Những người con đất Việt và chuyên gia nước bạn đã hy sinh gợi nhớ những ký ức hào hùng, những năm tháng không thể nào quên của các thế hệ cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động không quản ngại hy sinh vất vất vả bền bỉ có mặt trên công trường đầy thử thách và khắc nghiệt, chạy đua với thời gian, thực hiện tiến độ ngăn sông đắp đập, xây dựng nhà máy. Những nỗ lực quản lý, vận hành an toàn khai thác hiệu quả công trình thiết bị phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

168 cán bộ, công nhân, viên chức và chuyên gia của Liên bang Xô Viết đã ngã xuống trong quá trình xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, trở thành biểu tượng đẹp của sự hy sinh, công hiến và tình hữu nghị Việt - Xô nay là Việt - Nga. Trong chuỗi hành trình du lịch hồ Hòa Bình, nhiều du khách không quên dâng hương, thăm Tượng đài Bác Hồ, Đài tưởng niệm. Hàng năm, lượng du khách về đây dâng hương viếng những người nằm xuống nơi đây rất đông. Trong khói trầm hương thoảng bay đem đến sự xúc động bồi hồi cho bất cứ ai đến thăm công trình thủy điện Hòa Bình, tự nhủ phải sống và làm việc sao cho thật xứng đáng với các anh - những người đã hy sinh cho công trình thế kỷ - thủy điện Hòa Bình.

Chung Lê


Các tin khác


Thăm quần thể di tích Bia Lê Lợi - đền Chúa Thác Bờ

(HBĐT) - Công trình bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền Chúa Thác Bờ đã chính thức hoàn thành và đưa vào khai thác đang là điểm du lịch lịch sử, văn hóa tâm linh trên hồ Hòa Bình, đem lại sự bình yên và cảm nhận tốt đẹp cho du khách gần xa. Từ vài năm nay, lượng du khách đến thăm quan di tích Bia Lê Lợi - đền Chúa Thác Bờ tăng lên rõ rệt, nhất là dịp đầu xuân.

Thu hút dự án đầu tư du lịch tại phân khu Ngòi Hoa hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030, phân khu Ngòi Hoa thuộc xã Ngòi Hoa (Tân Lạc). Đây là phân khu trung tâm của Khu du lịch hồ Hòa Bình, nơi có các hoạt động du lịch chính, có không gian mang tính biểu tượng đặc trưng của Khu du lịch hồ Hòa Bình. Phân khu có diện tích 1.200 ha, được quy hoạch xây dựng các khu nghỉ dưỡng sinh thái ven hồ, khách sạn, nhà hàng, công viên chuyên đề, khu thể thao dã ngoại, thể thao dưới nước, trang trại sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng…

Khai thác giá trị văn hóa dân tộc Mường để xây dựng sản phẩm du lịch

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có phong cảnh non nước hữu tình, đặc biệt có nhiều xóm, bản đồng bào dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc trong sinh hoạt đời sống, sản xuất là cơ hội để phát triển du lịch cộng đồng, thu hút du khách xa gần. Thực hiện định hướng phát triển du lịch hồ Hòa Bình của tỉnh, các địa phương, tổ chức đã có nhiều hoạt động hỗ trợ người dân phát triển các loại hình du lịch, hình thành nhiều điểm du lịch cộng đồng mang lại cảm nhận tốt đẹp, ngày càng có sức hút đối với du khách trong nước và quốc tế.

Khai thác giá trị văn hóa dân tộc gắn với sinh thái hồ để phát triển du lịch

(HBĐT) - Với tài nguyên du lịch và nhân văn, lợi thế đặc thù, hồ Hòa Bình được tỉnh xác định là trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030. Để thực hiện quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 14-NQ/TU ngày 22/6/2017 về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành Khu du lịch quốc gia.

Chú trọng đầu tư hạ tầng cảng, bến phục vụ du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, cảng bến là một trong những định hướng quan trọng thực hiện chủ trương, mục tiêu, giải pháp phát triển xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.

Hồ Hòa Bình non nước hữu tình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là sản phẩm của thiên nhiên ban tặng con người được tạo ra trong quá trình trị thủy xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Hồ có phong cảnh non nước hữu tình đẹp đến hoàn mỹ với những bản làng thơ mộng, con người đôn hậu thật thà, có hàm lượng văn hóa cao, có sức lôi cuốn lạ kỳ cho bất cứ ai muốn khám phá, thưởng ngoạn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục