(HBĐT) - Bản Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) được quy hoạch là vùng lõi - trung tâm phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Bản Ngòi là bản khó khăn của tỉnh, có gần 90 hộ dân với trên 300 nhân khẩu, người dân chỉ trông vào đánh bắt cá, tôm, làm nương rẫy, khai thác lâm sản, cuộc sống không ổn định, tỷ lệ hộ nghèo cao so với mặt bằng. Thế nhưng, bản Ngòi lại có tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa.




Người dân bản Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) học nghề nấu rượu cần, xây dựng sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu du khách.

Bản vẫn giữ được nét đẹp truyền thống từ lâu đời với những ngôi nhà sàn người Mường. Bản nằm bên vịnh Ngòi Hoa rộng hàng nghìn ha, quanh năm êm đềm, bốn mùa nước trong xanh. Trong hồ có nhiều đảo đá xen lẫn rừng cây. Khu vực bản có động Hoa Tiên được Bộ VH-TT&DL xếp hạng là địa điểm cho những người ham mê thiên nhiên và thích khám phá. Bản Ngòi được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch địa phương năm 2017.

Trưởng phòng VH-TT huyện Tân Lạc Bùi Minh Hồng cho biết: Xã Ngòi Hoa được xác định là trọng điểm phát triển du lịch khu vực hồ Hòa Bình của huyện Tân Lạc. UBND huyện Tân Lạc đã khởi động Đề án "Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường gắn với phát triển điểm du lịch cộng đồng xóm Ngòi”, khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch gắn với bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn cảnh quan kiến trúc nhà ở, phong tục, tập quán, lối sống dân tộc Mường, đưa xóm Ngòi trở thành điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn.

Thời gian qua, đã có nhiều nhà đầu tư quan tâm, nghiên cứu và triển khai các dự án đầu tư vào địa bàn xã Ngòi Hoa. Trưởng phòng Quản lý du lịch Sở VH-TT&DL Đặng Tuấn Hùng cho biết: Theo Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030, phân khu có diện tích 1.200 ha, được quy hoạch xây dựng các khu nghỉ dưỡng sinh thái ven hồ, khách sạn, nhà hàng, công viên chuyên đề, khu thể thao dã ngoại, thể thao dưới nước, trang trại sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng… Khu vực này đã có 7 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát, thực hiện đầu tư với tổng diện tích 1.714,215 ha, tổng vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng, như: Dự án khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái hồ Hòa Bình, vốn đăng ký đầu tư 800 tỷ đồng; dự án khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa vốn đăng ký đầu tư 474,719 tỷ đồng; dự án khu du lịch sinh thái V’Star - Ngòi Hoa vốn đăng ký đầu tư 125 tỷ đồng…

Bí thư Đảng ủy xã Ngòi Hoa Bùi Văn Bình cho biết: Nhận thức được những cơ hội lớn phát triển du lịch, xã Ngòi Hoa đã tích cực phối hợp với các sở, ngành, chủ đầu tư tổ chức tuyên truyền, vận động người dân hưởng ứng chủ trương thu hút đầu tư phát triển KT-XH trên địa bàn. Xã đã hoàn thành bàn giao mặt bằng tuyến đường 435 (qua địa bàn xã với tổng chiều dài khoảng 9 km), hỗ trợ nhà thầu tổ chức thi công đồng loạt, sớm đưa công trình vào khai thác, rút ngắn thời gian đi lại giữa trung tâm xã đến TP Hòa Bình. Xã phối hợp với các chủ đầu tư dự án du lịch tổ chức vận động nhân dân, giải phóng mặt bằng triển khai các dự án đầu tư theo chủ trương của tỉnh và huyện. Thời gian qua, người dân được hỗ trợ, đào tạo, tập huấn kiến thức làm du lịch, cách thức giao tiếp, nấu ăn, nghiệp vụ buồng bàn, xây dựng, cung cấp các sản phẩm du lịch… Qua đó, góp phần thay đổi tư duy, cách làm cho người dân nhằm phát triển du lịch cộng đồng.

Như vậy, khi các dự án chính thức đi vào hoạt động sẽ mở ra cơ hội lớn để xây dựng Ngòi Hoa trở thành điểm trung tâm du lịch hồ Hòa Bình với các sản phẩm du lịch đặc trưng, có sức hút du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hưởng thụ các dịch vụ cao cấp, du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc dân tộc, tạo sinh kế bến vững cho đời sống bà con.

 L.C

Các tin khác


Xóm Đá Bia bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường để phát triển du lịch

(HBĐT) - Chị Nguyễn Thị Vân, thành phố Hải Phòng chia sẻ: "Còn một đoạn xa nữa chiếc thuyền mới tiến vào bờ, xa xa tôi đã nhìn thấy những người phụ nữ với trang phục truyền thống của người Mường đứng đợi bên bờ. Thấp thoáng là những ngôi nhà sàn mái lá nằm lấp mình bên dòng sông Đà thơ mộng. Khi thuyền của chúng tôi tiến vào bờ, những cô gái Mường duyên dáng tay đánh chiêng nở nụ cười chào đón chúng tôi”.

Thăm quần thể di tích Bia Lê Lợi - đền Chúa Thác Bờ

(HBĐT) - Công trình bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền Chúa Thác Bờ đã chính thức hoàn thành và đưa vào khai thác đang là điểm du lịch lịch sử, văn hóa tâm linh trên hồ Hòa Bình, đem lại sự bình yên và cảm nhận tốt đẹp cho du khách gần xa. Từ vài năm nay, lượng du khách đến thăm quan di tích Bia Lê Lợi - đền Chúa Thác Bờ tăng lên rõ rệt, nhất là dịp đầu xuân.

Thu hút dự án đầu tư du lịch tại phân khu Ngòi Hoa hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030, phân khu Ngòi Hoa thuộc xã Ngòi Hoa (Tân Lạc). Đây là phân khu trung tâm của Khu du lịch hồ Hòa Bình, nơi có các hoạt động du lịch chính, có không gian mang tính biểu tượng đặc trưng của Khu du lịch hồ Hòa Bình. Phân khu có diện tích 1.200 ha, được quy hoạch xây dựng các khu nghỉ dưỡng sinh thái ven hồ, khách sạn, nhà hàng, công viên chuyên đề, khu thể thao dã ngoại, thể thao dưới nước, trang trại sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng…

Khai thác giá trị văn hóa dân tộc Mường để xây dựng sản phẩm du lịch

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có phong cảnh non nước hữu tình, đặc biệt có nhiều xóm, bản đồng bào dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc trong sinh hoạt đời sống, sản xuất là cơ hội để phát triển du lịch cộng đồng, thu hút du khách xa gần. Thực hiện định hướng phát triển du lịch hồ Hòa Bình của tỉnh, các địa phương, tổ chức đã có nhiều hoạt động hỗ trợ người dân phát triển các loại hình du lịch, hình thành nhiều điểm du lịch cộng đồng mang lại cảm nhận tốt đẹp, ngày càng có sức hút đối với du khách trong nước và quốc tế.

Khai thác giá trị văn hóa dân tộc gắn với sinh thái hồ để phát triển du lịch

(HBĐT) - Với tài nguyên du lịch và nhân văn, lợi thế đặc thù, hồ Hòa Bình được tỉnh xác định là trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030. Để thực hiện quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 14-NQ/TU ngày 22/6/2017 về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành Khu du lịch quốc gia.

Chú trọng đầu tư hạ tầng cảng, bến phục vụ du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, cảng bến là một trong những định hướng quan trọng thực hiện chủ trương, mục tiêu, giải pháp phát triển xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục