Năm 2024, các chích sách hỗ trợ việc làm bền vững; xóa nhà tạm, nhà dột nát; dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và nhiều hoạt động đảm bảo an sinh xã hội được huyện Lương Sơn tập trung ưu tiên cho xã Thanh Sơn. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.


Hộ ông Bùi Văn Tình ở thôn Gạo, xã Thanh Sơn (Lương Sơn) được hỗ trợ từ chương trình xóa nhà tạm, đã xây nhà đạt tiêu chuẩn "3 cứng", ra khỏi tình trạng nghèo do thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. 

Xã Thanh Sơn có 9 thôn, trên 2.050 hộ với gần 8.400 nhân khẩu, dân tộc Mường chiếm gần 90%. Đời sống của người dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, bình quân thu nhập đầu người năm 2024 ước đạt 55 triệu đồng. Theo đồng chí Bạch Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã, hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều của xã chủ yếu là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn cảnh đông con, ốm đau, bệnh tật, hộ neo đơn. Các thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao là: Yên Lịch, Gạo, Cáp. So với các xã khác trong huyện, tỷ lệ hộ nghèo của xã ở mức cao. 

Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền xã quan tâm chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chính sách hỗ trợ về giảm nghèo bền vững. Công tác tuyên truyền về chính sách được tăng cường qua hệ thống đài truyền thanh, lồng ghép vào các hội nghị, họp cán bộ, công chức, ban, ngành, đoàn thể từ xã đến thôn. Nhờ đó, các chính sách triển khai tại địa phương được thực hiện đảm bảo đúng quy định. Nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, một bộ phận người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đã có ý  thức vươn lên thoát nghèo, không ỷ lại vào chính sách. Các tuyến đường giao thông thuận lợi, phục vụ tốt việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. 

Đặc biệt, 3 chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai đồng bộ, góp phần tạo điều kiện cho người nghèo, cận nghèo, đối tượng có thu nhập thấp được tiếp cận nhiều chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, giúp thu nhập nâng lên đáng kể. Đến cuối năm 2023, toàn xã có 91 hộ nghèo, chiếm 4,47%; 88 hộ cận nghèo, chiếm 4,33%. Thực hiện chương trình tín dụng chính sách, xã có 52 hộ nghèo, 31 hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi với tổng kinh phí trên 4,7 tỷ đồng. Chính sách ưu đãi giáo dục, chính sách y tế được thực hiện kịp thời. Trong năm đã gia hạn và tặng mới thẻ bảo hiểm y tế cho 212 hộ nghèo, 237 hộ cận nghèo, kinh     phí gần 127 triệu đồng; 233 lượt người nghèo, 120 lượt hộ cận nghèo được khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế xã với tổng kinh phí gần 45 triệu đồng. Cùng với đó, chính sách hỗ trợ nhà ở được thực hiện hiệu quả, đảm bảo các hộ có nhà ở an toàn, ổn định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững. Trong năm, xã có 24 hộ nghèo được hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở. Nguồn lực từ cộng đồng tiếp tục được vận động để cải thiện nhà ở cho hộ nghèo, ưu tiên hộ nghèo có người cao tuổi, người khuyết tật. Các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội khác như hỗ trợ tiền Tết, tiền điện được thực hiện đầy đủ. 

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã khẳng định: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với các nội dung về xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách giảm nghèo được triển khai đồng bộ, nhiều chính sách, dự án được tăng cường đã tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo  phát triển kinh tế, tạo động lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Cùng với đó, bộ mặt nông thôn đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, thu nhập và đời sống của nhân dân được cải thiện, nâng cao. Kết quả báo cáo sơ bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024, xã giảm 40 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,5%. Trên địa bàn có 2 thôn Thanh Hà, Dẻ Cau không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo thấp.    


Bùi Minh

Các tin khác


Xã Nhân Mỹ giảm nghèo đa chiều

Cuối tháng 10 vừa qua, đoàn công tác Văn phòng Tỉnh ủy trở lại xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) để dự lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Đồng chí Bùi Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Về đích nông thôn mới từ năm 2023 nhưng đời sống của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Trong tổng hộ nghèo, ngoài xét về tiêu chí thu nhập, nhiều hộ nghèo thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Huyện Lạc Sơn đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

Bên cạnh những dự án thành phần triển khai tích cực, việc triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn năm 2024 còn chậm tiến độ. Điển hình là Dự án 2 và Tiểu dự án 1 - Dự án 3 do UBND các xã làm chủ đầu tư. Cùng với đó, chất lượng nguồn nhân lực tham gia thực hiện chương trình chưa đồng đều; tỷ lệ giải ngân chưa đảm bảo theo kế hoạch.

Phụ nữ xã Phú Nghĩa sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng giảm nghèo

Chồng mất từ lâu, con trai cả đã trưởng thành nhưng do ảnh hưởng sau tai nạn giao thông nên thần trí không ổn định, gia cảnh của chị Nguyễn Thị Thắng, hội viên phụ nữ thôn Bến Nghĩa, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) gặp rất nhiều khó khăn. Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và tổ chức hội, đoàn thể, chị được hỗ trợ kinh phí và ngày công sửa chữa nhà ở. Cùng với đó, chị được tiếp cận vốn vay ưu đãi dành cho hộ nghèo để đầu tư phát triển chăn nuôi. Cuối năm 2023, khi kinh tế ổn định hơn, chị tự nguyện viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo.

Điển hình người cao tuổi làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo

Qua giới thiệu của chính quyền địa phương, chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Dung ở xóm Cha, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn). Vợ chồng ông Dung đều đã ngoài 70 tuổi. Thời điểm cuối năm 2023, khi điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, ông Dung đã tiên phong làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo của xã.

Ưu tiên thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Đà Bắc

Đà Bắc là 1 trong 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh của cả nước. Huyện có dân số trên 60.000 người, 12/17 xã, thị trấn thuộc vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 89,72%. Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc chính: Tày, Mường, Dao, Thái, Kinh cùng chung sống.

Xã Mỹ Thành dồn lực giảm nghèo bền vững

Cuộc sống của gia đình bà Bùi Thị Hoa ở xóm Riệc, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) ổn định hơn nhờ được hỗ trợ con giống từ dự án đa dạng hóa sinh kế phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững. Bà Hoa phấn khởi cho biết: Con bò sinh sản của gia đình được dự án cấp từ cuối năm 2023. Chỉ sau gần 1 năm chăm sóc, bò mẹ đã đẻ 1 bê con. Việc được "trao cần câu” cùng sự quan tâm từ các chính sách khác dành cho đồng bào dân tộc thiểu số là động lực để gia đình tôi vươn lên, có điều kiện thoát nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục