Bên cạnh những dự án thành phần triển khai tích cực, việc triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn năm 2024 còn chậm tiến độ. Điển hình là Dự án 2 và Tiểu dự án 1 - Dự án 3 do UBND các xã làm chủ đầu tư. Cùng với đó, chất lượng nguồn nhân lực tham gia thực hiện chương trình chưa đồng đều; tỷ lệ giải ngân chưa đảm bảo theo kế hoạch.
Cán bộ xã Quyết Thắng phối hợp với trưởng xóm tuyên truyền, hướng dẫn hộ nghèo chăm sóc con giống được hỗ trợ.
Thời điểm cuối tháng 8, huyện đã có quyết định phê duyệt đối với các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo ở 16 xã, gồm: Tân Lập, Miền Đồi, Văn Sơn, Quý Hoà, Tuân Đạo, Mỹ Thành, Tự Do, Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Quyết Thắng, Bình Hẻm, Định Cư, Văn Nghĩa, Ân Nghĩa, Tân Mỹ, Chí Đạo. Đến nay, trong số 21 dự án thì có 10 dự án đã ký hợp đồng với đơn vị cung ứng giống và thức ăn; 9 dự án đã tổ chức đi học tập kinh nghiệm cho đối tượng tham gia; 5 dự án tại 4 xã Mỹ Thành, Chí Đạo, Văn Nghĩa, Ân Nghĩa chưa thực hiện hoạt động; 1 dự án đã tiến hành giải ngân được 10.000.000đ, mới đạt tỷ lệ 0,05%.
Đối với 4 xã thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 3 Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, gồm Thượng Cốc, Vũ Bình, Ngọc Lâu, Quyết Thắng, 11/11 dự án đã có quyết định phê duyệt. Trong đó, 10 dự án đã ký hợp đồng với đơn vị cung ứng giống và thức ăn; 1 dự án đã tổ chức đi học tập kinh nghiệm cho đối tượng tham gia; 7 dự án đã bàn giao con giống và thức ăn cho đối tượng tham gia. Hiện chưa có dự án được giải ngân, 1 dự án của xã Thượng Cốc chưa hoạt động.
Ngoài ra, các hoạt động của Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững cũng gặp vướng mắc, đơn cử như Tiểu dự án 1 về phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn. Theo lãnh đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện, nguồn vốn 1 tỷ đồng được phân bổ năm 2024 dự kiến sẽ không giải ngân được do khó khăn trong công tác tuyển sinh, cụ thể là đối tượng học nghề (người nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, mới thoát cận nghèo) có nhu cầu học nghề ngày càng hạn chế về số lượng.
Đồng chí Bùi Thế Hòa, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết: Hiện tại, Tiểu dự án 3 - Dự án 4 Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong số ít các hoạt động đạt tỷ lệ giải ngân cao với nguồn vốn đầu tư tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa thông tin thị trường lao động, kết nối sàn giao dịch trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu. Các tiểu dự án của Dự án 6 Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Dự án 7 Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình dự kiến giải ngân trong tháng 10 - 11/2024. Huyện đã tổ chức 2 hội nghị nâng cao năng lực cho cộng đồng; đưa 3 đoàn đi học tập kinh nghiệm về quản lý thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 tại các tỉnh Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình; tiến hành giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo; rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm...
Nhằm đóng góp quan trọng vào kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo, thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững năm 2024 tại địa phương, huyện Lạc Sơn tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án, khắc phục khó khăn, tồn tại, tháo gỡ vướng mắc trong chương trình với các giải pháp tích cực: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với các đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Đề cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt là hệ thống chính trị ở cơ sở đối với công tác giảm nghèo bền vững. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức trong công tác giảm nghèo bền vững. Khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, phát huy ý chí tự vươn lên thoát nghèo của người dân. Chú trọng kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, dự án, chương trình giảm nghèo đảm bảo tính minh bạch, công khai, dân chủ. Quan tâm đào tạo nghề, chuyển giao ứng dụng kỹ thuật sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động cho người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo…
Bùi Minh
Theo Kế hoạch số 87/KH-UBND của UBND huyện Lạc Sơn về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện năm 2024, riêng với xã Định Cư, tỷ lệ hộ nghèo phải giảm còn 10,57%, hộ cận nghèo phải giảm còn 4,26%. Để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, thời gian qua, xã Định Cư triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Trong đó có nhân rộng một số mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo qua từng năm, nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống nhân dân.
Nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững năm 2024, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin thị trường lao động trong nước và ngoài nước thông qua các hội nghị tư vấn chuyên đề chính sách lao động. Đối tượng tham dự là người lao động (NLĐ) thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trong vòng 36 tháng trên địa bàn các huyện, thành phố, trọng tâm là huyện nghèo Đà Bắc.
Giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Cùng với những tác động tích cực của chương trình, hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo đã chủ động và nỗ lực vươn lên thoát nghèo.
Cùng với nỗ lực triển khai kế hoạch giảm nghèo năm 2024, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đặc biệt, xã ưu tiên giải quyết việc làm, tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tiếp cận chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG): giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Xã Chí Đạo (Lạc Sơn) thuộc vùng 135, đất đai hạn hẹp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, các mô hình kinh tế hiệu quả cao chưa nhiều, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền xã, cùng với quyết tâm, nỗ lực không ngừng của người dân, Chí Đạo đã và đang có những bước tiến đáng kể trong công tác giảm nghèo bền vững, mang lại những chuyển biến tích cực cho đời sống của người dân.
Huyện Lạc Sơn hiện có 12 xã vùng đặc biệt khó khăn được thụ hưởng nguồn kinh phí giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững.