Thời gian qua, nhiều chương trình, chính sách, dự án đã được triển khai tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã tạo nhiều chuyển biến trên địa bàn.
Từ nguồn vốn lồng ghép của các chương trình, dự án, nhiều người dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc) phát triển nghề nuôi cá lồng, nâng cao thu nhập.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, giai đoạn 2021- 2024, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình là 2.077,953 tỷ đồng với 732,671 tỷ đồng từ nguồn ngân sách T.Ư; 7,760 tỷ đồng từ ngân sách địa phương; 1.335 tỷ đồng vốn tín dụng và trên 1,8 tỷ đồng từ nguồn huy động khác.
Từ nguồn vốn này đã thực hiện đầu tư xây dựng 489 công trình (bao gồm 30 công trình giao thông, 20 công trình thủy lợi, 4 công trình văn hóa, 2 công trình nước sạch, 4 công trình khác và 429 công trình duy tu bảo dưỡng); thực hiện 148 dự án đa dạng hoá sinh kế, phát triển sinh kế giảm nghèo với 5.322 hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo hưởng lợi; đào tạo nghề cho 6.868 người; hỗ trợ cho 165 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 1.829 hộ.
Minh Vũ
Cuối năm 2023, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) còn trên 7% hộ nghèo, 19% hộ cận nghèo. Đồng hành với công tác giảm nghèo ở địa phương, Mặt trận tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức thành viên, các khu dân cư trong xã đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, duy trì, nâng cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau và xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo...
Huyện Lạc Sơn được phân bổ trên 30 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024. Trong đó, ưu tiên kinh phí trên 19,3 tỷ đồng cho dự án đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; 5 tỷ đồng cho dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng trong lĩnh vực nông nghiệp. Nguồn vốn còn lại thực hiện dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.
Chúng tôi trở lại thăm xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) vào trung tuần tháng 8. Đường liên kết vùng qua địa bàn, các tuyến đường liên thôn đang được đầu tư mở ra nhiều cơ hội mới cho xã phát triển trong tương lai không xa.
Buổi bàn giao con giống, thức ăn chăn nuôi do Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững tổ chức tại nhà văn hoá xóm Đảng 2, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) có mặt đông đủ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trong diện thụ hưởng. Ông Bùi Văn Nởm, hộ nghèo xóm Đảng 2 chia sẻ: Tôi và các gia đình tham gia mô hình nuôi gà ri Lạc Sơn rất phấn khởi được dự án quan tâm. Với nguồn hỗ trợ quan trọng này, chúng tôi có cơ hội và động lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
Những năm qua, nghề mây tre đan được nhân dân các xã trên địa bàn huyện Lạc Sơn, nhất là ở vùng Cộng Hoà duy trì. Nghề thủ công truyền thống này có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương, tạo nhiều việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống hộ làm nông nghiệp.
Giai đoạn 2021 - 2024, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững. Một trong những dự án có vai trò "đòn bẩy”, thúc đẩy thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh, đưa huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo là phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững.