Xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) được Đảng, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ về chính sách để từng bước ra khỏi tình trạng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Cùng với các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) khác, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đang tích cực được thực hiện giúp người nghèo, hộ nghèo trên địa bàn tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, cải thiện chất lượng cuộc sống.


Hộ nghèo xóm Đầm Băng, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) tích cực chăm sóc đàn gà trong mô hình chăn nuôi của dự án, góp phần vào kết quả đầu ra của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. 

Năm 2023, xã Ngọc Lâu là 1 trong 10 địa bàn được hỗ trợ Dự án chăn nuôi bò sinh sản thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững huyện. Nguồn lực được dành cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo có khả năng và điều kiện phát triển chăn nuôi. Bà Bùi Thị Nga, hộ cận nghèo xóm Xê phấn khởi chia sẻ: Nhờ được hỗ trợ con giống tạo nguồn sinh kế ban đầu và tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, tôi cũng như các thành viên nhóm hộ hưởng lợi tự tin thoát nghèo trong những năm tới. Việc được tham gia mô hình còn tạo động lực cho các hộ hăng hái sản xuất, chủ động gia cố, vệ sinh khu vực chuồng trại, mở rộng diện tích trồng cỏ và chuẩn bị thức ăn dự trữ cho vật nuôi. Sau gần 1 năm, đàn bò dự án cấp cho các hộ gia đình phát triển khỏe mạnh, một số con sắp ở thời kỳ sinh sản. Được thực hiện trong 36 tháng, mục tiêu dự án hướng tới là hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Toàn xã Ngọc Lâu hiện có 655 hộ, gần 3.100 nhân khẩu, 98% dân số là người Mường sinh sống trên địa bàn 5 xóm (Chiềng, Hầu, Xê, Đầm Băng, Khộp Đèn). Đồng chí Bùi Văn Huy, Chủ tịch UBND xã cho biết: Có 3 chương trình MTQG đang triển khai tại địa phương, gồm: xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững. Thông qua sự hỗ trợ, can thiệp có ý nghĩa thúc đẩy của các chương trình, diện mạo kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân trong xã có bước chuyển mình. Qua điều tra, rà soát năm 2023, toàn xã có 37 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 31,91% (giảm 5,65% so với năm 2022); 43 hộ thoát cận nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 25,5% (giảm 6,56% so với năm 2022).

Năm 2024, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo của 5/5 xóm về con giống, thức ăn chăn nuôi. Theo đó, mỗi hộ tham gia mô hình được dự án bàn giao, tiếp nhận 180 con gà ri Lạc Sơn và 234 kg thức ăn chăn nuôi. Anh Bùi Văn Thành, Trưởng xóm Đầm Băng cho biết: Xóm Đầm Băng có 23 hộ trong mô hình. Bên cạnh sự trợ giúp của dự án về con giống bản địa, vật tư, kỹ thuật thì điều kiện đồng đất với nguồn thức ăn phong phú, phương thức, kinh nghiệm chăn nuôi gà trong dân là lợi thế để mô hình giảm nghèo đạt kết quả đầu ra mong muốn và tiến tới nhân rộng.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, trước hết là phấn đấu giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Xã Ngọc Lâu định hướng vừa phát triển sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, vừa chú trọng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, đẩy mạnh chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với thu nhập cao, chế độ đãi ngộ tốt. Đồng chí Bùi Văn Huy, Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Nhằm tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể xã tăng cường công tác tuyên truyền với hình thức, nội dung đa dạng về chủ trương, chính sách giảm nghèo, nhất là trong tuyên truyền, vận động hộ nghèo nâng cao nhận thức về lòng tự trọng, tự ái và trách nhiệm bản thân để chủ động, tự nguyện đăng ký thoát nghèo bền vững. Xã cũng tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả để hộ nghèo, hộ cận nghèo học tập, tham gia, kết hợp giải quyết tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội khác.


Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Triển khai công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024

Ngày 19/9, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức hội nghị triển khai công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024. Hội nghị được triển khai tới 344 đại biểu gồm: lãnh đạo UBND, thành viên Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp huyện; lãnh đạo UBND, công chức LĐ-TB&XH, cộng tác viên công tác xã hội, trưởng phố, xóm thuộc 24 xã, thị trấn.

Huy động nguồn lực xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Đó là chương trình có ý nghĩa thiết thực vì mục tiêu giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, tạo động lực để các hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo. Tháng 6/2024, Ban vận động quỹ "Vì người nghèo” huyện Lạc Sơn đã ban hành Kế hoạch số 03/KH-MTTQ-BVĐ về vận động, quản lý, sử dụng quỹ và công tác an sinh xã hội năm 2024.

Huyện Lương sơn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững

Những tháng cuối năm, huyện Lương Sơn tập trung mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn từ nguồn kinh phí của huyện và các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung ứng cho thị trường lao động, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, thúc đẩy công tác giảm nghèo bền vững.

Mặt trận Tổ quốc xã Nhân Nghĩa phát huy vai trò trong công tác giảm nghèo

Cuối năm 2023, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) còn trên 7% hộ nghèo, 19% hộ cận nghèo. Đồng hành với công tác giảm nghèo ở địa phương, Mặt trận tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức thành viên, các khu dân cư trong xã đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, duy trì, nâng cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau và xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo...

Huyện Lạc Sơn: Trên 30 tỷ đồng thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững 

Huyện Lạc Sơn được phân bổ trên 30 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024. Trong đó, ưu tiên kinh phí trên 19,3 tỷ đồng cho dự án đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; 5 tỷ đồng cho dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng trong lĩnh vực nông nghiệp. Nguồn vốn còn lại thực hiện dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.

Cơ hội phát triển mới ở xã Vĩnh Đồng

Chúng tôi trở lại thăm xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) vào trung tuần tháng 8. Đường liên kết vùng qua địa bàn, các tuyến đường liên thôn đang được đầu tư mở ra nhiều cơ hội mới cho xã phát triển trong tương lai không xa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục