Những năm qua, từ sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư của Đảng, Nhà nước cùng sự nỗ lực của cán bộ và Nhân dân, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) đã xây dựng được các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu và nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế hiệu quả. Từ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt nông thôn mới khởi sắc.
Đường giao thông xóm Rậm Cọ, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) được đầu tư tạo thuận lợi giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội.
Xã Thượng Cốc nằm dọc quốc lộ 12B, địa bàn rộng với gần 2.000 hộ, khoảng 8.400 nhân khẩu sống tại 14 xóm. Các công trình điện, đường, trường, trạm trên địa bàn được quan tâm đầu tư tạo nên diện mạo nông thôn trù phú.
Đồng chí Phạm Hồng Đức, Bí thư Đảng uỷ xã cho biết: Các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn đã tạo nguồn lực rất lớn giúp người dân ổn định cuộc sống. Trong đó, thông qua các hoạt động hỗ trợ, người dân đã tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi, khoa học kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các cây, con mới cho năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững.
Khẳng định thế mạnh phát triển kinh tế của xã vẫn là sản xuất nông nghiệp, người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa nhiều loại cây trồng mới cho năng suất cao vào sản xuất. Xã đã triển khai hiệu quả chương trình cải tạo vườn tạp, hỗ trợ phát triển cây có múi và cây dổi; chuyển đổi diện tích năng suất thấp sang trồng các loại cây có giá trị cao hơn như mía tím, bí xanh, ngô lai kết hợp phát triển chăn nuôi, trồng cây ăn quả và phát triển kinh tế rừng.
Từ đầu năm đến nay, xã đã chỉ đạo các xóm tập trung thu hoạch các cây hoa màu vụ đông; gieo cấy và trồng hoa màu vụ chiêm xuân theo kế hoạch đề ra. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 9 tháng năm 2024 đạt 593,9 ha. Trong đó, diện tích gieo cấy vụ chiêm xuân 413,9ha, cây màu 41,7 ha, cây thực phẩm 36,2 ha, cây công nghiệp 134 ha, cây hàng năm khác 2ha, cây vụ đông 180ha. Các hộ dân được tạo điều kiện vay vốn phát triển sản xuất với tổng dư nợ Ngân hàng NN&PTNT 24,6 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội 25,5 tỷ đồng. Vốn vay được người dân sử dụng đúng mục đích, trả lãi và gốc đúng kỳ hạn.
Mấy năm gần đây, xã huy động khoảng 30 tỷ đồng xây mới nhà văn hóa các xóm: La Văn Cầu, Rậm Cọ, Đồng Tâm; sửa chữa hơn 5 km đường giao thông, 3 công trình thủy lợi (Rộc Con, Rộc Thông, Rộc Khít); sửa chữa, tôn tạo Tượng đài Tây Tiến. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục được quan tâm. Trên địa bàn xã mạng lưới kinh doanh mở rộng với 1 siêu thị, 1 hợp tác xã; chợ được đầu tư xây mới, nâng cấp hoàn chỉnh và hoạt động ổn định. Năm 2023, thu nhập bình quân của xã đạt 48 triệu đồng/người.
Cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận các chính sách an sinh xã hội. Xã thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo như: hỗ trợ về giống, phân bón, tiền điện, tiền Tết, tạo điều kiện để người dân vươn lên thoát nghèo. Đến nay, 80% đường liên thôn, 68% đường ngõ xóm được cứng hóa; 100% hộ được dùng điện, nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Hàng năm có 98% gia đình, 100% khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa…
Năm 2024, xã đề ra mục tiêu thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,72% xuống 6,72%. Hiện nay, xã tiếp tục giữ vững 19/19 tiêu chí nông thôn mới đã đạt, làm tiền đề xây dựng nông thôn mới nâng cao. Để thực hiện mục tiêu đề ra, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể tiếp tục khẳng định vai trò trong lãnh đạo, tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3, động viên bà con khôi phục sản xuất; đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; huy động nguồn lực từ các nguồn vốn, hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia tạo việc làm, tăng thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững.
Hương Lan
Những tháng cuối năm, huyện Lương Sơn tập trung mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn từ nguồn kinh phí của huyện và các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung ứng cho thị trường lao động, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, thúc đẩy công tác giảm nghèo bền vững.
Cuối năm 2023, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) còn trên 7% hộ nghèo, 19% hộ cận nghèo. Đồng hành với công tác giảm nghèo ở địa phương, Mặt trận tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức thành viên, các khu dân cư trong xã đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, duy trì, nâng cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau và xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo...
Huyện Lạc Sơn được phân bổ trên 30 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024. Trong đó, ưu tiên kinh phí trên 19,3 tỷ đồng cho dự án đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; 5 tỷ đồng cho dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng trong lĩnh vực nông nghiệp. Nguồn vốn còn lại thực hiện dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.
Chúng tôi trở lại thăm xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) vào trung tuần tháng 8. Đường liên kết vùng qua địa bàn, các tuyến đường liên thôn đang được đầu tư mở ra nhiều cơ hội mới cho xã phát triển trong tương lai không xa.
Buổi bàn giao con giống, thức ăn chăn nuôi do Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững tổ chức tại nhà văn hoá xóm Đảng 2, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) có mặt đông đủ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trong diện thụ hưởng. Ông Bùi Văn Nởm, hộ nghèo xóm Đảng 2 chia sẻ: Tôi và các gia đình tham gia mô hình nuôi gà ri Lạc Sơn rất phấn khởi được dự án quan tâm. Với nguồn hỗ trợ quan trọng này, chúng tôi có cơ hội và động lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
Những năm qua, nghề mây tre đan được nhân dân các xã trên địa bàn huyện Lạc Sơn, nhất là ở vùng Cộng Hoà duy trì. Nghề thủ công truyền thống này có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương, tạo nhiều việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống hộ làm nông nghiệp.