Cuối tháng 10 vừa qua, đoàn công tác Văn phòng Tỉnh ủy trở lại xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) để dự lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Đồng chí Bùi Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Về đích nông thôn mới từ năm 2023 nhưng đời sống của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Trong tổng hộ nghèo, ngoài xét về tiêu chí thu nhập, nhiều hộ nghèo thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.


Gia đình ông Bùi Văn Thích, xóm Bùi Nước, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) được hỗ trợ xây nhà từ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, đảm bảo điều kiện sống để sớm ra khỏi diện nghèo đa chiều.

Bằng tình cảm và trách nhiệm của cơ quan được tỉnh phân công phụ trách, giúp đỡ xã Nhân Mỹ, Văn phòng Tỉnh ủy đã phát động ủng hộ trong cán bộ, công chức, người lao động và huy động nguồn tài trợ của các doanh nghiệp với tổng trị giá 130 triệu đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 hộ nghèo (hỗ trợ xây mới 2 nhà, sửa chữa 1 nhà). Việc xây dựng, sửa chữa nhà được thực hiện khẩn trương với sự phối hợp, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể xã, xóm để hoàn thành vào cuối năm.

Phong trào ủng hộ, hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát lan tỏa rộng khắp. Qua rà soát, trên địa bàn xã có 36 hộ cần được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Năm 2024,MTTQ xã huy động các nguồn xã hội hóa, tiếp nhận nguồn lực từ chương trình và vận động ủng hộ Quỹ vì người nghèo để xây dựng, sửa chữa 20 ngôi nhà cho các hộ.

Ông Bùi Văn Thích thuộc hộ nghèo xóm Bùi Nước chia sẻ: Nguồn kinh phí hỗ trợ của MTTQ, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và các ngành, đoàn thể là động lực quan trọng để gia đình tôi cố gắng xây dựng ngôi nhà kiên cố, đảm bảo các điều kiện sống, sinh hoạt để có thể ra khỏi diện nghèo thiếu hụt đa chiều.

Ngoài nhiệm vụ giải quyết chiều thiếu hụt về nhà ở, vấn đề tiêu chí thu nhập và cải thiện sinh kế bền vững cho hộ nghèo được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã chú trọng. Năm 2024, các chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục được triển khai, cùng địa phương thực hiện công cuộc giảm nghèo đa chiều, bền vững. Trong đó, có 2 dự án chăn nuôi lợn sinh sản cấp cho 114 hộ nghèo ở tất cả các xóm; 21 hộ thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia dự án chăn nuôi bò sinh sản. Cùng với đó, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các chính sách về đào tạo nghề, tín dụng và nguồn vốn vay giải quyết việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường… đã tác động giảm chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản.

Ý thức chủ động vươn lên thoát nghèo của các hộ dân cũng từng bước được nâng lên. Năm 2024, trong 13 hộ thoát nghèo có 2 hộ tiêu biểu. Đó là hộ bà Bùi Thị Thản ở xóm Trăng Tà đã chăm chỉ lao động, tiết kiệm. Bà động viên chồng, con làm nghề xây dựng tự do cho các công trình dân dụng để lấy công. Gia đình bà vừa tự xây được nhà đảm bảo tiêu chuẩn "3 cứng”, đủ điều kiện đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo. Một hộ nghèo khác là ông Bùi Văn Tiến ở xóm Sống được xét hỗ trợ 40 triệu đồng từ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, ông vay thêm 40 triệu đồng vốn ngân hàng để xây nhà. Hai vợ chồng cũng tích cực làm ở các công ty để ổn định thu nhập.

Xã Nhân Mỹ hiện có 1.691 hộ với gần 7.500 nhân khẩu, 96% dân số là người Mường sinh sống ở 11 xóm. Hộ nghèo đa chiều tập trung ở những hộ dân tộc thiểu số, hộ không có khả năng lao động và hộ thiếu hụt các điều kiện sống. Với nhiều nỗ lực, xã đã giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều từ 5,8% năm 2023 xuống còn 5,03% năm 2024.

Bùi Minh


Các tin khác


Xã Mỹ Thành dồn lực giảm nghèo bền vững

Cuộc sống của gia đình bà Bùi Thị Hoa ở xóm Riệc, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) ổn định hơn nhờ được hỗ trợ con giống từ dự án đa dạng hóa sinh kế phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững. Bà Hoa phấn khởi cho biết: Con bò sinh sản của gia đình được dự án cấp từ cuối năm 2023. Chỉ sau gần 1 năm chăm sóc, bò mẹ đã đẻ 1 bê con. Việc được "trao cần câu” cùng sự quan tâm từ các chính sách khác dành cho đồng bào dân tộc thiểu số là động lực để gia đình tôi vươn lên, có điều kiện thoát nghèo.

Xã Định Cư: Giảm nghèo từ mô hình kinh tế hiệu quả

Theo Kế hoạch số 87/KH-UBND của UBND huyện Lạc Sơn về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện năm 2024, riêng với xã Định Cư, tỷ lệ hộ nghèo phải giảm còn 10,57%, hộ cận nghèo phải giảm còn 4,26%. Để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, thời gian qua, xã Định Cư triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Trong đó có nhân rộng một số mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo qua từng năm, nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống nhân dân.

Đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin thị trường lao động trong nước, ngoài nước

Nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững năm 2024, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin thị trường lao động trong nước và ngoài nước thông qua các hội nghị tư vấn chuyên đề chính sách lao động. Đối tượng tham dự là người lao động (NLĐ) thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trong vòng 36 tháng trên địa bàn các huyện, thành phố, trọng tâm là huyện nghèo Đà Bắc.

Những điển hình vươn lên thoát nghèo

Giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Cùng với những tác động tích cực của chương trình, hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo đã chủ động và nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

Xã Ngọc Sơn thúc đẩy hoàn thành mục tiêu giảm nghèo

Cùng với nỗ lực triển khai kế hoạch giảm nghèo năm 2024, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đặc biệt, xã ưu tiên giải quyết việc làm, tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tiếp cận chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG): giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Xã Chí Đạo vượt khó giảm nghèo bền vững

Xã Chí Đạo (Lạc Sơn) thuộc vùng 135, đất đai hạn hẹp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, các mô hình kinh tế hiệu quả cao chưa nhiều, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền xã, cùng với quyết tâm, nỗ lực không ngừng của người dân, Chí Đạo đã và đang có những bước tiến đáng kể trong công tác giảm nghèo bền vững, mang lại những chuyển biến tích cực cho đời sống của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục