Thiếu nữ Thái Mai Châu trong trang phục dân tộc truyền thống
(HBĐT) - Bộ trang phục duyên dáng, gọn gàng bó sát người làm nổi lên những đường cong khoẻ khoắn tuyệt đẹp của những cô gái Thái; trang phục của nam giới thì giản dị, gần gũi với môi trường cảnh quan, không sặc sỡ và cầu kỳ…
Đó là những bộ trang phục truyền thống được dệt nên từ chất liệu thổ cẩm của chính những người phụ nữ Thái ở huyện Mai Châu. Trang phục của dân tộc Thái Mai Châu có nhiều nét tương đồng, gần gũi với trang phục của dân tộc Mường là minh chứng cho sự đoàn kết, giao thoa văn hoá của 2 dân tộc.
1.Trang phục của nam giới
Bộ trang phục thường ngày của nam giới Thái ở Mai Châu giản dị, gần gũi với môi trường cảnh quan và lối không đòi hỏi sặc sỡ và cầu kỳ.
Áo: Có áo ngắn và áo dài.
Áo ngắn: Đây là áo mặc thường ngày của nam giới Thái ở Mai Châu, may bằng cách ghép bốn thân, hai thân trước và hai thân sau, xẻ ngực, hai bên nẹp áo đính hàng cúc vải. Cổ áo đứng tròn, cao độ 2 cm, tay áo dài chấm cổ tay, may rộng vừa phải có thể xắn đến quá khuỷu tay Bên trong vai áo có đệm một miếng vải hình lá sen. áo bố trí ba túi, gồm hai túi to sát gấu áo của hai vạt trước, một túi nhỏ ở bên ngực trái, đôi khi có hai túi ngực. áo xẻ tà ở hai bên sườn từ dưới lên độ 20 cm. Toàn thân áo màu chàm hoặc đen, may bằng vải thô tự dệt.
Áo dài: áo dài quá đầu gối, xẻ tà, có hai cách cài khuy, cách cổ xưa là buộc dây vải ở vai và bên sườn phải, áo xẻ ngực buộc dây vải đến ngang thắt lưng. áo được may bằng vải mộc hoặc lụa, sa tanh.
Quần: ống đứng và rộng, dài đến gót chân, cạp quần rộng kiểu lá toạ. Quần may bằng vải bông nhuộm chàm hoặc nâu, khi mặc vắ t mối quần về phía trước rồi dùng dây gai thắt lại cho chặt.
Khăn chít đầu: Là tấm vải bằng sợi bông nhuộm chàm, dài khoảng 2m (3 vòng đầu) rộng khoảng 30cm. Khi chít khăn, gập giắt đầu khăn vào bên trong và thả đuôi khăn xuống phía bên trái đầu dài độ 15 cm. Trước đây, nam giới Thái ở Mai Châu thường để tóc dài búi tóc sau gáy, cài trâm bạc hoặc xương thú, chân đi guốc mộc tự tạo, quai guốc làm bằng sợi gai vắt qua ngón chân. Hiện nay, nam giới Thái ở Mai Châu thích đội mũ hoặc để đầu trần hơn là chít khăn.
Dải thắt lưng: Khi có việc phải đi xa hoặc đi dự lễ hội, nam giới thường thắt thêm dải khăn xanh hoặc đỏ vòng quanh thắt lưng cho áo gọn gàng, tua khăn buông xuống trước bụng. Ngày nay, đa số đòi hỏi sặc sỡ và cầu kỳ. Ngày nay , đa số nam giới Thái ở Mai Châu đi công tác thoát ly hay sống ở thị trấn, thị xã đã tiếp thu kiểu mặc hiện đại, với quần âu, áo sơ mi, đi giày, dép. Ngoài ra, nam, nữ thanh niên Thái ở Mai Châu còn lựa chọn nhiều loại vải công nghiệp với đủ loại màu sắc, chất liệu để may trang phục.
2. Trang phục của phụ nữ
Áo: Có hai loại là áo ngắn và áo dài.
Áo ngắn : Là chiếc áo mặc thườngngày của phụ nữ, chỉ cần 60 cm vải là may đủ áo. áo ngắn có cổ tròn viền nhỏ xẻ hai bên vai để chui đầu khi mặc áo.
Áo dài : May dài quá đầu gối, xẻ ngực, không cài khuy, không xẻ tà, màu đen hoặc màu xanh chàm. áo dài thường được mặc ra bên ngoài cho ấm. Thường ngày, phụ nữ Thái ở Mai Châu thắt một dải khăn trắng ngang thắt lưng rộngkhoảng 20 cm, đầu khăn buông xuống bên hông trái.
Khăn chít đầu: Khăn chít đầu của phụ nữ Thái ở Mai Châu cũng giống như khăn chít đầu của phụ nữ Mường, có màu trắng. Khi chít khăn, gập đôi hoặc ba và chít quanh một vòng đầu. Một số thiếu nữ thường gấp khăn phía trước có hình quả núi.
Đồ trang sức: Phụ nữ Thái rất thích dùng những đồ trang sức như: xà tích, vòng bạ c đeo cổ và đeo cổ tay (giống như phụ nữ Mường nhưng thường đeo tới 2 – 3 vòng cả hai cổ tay), nhẫn bạc, khuyên tai bạc hoặc vàng. Người phụ nữ Thái ở Mai Châu thường búi tóc sau gáy, cài trâm bạc hoặc trâm bằng xương thú. Khi còn trẻ chưa lấy chồng, họ thả tóc sau lưng, buộc chỉ màu thay cặp tóc, khăn đội đầu màu trắng, để răng trắng. Khi lấy chồng có con, họ nhuộm răng đen. Đối với các cụ bà, chiếc áo xanh chàm luôn luôn mặc theo người, khi không mặc thì bỏ gọn trong giỏ đựng trầu cau đeo ở lưng. Dù nhà giàu hay nghèo, các cụ cũng chọn vừa ý mình một đôi khuyên tai bạc và một chiếc vòng bạc (trơn) đeo cổ tay coi như kỷ vật bất khả xâm phạm. Khi qua đời, những vật trang sức đó cũng được chôn theo người. Ngày nay, phụ nữ Thái ở Mai Châu đã có những thay đổi về trang phục, sơ mi nữ bằng vải dệt công nghiệp. Các đồ trang sức như bộ xà tích, vòng bạc… ít được dùng. Riêng khăn chít đầu vừa là vật trang điểm vừa là vật giữ sạch đầu tóc đã trở thà nh quy tắ c sống hàng ngà y của người Thái ở Mai Châu. Do vậy, khi ra khỏi nhà, chị em phụ nữ nhất thiết phải có khăn đội đầu, ai để đầu trần được coi là vi phạm quy tắc sống.
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Ông Nhâm không còn đếm nổi bây giờ trong làng có bao nhiêu cây Dổi, mà điều đó cũng không còn quan trọng nữa. Giờ đây ông rất vui vì Mường Be, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) quê ông nhà nào cũng có cây dổi. Những cây dổi to, nhiều năm tuổi cũng không bị chặt bán nữa, những cây mới 7,8 năm cũng bắt đầu cho thu quả bói và cả những vườn ươm giống cũng ngợp một màu xanh mướt….!
(HBĐT) - Truyền thống văn hoá của dân tộc Mường không cho phép dựng nhà thành hàng, lối nhưng bao giờ, nhà sàn cũng đều ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi. Mỗi nhà có thể bày biện, trang trí khác nhau nhưng cấu trúc cơ bản về gian, buồng giống nhau. Giữa màu xanh thiên nhiên núi rừng, những nếp nhà sàn vẫn tồn tại như một minh chứng rõ nét nhất về sức sống lâu bền của văn hoá Mường truyền thống.
(HBĐT) - Khám phá và trải nghiệm. Thử thách và hoà mình cùng thiên nhiên. Được sống và tìm hiểu văn hoá của người dân bản địa... Đó chính là điều mà những du khác đã một lần được đặt chân đến mạnh đất Hòa Bình đều không thể nào quên khi tham gia các tour du lịch đi bộ.
(HBĐT) - Đây là lễ hội phổ biến của người Thái ở Mai Châu, cụ thể ở đây là lễ hội của người Thái vùng Mai Thượng, Mai Châu. Lễ xên bản, xên mường chính là lễ cúng bản, cúng mường, thờ cúng thành hoàng bản mường, những người lập nên bản người Thái từ buổi đầu thiên di từ Mường Hước Khà về đây lập nghiệp.
(HBĐT) - Đồng bào Dao chiếm một bộ phận trong cộng đồng dân tộc của tỉnh ta, phân bố hầu hết ở các huyện, thành phố, nhưng tập trung nhiều ở các vùng núi thuộc huyện Kim Bôi, Đà Bắc.
(HBĐT) - Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, do đó, nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Tày là những sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao quanh.