Cơm nếp mới Mường Piệng
(HBĐT) - Mường Piệng là một vùng giáp mường Vang, nhiều phong tục tập quán giống mường Vang, trong đó có lễ cơm mới. Lễ này gồm có trầu cau, nước lã xúc miệng, cơm nếp mới, cá, rượu cần, rượu chai.
Hàng năm cứ vào tháng 10 âm lịch, dân mường Piệng, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) lại tổ chức lễ ăn cơm chung cho cả bản. Trước hôm làm lễ cơm mới, họ lên rừng bóc một thứ vỏ cây, tiếng Mường gọi là “câl chẽo”, thứ vỏ cây này gây độc cho cá nhưng người không bị ngộ độc. Họ mang vỏ cây đập dập thả xuống một khúc suối to có nhiều cá mà trước đó không ai được đánh bắt. Cá ở trong suối bị ngộ độc nhao ra khỏi hang, ngoi lên mặt nước. Họ cùng nhau quăng chài, xúc vợt bắt mang về, chọn cá to ngon đem ốc đồ (túm cá vào lá chuối cũng với gia vị) và đem về nướng để làm lễ và đem nấu măng chua (món măng chua không phải bày lễ). Người ta soạn 7 mâm gồm cá nướng, cơm nếp đong vào bát và rượu chai cùng trầu, cau, tăm, nước lã xúc miệng. Bảy mâm được bày xếp hàng ngay từ ngoài vào trong nhà sàn. Dưới dãy mâm cỗ có một vò rượu cần.
Lễ bày xong ông mo bắt đầu khấn mời các vị Thành Hoàng làng về hưởng lễ và phù hộ, bênh vực cho dân bản làng được khoẻ mạnh và năm tới lại cho mùa màng tốt tươi, thóc lúa đầy nhà. Khi lời khấn đã mời các vị Thành Hoàng uống rượu cần thì ở dưới sân có tiếng giã đuống của 5 cô gái, ý để kính dâng các vị Thành Hoàng và cũng muốn nói lên niềm vui về một vụ lúa bội thu của bốn mươi giống lúa nà, ba mươi giống lúa nương, các cô giã rộn ràng bằng hai, ba loại tiết tấu rồi dừng lại để lời mo tiếp tục dâng rượu, dâng cá, dâng cơm cho các vị Thành Hoàng của bản. Ông mo dâng đủ mười tuần cơm rượu thì mời các vị Thành Hoàng trở về nơi ngự.
Dân Mường bắt đầu uống rượu cần và ăn cơm mới với các món cá. Người ta bày mâm trên các cửa vóng nhà sàn và cả trong lòng nhà. Những người già cả, những người giữ chức việc của mường bản ngồi các mâm trên. Đàn ông ngồi mâm đàn ông ở các cửa vóng phía ngoài. Đàn bà ngồi các mâm cửa vóng phía trong. Các mâm ở giữa lòng nhà dành cho trai gái trẻ và các cháu bé. Những cô gái giã đuống được ăn với nhau một mâm, sau đó các trai bản có thể chen vào cùng vui và ép rượu.
Ăn uống xong, trai gái cũng nhau xuống sân giã đuống và hát giao duyên đến khuya. Cuộc vui kết thúc, ai về nhà nấy.
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Mường Động không chỉ nổi tiếng là một trong bốn trung tâm Mường xưa kia mà còn được biết đến bởi sự huyền bí của khu mộ cổ Đống Thếch, nơi chôn cất của dòng họ Đinh thời quan lang và là dấu tích về một thời phồn vinh, thịnh vượng của người Mường Động khi xưa. Khu mộ cổ đã được bộ VH – TT công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia vào năm 1997
(HBĐT)- Năm 2002, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh được sự cho phép của các cơ quan chức năng đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu, sưu tầm Mo Mường ở Mường Bi, Tân Lạc - Hòa Bình" với mục đích phục dựng sưu tầm 12 đêm mo tang lễ của người Mường. Địa chỉ cụ thể thực hiện tại xóm Lầm, Mường Bi (huyện Tân Lạc). Sau 8 năm xử lý tư liệu, đến tháng 10/2010, cuốn sách Mo Mường Hòa Bình đã chính thức được xuất bản ra mắt bạn đọc.
(HBĐT) - Bên bếp lửa nhà sàn ấm cúng. Cái lạnh đầu đông đã kéo cả gia đình tôi xum họp quanh bếp lửa. Tôi lại có dịp được nghe bà kể chuyện cổ Mường Vang, Mường Vó; chuyện ngày xưa bà và mẹ ngồi dệt nên những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu, những mền chăn ấm áp.
(HBĐT) - Ông Nhâm không còn đếm nổi bây giờ trong làng có bao nhiêu cây Dổi, mà điều đó cũng không còn quan trọng nữa. Giờ đây ông rất vui vì Mường Be, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) quê ông nhà nào cũng có cây dổi. Những cây dổi to, nhiều năm tuổi cũng không bị chặt bán nữa, những cây mới 7,8 năm cũng bắt đầu cho thu quả bói và cả những vườn ươm giống cũng ngợp một màu xanh mướt….!
(HBĐT) - Truyền thống văn hoá của dân tộc Mường không cho phép dựng nhà thành hàng, lối nhưng bao giờ, nhà sàn cũng đều ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi. Mỗi nhà có thể bày biện, trang trí khác nhau nhưng cấu trúc cơ bản về gian, buồng giống nhau. Giữa màu xanh thiên nhiên núi rừng, những nếp nhà sàn vẫn tồn tại như một minh chứng rõ nét nhất về sức sống lâu bền của văn hoá Mường truyền thống.
(HBĐT) - Khám phá và trải nghiệm. Thử thách và hoà mình cùng thiên nhiên. Được sống và tìm hiểu văn hoá của người dân bản địa... Đó chính là điều mà những du khác đã một lần được đặt chân đến mạnh đất Hòa Bình đều không thể nào quên khi tham gia các tour du lịch đi bộ.