Ông mo luôn đóng vai trò quan trọng trong các phần lễ hội của người Mường
Văn hoá ở Mường Bi có nhiều nét đặc sắc, nhiều sinh hoạt một thời đã lôi cuốn đông đảo cộng đồng xã hội người Mường tham gia, có giá trị nhất định phản ánh hiện thực xã hội Mường cổ và góp phần để chúng ta tìm hiểu những tư duy cổ xưa của người Mường. Những sinh hoạt ấy bộc lộ khá rõ trong các ngày lễ, ngày hội. Sau đây chúng tôi nêu một số lễ hội tiêu biểu:
PhầnI: Hội, lễ nông nghiệp
1. Hội xuống đồng (Khuống mùa):
Là một hội được tổ chức lớn ở nhiều nơi. Ở xã Phong Phú, Hội xuống đồng tổ chức ở xóm Lý. Nơi đó dựng một miếu lớn bằng gỗ thờ đức thánh Tản, trong hậu cung miếu có tượng người bằng đá. Hội diễn ra từ ngày khai hạ (ngày 7 tháng giêng) chậm nhất đến ngày mồng mười tháng giêng, tức ngày 10 tháng bốn mường Bi phải tổ chức xong. Ngày mở hội dân chúng toàn mường đến dự. Ông mo thay mặt dân xã, mặc áo thụng. đội mũ tai én làm lễ khấn thánh Tản phù trợ mùa màng tươi tốt. Dân xã mổ một con hoãng đi săn được trừ khi không có mới mổ bò cúng thay, kiêng không mổ trâu, sau đó để ăn chung. Người đến hội tự mang theo cơm nắm.
Cộng đồng dân xã tổ chức rước kiệu đưa thánh Tản từ ngoài bãi vào miếu, có nhạc lưu thuỷ đi kèm. Ở bãi rộng cạnh miếu, trai gái đưa nhau ném còn. Các đội pùa (cồng) của các xóm và mường bạn đến để đua tiếng chiêng của nhau. Đội Pùa của xã Phong Phú xếp theo trật tự 6 chiếc: 3 chiêng bé, 3 chiêng to: đánh theo lối 3 tiếng dập 1.
Giữa bãi cỏ có treo một lá cờ thần khá lớn.
Buổi trưa, ai đói tự giác vào các lán cạnh miếu ăn cơm. Trong ấy, dân xã đã chuẩn bị nhiều cảnh rượu cần. Uống rượu cần là một thú vui lành mạnh, lôi cuốn nhiều lứa tuổi tham gia. Tại đó, chú chám có toàn quyền xử phạt những ai không thực hiện đúng luật uống rượu cần bất kể họ là dân đinh hay quan cun lang đạo.
Hội xuống đồng tổ chức ở xã Địch Giáo vào tháng tư lịch mường Bi. Xã thịt một con trâu làm lễ tế thần, vừa để đón dân chúng toàn mường Bi (xưa gồm 7 xã: Do Nhân, Quy Mỹ, Phong Phú, Địch Giáo, Tuân Lộ, Mỹ Hoà, PHú Vinh) tới tu sửa lại con mương Lò, bắt nguồn từ suối Kem, chảy qua các sườn đồi xóm Kem về sườn đồi xóm Lầm. Mỗi người đến làm mang theo một gói cơm. Trâu đã tế thần xong sẽ xả thịt chia cho các đầu giáp. Các dầu giáp lại chia về đầu đinh. Dân chúng các xã ăn uống xong lại làm tiếp tới chiều tối mới nghỉ. Mỗi giáp mang theo một chiêng tođánh cổ động. Hộ nào trong 7 xã mường Bi không có người đi sẽ bị cun mường bắt phạt rất nặng.
Lễ xuống đồng ở Địch Giáo là một hội lớn mang tính chất toàn mường. Mo mường làm lễ cúng tưởng nhớ người đầu tiên làm ra con mương. Theo lời mo, người mở mương đó không phải là người Mường ở mường Bi. Người giúp mường thiết kế mở mương có tên là Ải Lý, Ải Lo. Ải Lý, Ải Lo phải chăng là một người Thái. Bởi lẽ, người Thái ở trên mường Bi có kinh nghiệm làm mương, đắp phai. Ải tiếng Thái có nghĩa là bố. Ải Lý, Ải Lo nghĩa là bố Lý, bố Lo. Các bố đã giúp mường làm một con mương lấy nước từ suối Kem tưới cho cả cánh đồng Nóng do cun Khang tạo Khạng mở. Sau này, con mương ấy còn có tên là mường Lò. Khi làm lễ dân mường dâng hương hồn ông Ải Lý, Ải Lo một mâm cỗ có một con vịt luộc với hàm ý tưởng nhớ con người thích sống gần môi trường nước.
2. Hội cầu mưa:
Tháng 4, mùa sấm mọc, dân làng đợi nước làm ruộng nhưng trời vẫn không cho mưa, các già làng giục con cháu làm lễ cầu mưa. Ở xã Mỹ Hoà, dân Đống Chuông cử lễ ở bãi Tếnh lìm do xóm Đon làm chủ lễ, mâm lễ phải thịt con gà trắng. Nơi đó có mó nước chảy từ núi đã ra, từ xã xưa dân đã thờ ma nước. Họ cho rằng ma khú ngủ quên nên không nghe thấy sấm gọi nên không dậy lấy nước cho dân chúng làm mùa. Cỗ cúng có trứng và gạo vì họ nghĩ ma khú ăn các thứ đó. Sau tế lễ, dân chúng kéo nhau tới mó lấy đã ném vào vũng nước cạn có ý đánh thức ma nước dậy. Mọi người người hò reo vang dội. Nhiều người mang theo súng bắn lên trời. Hai xóm Đon và Chuông còn bày binh diễn trận, xóm Chuông là giặc. Hai xóm giả đánh nhau. Chủ tế xóm Đon cầu vua nước gây mưa để dẹp giặc.
3. Lễ rửa lá lúa:
lễ này tổ chức vào kỳ lúa đang đứng cái, khoảng tháng 7 tháng 8 âm. Các gia đình đan các sọt tre có cắm 6 lông gà vòng quanh ra đặt ở đầu ruộng, lại làm nhiều chiếc que cao trên 1m, ngọn có cắm chéo lông gà giả làm cánh cắm ở trong ruộng. Nhiều gia đình còn cho trẻ em lấy lông gà cắm ở quanh bờ ruộng. Mâm cúng bày nhiều bát cháo thịt gà đem đặt ở đầu ruộng để ông mo đọc lời khấn cầu mong mùa màng ít sâu bệnh. Lời mo kể về thời tiền sử, ngày đất đai chưa có hạt lúa để người ăn. Vua Dịt Dàng sai các con vật đi tìm. Mãi rồi con chuột lên gặp bà
4. Lễ cơm mới:
Sau một mùa thu hoạch, trước khi ăn cơm gạo mới người mường Bi có tục làm tết ăn cơm mới cúng tổ tiên. Người Mường không cúng giỗ cha mẹ, việc tưởng nhớ công sinh thành của cha mẹ đều làm kết hợp vào các ngày làm vía, làm lễ, ngày tết. Lễ cơm mới do riêng từng gia đình tổ chức, ngoài việc mời mo đến cúng gia đình không muốn mời ai khác. Xưa kia bà con ít làm vụ chiêm phần đa các giống lúa cấy trồng vào vụ mùa. Lễ cơm mới tổ chức vào tháng 10. Trước lúc dọn cỗ ăn mừng sản phẩm nong nghiệp do mình làm ra, họ mang ít thức ăn cho con chó, con trâu, ngầm ý: Các vật nuôi trong nhà cùng chia vui với người. Ở xã Phong Phú, khu vực chợ Lồ, vào dịp làm tết cơm mới, nhà lang tổ chức khá to, có làm bánh chưng con và bắt cá ở Pai Ải về cúng vía lúa.
Một số nhà trong vùng có tục chọn vài ba cây lúa nương dài cả rễ lẫn bông treo cạnh bếp để giữ vía lúa.
( Phần II: Hội lễ có tính tín ngưỡng dân gian)
(HBĐT tổng hợp)
Ngay từ thời sinh viên khi nghe thầy kể về sự độc đáo của cạp váy dân tộc Mường đã khiến chúng tôi tò mò và thích thú. Khi bắt đầu tìm hiểu, tôi mới biết được: cạp váy của người Mường là cả một kho tàng, là cả một nghệ thuật - nghệ thuật tạo hình. Cái riêng, cái độc đáo nhất của trang phục được thể hiện ở cạp váy. Chính cạp váy đó là điểm khác biệt nhất, không lẫn với trang phục của các dân tộc khác
(HBĐT) - Mường Động không chỉ nổi tiếng là một trong bốn trung tâm Mường xưa kia mà còn được biết đến bởi sự huyền bí của khu mộ cổ Đống Thếch, nơi chôn cất của dòng họ Đinh thời quan lang và là dấu tích về một thời phồn vinh, thịnh vượng của người Mường Động khi xưa. Khu mộ cổ đã được bộ VH – TT công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia vào năm 1997
(HBĐT)- Năm 2002, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh được sự cho phép của các cơ quan chức năng đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu, sưu tầm Mo Mường ở Mường Bi, Tân Lạc - Hòa Bình" với mục đích phục dựng sưu tầm 12 đêm mo tang lễ của người Mường. Địa chỉ cụ thể thực hiện tại xóm Lầm, Mường Bi (huyện Tân Lạc). Sau 8 năm xử lý tư liệu, đến tháng 10/2010, cuốn sách Mo Mường Hòa Bình đã chính thức được xuất bản ra mắt bạn đọc.
(HBĐT) - Bên bếp lửa nhà sàn ấm cúng. Cái lạnh đầu đông đã kéo cả gia đình tôi xum họp quanh bếp lửa. Tôi lại có dịp được nghe bà kể chuyện cổ Mường Vang, Mường Vó; chuyện ngày xưa bà và mẹ ngồi dệt nên những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu, những mền chăn ấm áp.
(HBĐT) - Ông Nhâm không còn đếm nổi bây giờ trong làng có bao nhiêu cây Dổi, mà điều đó cũng không còn quan trọng nữa. Giờ đây ông rất vui vì Mường Be, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) quê ông nhà nào cũng có cây dổi. Những cây dổi to, nhiều năm tuổi cũng không bị chặt bán nữa, những cây mới 7,8 năm cũng bắt đầu cho thu quả bói và cả những vườn ươm giống cũng ngợp một màu xanh mướt….!
(HBĐT) - Truyền thống văn hoá của dân tộc Mường không cho phép dựng nhà thành hàng, lối nhưng bao giờ, nhà sàn cũng đều ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi. Mỗi nhà có thể bày biện, trang trí khác nhau nhưng cấu trúc cơ bản về gian, buồng giống nhau. Giữa màu xanh thiên nhiên núi rừng, những nếp nhà sàn vẫn tồn tại như một minh chứng rõ nét nhất về sức sống lâu bền của văn hoá Mường truyền thống.