Lễ rước kiệu Thành Hoàng làng trong Lễ Hội Khai hạ ở Mường Bi
1/ Lễ nạ mụ:
Có dịp chúng ta vào bất kỳ một ngôi nhà sàn của người mường Bi nào hễ ngước nhìn lên mái gianh gian trong sẽ thấy những giỏ đan mắt cáo, nguyên liệu bằng tre nứa cắm ở phía trên đoàn tay, người mường gọi cái đó là nạ mụ ( giả làm mặt người giữ vía). Bao nhiêu nạ mụ là bấy nhiêu người con.
Lễ nạ mụ tổ chức sau 1 tuần sau khi đứa trẻ ra đời. Gia chủ mổ gà cúng vía đứa trẻ, đồng thời làm một nạ mụ trong đựng một đầu ngọn mía, một đôi đũa bông, người mường Bi quan niệm vía của đứa trẻ do một bà mụ trên trời cai quả. Làm nạ mụ là làm nhà để bà ta biết chỗ ở của vía, thỉnh thoảng bà về săn sóc cho chủ vía ít ốm đau, mau ăn chóng khoẻ.
Nạ mụ của mỗi người để trong nhà cho tới lúc về già. Khi ốm đau bệnh tật người già làm lễ giữ vía (gọi là làm mụ thố). Nạ mụ người già con cháu đưa thêm vào một mảnh vải gọi là thêm số, thêm phận xiên qua một quả trứng. Ngoài ra có bỏ thêm vài cành lá cây si và cuộn chỉ tơ vào nạ mụ. Dân gian truyền rằng: nhà mụ trú ở gốc cây si chỉ vì cây si đổ nên vía mới xấu, phải làm lễ kéo cây si dậy sức khoẻ của chủ vía mới trở lại bình thường. Nạ mụ có cuộn dây là vì thế.
Việc làm nạ mụ truyền thuyết lý giải như sau: bà mụ ở trên trời cao, khi xuống trần gian phải qua một con suối, bà ấy lấy mía làm cầu, lấy lau làm gậy đỡ và dựng nhà phên nứa để ở do vậy làm nạ mụ có ý tượng trưng cho những thứ đã kể trên.
Người đến mo gọi mụ ở trên cung trăng xuống. Hôm mo có một cối giã vừng để bên khi cần mo giã cối xua đuổi ma xấu đi.
2. Lễ cầu mát:
Một khi làng xóm nào đó của người Mường Bi bị hoả hoạn, dân làng cho rằng: do đất ở nóng quá phát hoả nên phải làm lễ cầu mát. Mọi thủ tục cúng, cầu xong dân mường sẽ chọn một lão nông mang con trâu ra cày một lối xung quanh xóm và mọi người lấy nước đổ vào luống cày ấy. Lời mo trong hành lễ cầu cả bốn thần: trời- đất- nước- lửa phù trợ cho làng yên vui, mát mẻ.
3. Lễ nhóm lửa:
Gia chủ làm nhà mới khi dựng các cột bếp bao giờ cũng có lễ lấy một bẹ chuối cắt hình ba con cá kẹp vào một cái cắp nứa buộc lên cột bếp. Già làng bảo làm thể để người nhà đỡ bị hoả hoạn. Ba con cá là để dành cho ba ông bà đầu rau ăn. Còn ở cột cái của bếp họ đặt một quả bí xanh phớt trắng. Trước lúc đun nấu ở nhà mới, gia chủ làm một lễ nhóm lửa, cầu thần bếp cho đặt ba hòn đầu rau và một hòn đá cái giữ vía chủ nhà. Ngoài ra, còn lấy vỏ cây núc nắc bỏ bốn góc bếp và giữ bếp. Lửa cháy ngay là may. Chẳng may tắt phải mo thần bếp một chặng dài nữa. Lửa nhóm bếp đã cháy sáng ngôi nhà, cụ ta ăn một bát cơm, một quả trứng, sau đó cụ sai con cháu vào trải chiếu cho cụ nằm nghỉ ở sàn đến sáng mai dậy sớm gọi con cháu dậy làm cơm ăn. Có khi cụ chỉ giả ngủ một lúc rồi trở dậy nói: “Trời sáng rồi, đêm qua ngủ ngon lắm.”
Đêm ấy trong căn nhà mới, dưới ánh sáng của ngọn lửa bếp, gia chủ mời mọi người đến vui uống rượu cần. Gia chủ còn vãi thóc đã rang cho bọn trẻ nhặt ăn và bê rổ ốc luộc để các bà vừa nhảy ăn, vừa nói chuyện.
4. Hội chùa Kè: Là một hội lớn. Hàng năm tổ chức vào ngày 16/2 âm lịch, thu hút dân chúng mấy xã vùng thượng mường Bi về dự. Chùa lợp gianh, tương truyền ở trong đó có hòn đá gọi là bụt mọc. Chùa không có sư chủ trì. Người về dự tự cầu có nhắc câu: A di đà phật. Cái hấp dẫn chính của hội chùa Kè là các hình thức sinh hoạt văn hoá. Ở đó hàng năm có tổ chức vui ném còn cho trai gái trước cửa nhà phật. Có bãi đánh quay cho các em 10 đến 18 tuổi. Có bãi thi bắn tên và bắn súng hoả mai. Ai bắn trúng đích được thưởng uống một gáo rượu cần. Năm nào được mùa, mổ trâu tế phật có tổ chức vui thổi khèn, séc Pùa. Người đến dự hội gồm đủ loại người, ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Các bố mế vui vầy quanh cảnh rượu cần. Con trai quan cun, nhà giầu có khoe những khẩu súng hoả mai dài 7 đến 9 đốt và cùng nhau trổ tài bắn súng. Trai gái thường dân say sưa với trái còn và những cái nỏ được vót gọt cầu kỳ. Các bà, các cô khoe những bộ váy áo mới, thể hiện tài thêu thùa canh cửi của mình.
Đây là ngày hội chùa lớn đã đi sâu vào ký ức nhiều người vùng thượng mường Bi
Như trên, chúng tôi đã dẫn ra những hội, lễ tiêu biểu của vùng Bi, có thể nói, xưa, những lễ nghi mang tình hội ở vùng này klhông rõ. Đọng trong ký ức của già mường có ba lễ lớn gọi là có mang tính hội một chút. Hội xuống đồng sửa mương Lò ở Địch Giáo thuần tuý lấy số người đông của bẩy xã thung lũng làm nền cho hội nên có không khí hội mà thiếu các hành động hội. Lẽ rước kiệu Thánh Tản ở xã Phong Phú, loại đi cái vui vẻ đương nhiên của tục uống rượu cần vốn nhà nào ở mường Bi cũng diễn ra thì hành động hội hiện lên mở nhạt qua các đường còn bay qua lại trước đền. Hội Chù Kè ở xã Phú Vinh tuy phong phú trò vui nhưng lại ngẫu hứng chưa có quy mô tổ chức nên không điển hình cho một hội của toàn mường.
Ngược lại, cái khắc rõ vào đời sống văn hoá người mường Bi là hướng về lễ, những lễ nghi nông nghiệp hay tín ngưỡng, tục thờ, thu gọn trong một gia đình ( tết cơm mới , làm vía, dựng nhà…) hay mở rộng ra trong một xóm, một mường nhỏ ( lễ cầu mưa - cầu mát ...) - Những ngày lễ ấy, con người chấp nhanạ một thể thức trang nghiêm, được đặt ra như một tiền lệ hơn là sự bộc cảm, sự phô diễn những tài năng của cá nhân trước thiên nhiên và con người để hướng con người tới cái đẹp của nghệ thuật mà ở bất cứ hội nào cũng phải diễn ra. Điều ấy, âu cũng phản ánh phần nào cái nếp sống thâm trầm, chừng mực, biết khiêm nhường, hướng vào chiều sâu nội tâm của con người mường Bi. đấy là một giả đinh.
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Tổ chức lễ cưới là một bước ngoặt có ý nghĩa rất quan trọng trong một đời người và cũng là ngày vui nhất, kỷ niệm sâu sắc nhất của một đôi nam nữ sau khi đã ăn hỏi, phải tiếng “chơi với nhau cho nên cửa, dộng với nhau cho nên nhà”. Tuỳ từng dân tộc, từng vùng, từng giai đoạn lịch sử mà lễ cưới diễn ra có khác nhau. Tìm hiểu lễ cưới giúp chúng ta nhận ra nếp sống của con người trong xã hội ấy.
(HBĐT) - Bộ trang phục duyên dáng, gọn gàng bó sát người làm nổi lên những đường cong khoẻ khoắn tuyệt đẹp của những cô gái Thái; trang phục của nam giới thì giản dị, gần gũi với môi trường cảnh quan, không sặc sỡ và cầu kỳ…
Ngay từ thời sinh viên khi nghe thầy kể về sự độc đáo của cạp váy dân tộc Mường đã khiến chúng tôi tò mò và thích thú. Khi bắt đầu tìm hiểu, tôi mới biết được: cạp váy của người Mường là cả một kho tàng, là cả một nghệ thuật - nghệ thuật tạo hình. Cái riêng, cái độc đáo nhất của trang phục được thể hiện ở cạp váy. Chính cạp váy đó là điểm khác biệt nhất, không lẫn với trang phục của các dân tộc khác
(HBĐT) - Mường Động không chỉ nổi tiếng là một trong bốn trung tâm Mường xưa kia mà còn được biết đến bởi sự huyền bí của khu mộ cổ Đống Thếch, nơi chôn cất của dòng họ Đinh thời quan lang và là dấu tích về một thời phồn vinh, thịnh vượng của người Mường Động khi xưa. Khu mộ cổ đã được bộ VH – TT công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia vào năm 1997
(HBĐT)- Năm 2002, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh được sự cho phép của các cơ quan chức năng đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu, sưu tầm Mo Mường ở Mường Bi, Tân Lạc - Hòa Bình" với mục đích phục dựng sưu tầm 12 đêm mo tang lễ của người Mường. Địa chỉ cụ thể thực hiện tại xóm Lầm, Mường Bi (huyện Tân Lạc). Sau 8 năm xử lý tư liệu, đến tháng 10/2010, cuốn sách Mo Mường Hòa Bình đã chính thức được xuất bản ra mắt bạn đọc.
(HBĐT) - Bên bếp lửa nhà sàn ấm cúng. Cái lạnh đầu đông đã kéo cả gia đình tôi xum họp quanh bếp lửa. Tôi lại có dịp được nghe bà kể chuyện cổ Mường Vang, Mường Vó; chuyện ngày xưa bà và mẹ ngồi dệt nên những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu, những mền chăn ấm áp.