Trang phục của phụ nữ Tày ( Đà Bắc)
(HBĐT) - Người Tày – Thái ở Đà Bắc có hai bộ phận: bộ phận đông nhất là người Tày – Thái, một bộ phận ít hơn là người Tày ở các tỉnh thuộc khu vực Việt Bắc tới. Trang phục của bộ phận người Tày giống như trang phục của người Tày giống như trang phục của người Tày ở các tỉnh thuộc khu Việt Bắc. Vì vậy, phần này chỉ tập trung trình bày về trang phục của người Tày – Thái ở Đà Bắc.
1/ Trang phục của nam giới
- Áo: Dài đến ngang mông, cổ đứng, cao 3 cm, xẻ ngực, thường cài bằng khuy vài. Chất liệu làm từ vải bông tự dệt, nhuộm chàm hợc chàm đen.
- Quần: ống rộng và đứng, bằng vải mộc màu trắng hoặc xanh chàm. Khi mặc cạp buộc túm trước bụng và định vị bằng sợi dây vải.
- Khăn chít đầu: là một tấm vải rộng 20 cm, dài 1,5 cm, màu chàm. Khi chít khăn lên đầu, khăn dắt mối, đầu khăn buông xuống bên tai trái dài độ 20 cm. Nhưng khi có việc đi ra ngoài đường, mam giới thường đội nón hoặc có ô che.
- Khăn thắt lưng: Có màu hoa thiên lý hoặc hồng nhạt. Khi thắt, buông đầu khăn xuống dài xuống độ 40 cm về phía hông trái.
- Trang phục của thầy mo: Giống như trang phục của thầy mo người Thái ở Sơn La, áo dài quá đầu gối, màu đen, xanh, đỏ, tím, may rộng, tay áo rộng, cổ đứng, xẻ ngực, khi mặc cài khuy hoặc không cài khuy. Quần may ống đứng, màu trắng, xanh, đen, khi mặc cài khuy hoặc không cài khuy. Quần may ống đứng, màu trắng, xanh, đen, khi mặc buộc túm ở trước bụng và định vị bằng sợi dây vải. Khi làm lễ, thầy mo chít khăn hoặc đội mũ, tay cầm quath hoặc cờ, lưng đeo kiếm, ngoài ra còn có các dụng cụ trừ tà ma để giữ uy lực của thầy mo.
2/ Trang phục của phụ nữ:
- Áo: có 3 loại: áo ngắn, áo ngắn sẻ ngực không cài khuy và áo dài.
+ Áo ngăn: Gấu áo dài ngang thắt lưng, cổ áo tròn, xẻ ngực từ cổ áo xuống đến cạp váy có đính hai hàng khuy bạc hình đôi bướm hoặc hình đôi ve sầu (một con cái và một con đực). Ở đầu con bướm cái có một lỗ tròn nhỏ để khi cài áo thì móc vào đầu con bướm đực, giữ cho áo kín ngực. Áo ngắn thường bố trí khuy lẻ đôi, chẳng hạn như 5 đôi, 7 đôi, 9 đôi,.
+ Áo ngắn xẻ ngực không cài khuy: Dài ngang thắt lưng, khi mặc gấu áo buông ra ngoài cáp váy, cổ áo tròn, xẻ ngực, tay áo may chật, có các màu trắng, xanh, hồng.
+ Áo dài: Dài quá đầu gối, tay áo may chật, áo có các màu: đen, xanh, hồng, xẻ ngực theo hai cách: xẻ từ cổ xuống 20 cm để khi mặc chui đầu, giống như chiếc áo dì của phụ nữ Thái vùng Sơn La, Lai Châu; hoặc xẻ ngực dọc đến hết gấu áo mở thành hai tà áo giống như chiếc áo dài của phụ nữ Mường, khi mặc để hở chiếc áo ngắn ở bên trong và các hàng khuy bạc đính ở trên áo ngắn.
+ Yếm: Là một tấm áo ngắn không may tay, khi mặc chui qua đầu, có màu hồng và đen, cổ yếm có đính hạt kim sa.
+ Váy: Có nhai loại: váy cạp thêu và váy cạp hoa chìm.
+ Váy cạp thêu: Váy chia thành 3 phần: phần thân váy dài nhất có màu đen hoặc màu xanh chàm; phần giữa gồm những miếng vải gồm xanh, đỏ, vàng, hồng, rộng 3cm, dài 15 cm may sát nhau theo chiều thẳng đứng; phần trên cùng là một miếng vải dày thêu hình rồng, phượng, cỏ cây hoa lá nổi, có các mầu đỏ, nâu, vàng, xanh thêu theo chiều ngang giống như cạp váy Mường.
+ Váy cạp hoa chìm: Váy cạp hoa chìm chia làm hai phần: cạp váy và thân váy. Cạp váy chỉ là một dải vải hoa sáng in hoa xanh, chìm. Khi mặc, gập cạp váy độ 20 cm vắt từ phải qua trái dùng khăn định vị. Phần thân váy dài đến gót chân có màu xanh chàm hoặc đen. Cả hai loại váy cạp thêu và cạp hoa chìm đều có lót vải đỏ ở trong gấu váy, giống như váy của người Thái ở Mai Châu.
- Khăn đội đầu: Thường gọi là khăn Piêu, là một tấm vải tự dệt, dày xốp, nhuộm màu xanh chàm, mỗi đầu thêu 30 cm, trên đó thêu nổi các hình con ve, vạch chéo, hình quả trám, hình mặt trời, hình răntg cưu. Các hình trên chia thành múi và có các màu sặc sỡ khác nhau. Chiếc khăn piêu thể hiện đặc trưng văn hoá, đồng thời cũng thể hiện kỹ năng thêu thùa khéo léo, tinh tế, đạt đến trình độ điêu luyện của người phụ nữ Tày – Thái ở đà Bắc nói riêng.
- Khăn thắt lưng: Rộng 20 cm, khi thắt gập lại thành nhiều lớp buộc búi về phái hông phải, hai đầu khăn thả xuôi xuống độ 20 cm và so le nhau, khăn có màu hoa thiên lý hoặc màu hồng nhạt.
- Đổ trang sức: Phụ nữ Tày – Thái ở đà Bắc đeo rất nhiều đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay, nhẫn vàng, bạc, hoa tai. Có một số phụ nữ đeo bộ xà tích giống như phụ nữ Mường.
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Hiện nay, tục ăn trầu của người Mường không còn phổ biến, chỉ còn lại một số người già ở các vùng Mường còn giữ nếp ăn trầu. Tuy nhiên, trầu cau vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá; trong tất cả mọi nghi lễ trong đời sống của người Mường.
(HBĐT) - Tổ chức lễ cưới là một bước ngoặt có ý nghĩa rất quan trọng trong một đời người và cũng là ngày vui nhất, kỷ niệm sâu sắc nhất của một đôi nam nữ sau khi đã ăn hỏi, phải tiếng “chơi với nhau cho nên cửa, dộng với nhau cho nên nhà”. Tuỳ từng dân tộc, từng vùng, từng giai đoạn lịch sử mà lễ cưới diễn ra có khác nhau. Tìm hiểu lễ cưới giúp chúng ta nhận ra nếp sống của con người trong xã hội ấy.
(HBĐT) - Bộ trang phục duyên dáng, gọn gàng bó sát người làm nổi lên những đường cong khoẻ khoắn tuyệt đẹp của những cô gái Thái; trang phục của nam giới thì giản dị, gần gũi với môi trường cảnh quan, không sặc sỡ và cầu kỳ…
Ngay từ thời sinh viên khi nghe thầy kể về sự độc đáo của cạp váy dân tộc Mường đã khiến chúng tôi tò mò và thích thú. Khi bắt đầu tìm hiểu, tôi mới biết được: cạp váy của người Mường là cả một kho tàng, là cả một nghệ thuật - nghệ thuật tạo hình. Cái riêng, cái độc đáo nhất của trang phục được thể hiện ở cạp váy. Chính cạp váy đó là điểm khác biệt nhất, không lẫn với trang phục của các dân tộc khác
(HBĐT) - Mường Động không chỉ nổi tiếng là một trong bốn trung tâm Mường xưa kia mà còn được biết đến bởi sự huyền bí của khu mộ cổ Đống Thếch, nơi chôn cất của dòng họ Đinh thời quan lang và là dấu tích về một thời phồn vinh, thịnh vượng của người Mường Động khi xưa. Khu mộ cổ đã được bộ VH – TT công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia vào năm 1997
(HBĐT)- Năm 2002, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh được sự cho phép của các cơ quan chức năng đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu, sưu tầm Mo Mường ở Mường Bi, Tân Lạc - Hòa Bình" với mục đích phục dựng sưu tầm 12 đêm mo tang lễ của người Mường. Địa chỉ cụ thể thực hiện tại xóm Lầm, Mường Bi (huyện Tân Lạc). Sau 8 năm xử lý tư liệu, đến tháng 10/2010, cuốn sách Mo Mường Hòa Bình đã chính thức được xuất bản ra mắt bạn đọc.