(HBĐT) - Lễ hội Mường Động được tổ chức 2 năm một lần vào ngày 7 “cây ” tháng hai (theo lịch Mường). Đây là lễ hội lớn nhất trong vùng 5 xã Vĩnh Đồng, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Hợp Đồng, Thượng Tiến (Kim Bôi), mỗi lần tổ chức thu hút hàng nghìn lượt người tham dự.

 

Qua lời kể của cụ Bùi Văn Ngậm, xóm Chiềng 4, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi), tên gọi của hội trước đây là hội chùa Động. Thời gian mới khôi phục lấy tên là lễ hội truyền thống Mường Động. Cứ 2 năm lễ hội được tổ chức một lần, năm chẵn được tổ chức lớn hơn tại đình, năm lẻ tổ chức tại chùa. Phần lễ sắm bày biện ở 2 ban là ban thượng và ban hạ, thầy cúng làm lễ là người có uy tín, tiếng nói với dân, được nhân dân chỉ định. Về sắm phần lễ trước đây được phân công cho xóm Cặm Cõ, xã Đông Bắc lo làm đu, ậu tạo cốc lo bàn nhắm, ông Từ lo phần cúng ở đình chùa, các ậu trong Mường mang đồ lễ về cúng. Năm nào tổ chức ở đình cúng tại đình, tổ chức ở chùa cúng ở chùa.

Trong lễ hội, phần lễ mang đầy tính tâm linh, tín ngưỡng của người dân trong vùng như tổ chức rước kiệu đón phật từ chùa Động về đình (chùa Động thờ phật vua Dịt Dàng) do 4 chàng trai khoẻ mạnh, đội mũ, mặc áo hai cánh khiêng kiệu cùng cờ cái, cờ quân, sáo, nhị. Nhà lang, ậu mõ và nhân dân cùng đi về đình làm lễ. Phần hội được tổ chức tại sân chùa hay đồng chùa, có năm tổ chức tại sân đình. Hội diễn ra một ngày gồm có chơi đu, ném còn, rước kiệu, thi bắn nỏ, bắn súng, đua ngựa, hát ví, thường rang, bộ mẹng.

 

ông Bùi Minh Lợi, cán bộ văn hoá xã Vĩnh Đồng cho biết: Trước đây do chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, lễ hội Mường Động từng bị lãng quên trong một thời gian dài. Đời sống nhân dân được nâng lên, theo đó, nhu cầu về văn hoá, tinh thần, việc giao lưu giữa các nền văn hoá ngày càng đông. Lễ hội Mường Động được khôi phục đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhân dân các xã trong vùng. Vào năm 1995, lễ hội được tổ chức lại nhưng mang tính tự phát, chủ yếu diễn ra các hoạt động văn nghệ, thi đấu thể thao bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co... Một số nét văn hoá truyền thống mang bản sắc dân tộc Mường chưa có điều kiện khôi phục. Dẫu vậy, mỗi lần lễ hội tổ chức đã thu hút khách thập phương 4 vùng mường lớn và nhiều nơi khác cùng đến dự.

 

Đồng chí Bùi Văn Hùng,  Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Vĩnh Đồng cho biết: Đình Mường Động xây khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII tại Mường Chiềng (nay là xóm Chiềng 4) hướng đình về phía đông. Đây là đình duy nhất có trong vùng và đã được vua sắc phong. Theo Tiến sĩ Hoàng Lương, giảng viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội,  đình Mường Động thờ ba vị thần chính là vua cha (vua Hùng), vua bà (vợ vua Hùng), vua con (con trai vua Hùng) và thờ thành hoàng làng là ông Đinh Công Trinh. Còn trước kia theo truyền thuyết thờ hai anh em thời đánh đuổi giặc ân đã có công khai sinh lập Mường, khu Chiềng Động, Sống, Chanh. Chùa Động trước được xây trên một ngọn đồi (nay là đồi Chùa cũ) sau được chuyển xuống địa điểm cánh đồng, chùa thờ Phật theo tín ngưỡng  của dân tộc Việt. Đình và chùa Động bị tàn phá trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Chùa Động ngày nay chỉ là gò đất bỏ hoang. Đình xây dựng là trụ sở làm việc của xã, bên trong phòng truyền thống được chia làm 2 ngăn, một bên trưng bày hiện vật phòng truyền thống, một bên vẫn thờ theo phong tục địa phương.

Càng về sau, lễ hội Mường Động càng được tổ chức quy mô lớn hơn, hội năm sau lớn hơn năm trước. Nghe tiếng hội xuân, hàng nghìn lượt người về dự hội khiến cho hội xuân  Mường Động thêm nhộn nhịp, đông vui. Với người dân 5 xã vùng Mường Động sau lễ hội luôn tin rằng Ba đức nhà vua, các vị thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hoà, được mùa, được màng nên không ai bảo ai nô nức ra đồng vui cày, cấy, phấn đấu xong trước tháng 2 dương lịch và đón chờ vụ mùa bội thu.

 

                                                                                          Bùi Minh

 

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đền thờ Mẫu âu Cơ trong quần thể di tích thắng cảnh động Tiên.
Trong Tết nhảy của người Dao có nhiều điệu múa đặc sắc.
Mâm cỗ  cúng trong  Tết cơm Đe của  người dân Lạc Thịnh (Yên Thủy).

Lễ cơm mới – nét văn hoá đặc trưng của người Thái

(HBĐT) - Đã thành thông lệ, mỗi năm, cứ vào độ tháng 5 - 6 và tháng 9 - 10 dương lịch, khi những cách đồng lúa trải tấm thảm vàng óng khắp bản làng cũng là lúc các gia đình ở làng trên, xóm dưới của huyện Mai Châu lại chộn rộn với công việc chuẩn bị cho lễ cơm mới. Người dân tộc Thái nơi đây quan niệm, để có một mùa vụ bội thu, thì sự phù hộ của đất trời, tổ tiên là rất quan trọng. Do vậy, sau mỗi mùa vụ, khi thóc, lúa đã nồng thơm, đầy bồ, các gia đình đều làm lễ cúng cơm mới với ý nguyện bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất.

Lễ hội xuống đồng

(HBĐT) - Bao đời nay, người dân xã Yên Phú vẫn tự hào về mảnh đất non nước hữu tình, giàu truyền thống văn hóa của đất mường Lạc Sơn. Từ những dãy núi đá sừng sững ôm ấp bản làng , dòng sông Bưởi hiền hòa uốn lượn đã làm nên những truyền thuyết dân gian làm say đắm lòng người, bồi đắp tâm hồn con người Yên Phú nhân hậu, thủy chung.

Cỗ trong ngày thờ tổ tiên dịp Tết Nguyên đán của người Mường.

(HBĐT) - Đối với người Mường, Tết Nguyên đán là cái tết quan trọng nhất, to nhất trong một năm, nhiều vùng chỉ ăn một cái Tết Nguyên đán chứ không ăn tết gì khác. Trong dịp tết Nguyên đán, mỗi nhà tổ chức một bữa tiệc dâng tổ tiên và thần thánh, bữa đó gọi là làm tết.

Một số lễ hội đầu xuân độc đáo ở tỉnh ta

(HBĐT) - Trong những ngày đầu năm, các bản làng đều tổ chức nhiều hoạt động lễ, hội độc đáo mang tính cộng đồng cao và đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng Tây Bắc. Dọc tuyến QL 6 lên phía Tây Bắc, vào những ngày đầu xuân, có 3 lễ hội lớn được mọi người quan tâm, đó là lễ hội Khai hạ của đồng bào Mường, hội xên bản, xên Mường của đồng bào Thái và lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông.

Trống Đồng - Tài sản vô giá của nền văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Trống đồng là tài sản quý giá được coi là báu vật mà cha ông để lại cho chúng ta hôm nay, là biểu tượng của nền văn minh và văn hoá Việt Nam thời dựng nước. Hoà Bình là một trong những tỉnh phát hiện và lưu giữ nhiều trống đồng nhất trong cả nước.

Văn hoá Hoà Bình

(HBĐT) - Sau những kết quả thu được từ việc khai quật 9 trong số 20 địa điểm di tích hang động tại vùng núi đá vôi Hoà Bình, năm 1927, nhà khảo cổ học người Pháp- Madelene Colani đã đề xuất khái niệm “Văn hoá Hoà Bình” chia làm 3 giai đoạn: Hậu kỳ đồ đá, Tiền đá mối, Sơ kỳ đá mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục