Bà Bùi Thị Diệu, xóm Chiềng 2 - xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) - một trong những phụ nữ dân tộc Mường còn lưu giữ hàm răng đen được nhuộm từ xưa.

Bà Bùi Thị Diệu, xóm Chiềng 2 - xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) - một trong những phụ nữ dân tộc Mường còn lưu giữ hàm răng đen được nhuộm từ xưa.

(HBĐT) - Nhuộm răng là truyền thống đẹp của người Việt cổ, nhưng đến nay, chuẩn mực cái đẹp đã thay đổi nên còn ít người giữ được tục nhuộm răng. Đất Hòa Bình là cái nôi của người Việt cổ, vì thế, người Mường cũng có tục nhuộm răng đen độc đáo và khác lạ so với người Kinh, người Thái. Nét đẹp văn hóa này đến nay vẫn được lưu giữ ở rất nhiều vùng, nhiều thôn, bản trên đất Hòa Bình.

 

Đến trung tâm Mường Động, vừa đi đường, vừa ghé qua nhiều gia đình để gặp gỡ và tìm hiểu, sự cởi mở của mọi người làm tăng thêm phần kỳ thú của câu chuyện về truyền thống đẹp ít được lưu giữ trong sách, báo. Chung một lời kể, chung một tâm trạng, các mế đã qua tuổi 70 vừa từ tốn nhai trầu, vừa kể rành rọt từng chi tiết, công đoạn trong quá trình nhuộm răng của người Mường Hòa Bình.

 

Quy trình nhuộm răng của người Mường cũng có nhiều nét tương đồng với người Kinh nhưng chất liệu để nhuộm răng khác hẳn. Người Kinh dùng bột nhựa cánh kiến, nước cốt chanh hay hạnh, phèn đen, nhựa của gáo dừa, còn người Mường chỉ dùng quả mè và quả sống- vốn là hai loại quả phổ biến trên rừng, được trồng cả trong vườn. Để nhuộm răng được đen và đều, người Mường dùng quả sống (một loại quả rừng lá xanh biếc to bằng bàn tay, quả to như quả xổ và có vị chua) thái ra phơi khô, nấu lên ngậm nước để làm sạch, tê và mềm răng. Nước ngậm của quả sống có vị chua nên phải ngậm liên tục, hết vị chua lại nhổ đi, ngậm tiếp nước mới, cứ ngậm như vậy từ 4- 5 tiếng để cho lớp men ngoài răng mềm, ngấm màu đen của thuốc nhuộm dễ hơn. Cầu kỳ như vậy nhưng có lẽ khó khăn nhất trong quá trình nhuộm răng phải kể đến thời gian dán quả mè lên răng. Qủa mè được dùng để nhuộm răng phải là mè non để có độ chát và “dính răng”. Mè non được đồ lên, đổ ra tách lấy vỏ ngoài và giã nhỏ, phần mè vừa giã được đem lên dán vào các dụng cụ lao động bằng sắt đã được rửa sạch như cuốc, xẻng, dao với mục đích tạo phản ứng, độ đen cho thuốc nhuộm. Các mảng mè sau khi dán lên cuốc xẻng đã khô lại được mang ngâm nước cho mềm rồi gói vào lá chuối tiêu, mỗi lá bằng ngón tay và được đem nướng lên. Theo lời kể của các mế, mè phải được gói vào lá chuối tiêu, vì lá chuối tiêu có vị khé, chát, hợp với mè. Quy trình “chế biến” mè không chỉ dừng lại ở đó mà sau khi được bọc lá chuối nướng xong, mè được bỏ ra giã lại một lần nữa rồi mới chính thức dính lên răng.

 

Tay cuộn cuộn lá trầu, mế Diệu ở xóm Chiềng 2, xã Vĩnh Đồng(Kim Bôi) chia sẻ: ngày xưa ai cũng nhuộm răng, tuổi bắt đầu nhuộm răng là từ thiếu nữ tầm 16-18, cứ tối đến là cả trai gái, cả già trẻ, từng tốp một 5, 6 người quây quần bên bếp lửa cùng nhau nhuộm răng, nhiều đôi yêu nhau còn nhuộm răng cho nhau. Nhuộm răng xưa như một nét đẹp, chuẩn mực, răng càng đen càng đẹp, đen nhánh, đều màu càng khéo, nhuộm răng vất vả lắm nhưng ai cũng hồ hởi…  Cười lớn, các mế như tán đồng rồi lại vui vẻ đưa tôi trở lại với câu chuyện đầy thú vị. Nhuộm răng không chỉ vất vả lúc ngậm quả sống khi phải “thưởng thức” đủ vị chua, vị chát và tê buốt, khó chịu nhức nhối mà khó khăn nhất vẫn là khi ngậm mè. Theo kinh nghiệm, người Mường khi nhuộm răng chỉ ngậm mè vào buổi tối- trời thật tối hẳn và ngậm 5-6 miếng mè vừa bằng ngón tay thức suốt đêm khuya đến tận sáng mai khi hửng trời và bắt đầu một ngày lao động mới thì mọi người bỏ mè ra. Quy trình dán mè như vậy được tiến hành trong 3 đêm liên tục để răng nhuộm được đen và bền màu. Các mế kể rằng để cho răng đẹp phải thường xuyên ăn trầu để giữ màu, nếu muốn răng đen nhánh dùng nhựa ở thân cây sim phơi khô bôi vào răng. Nhuộm răng không chỉ là một truyền thống văn hóa mà còn giúp cho răng chắc, khỏe và thể hiện cái duyên của người Mường, đặc biệt là phụ nữ Mường. Phụ nữ Mường xưa mặc trang phục dân tộc, đầu quấn khăn trắng và ánh cười đen khỏe mạnh được coi như chuẩn mực của cái đẹp, của sự khỏe mạnh, đảm đang và khéo léo.

 

Về đất Hòa Bình ngày nay, không chỉ riêng Mường Động mà đa số các địa danh cư trú của người Mường như: Mường Vang, Mường Thàng, Mường Bi, hay đến cả ở thành phố Hòa Bình như Dân Chủ,ũóm Dè, xóm Gai… vẫn còn nhiều người Mường nhuộm răng, họ là phụ nữ và đều ở tuổi bác, tuổi bà hay cụ, kị. Nói đến nhuộm răng ai cũng tự hào, họ chính là nhân chứng sống cho một thời kỳ, là những người gìn gìn cái đẹp, gìn giữ văn hóa cho đời sau.

 

                                                                                       Lê Thùy

                                                                                    (Sở TT-TT)

 

Các tin khác

Những ngôi nhà sàn cổ nằm thấp thoáng bên sườn đồi ở xóm Ái, xã Phong Phú (Tân Lạc).
Không có hình ảnh
Đền thờ Mẫu âu Cơ trong quần thể di tích thắng cảnh động Tiên.

Vui Tết nhảy cùng đồng bào dân tộc Dao

(HBĐT)- Bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp, khi hoa đào, hoa mơ trong vườn, trên các triền đồi chúm chím những nụ xuân, khắp các bản làng người Dao lại rộn ràng những đêm Tết nhảy. Phong tục, nghi thức của mỗi ngành Dao có nét khác nhau nhưng lễ nghi cơ bản đều giống nhau. Hàng năm, người Dao có nhiều cái Tết nhưng Tết Nguyên đán và Tết nhảy là lớn nhất, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cộng đồng.

Về Lạc Thịnh vui Tết cơm Đe

(HBĐT) - Trong cái se lạnh của những ngày cuối tháng 10 âm lịch, bát cơm đe khiến đôi má thiếu nữ thêm ửng hồng, mâm cơm chay làm cả gia đình nhớ về những năm tháng khó khăn gian khổ nhưng thắm thiết ân tình đoàn kết. Thời gian đã làm cho Đình Rậm không còn giữ được nguyên trạng vẻ linh thiêng, cổ kính nhưng Tết cơm đe vẫn được người dân Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) trân trọng, lưu giữ như một niềm tự hào dân tộc.

Lễ cơm mới – nét văn hoá đặc trưng của người Thái

(HBĐT) - Đã thành thông lệ, mỗi năm, cứ vào độ tháng 5 - 6 và tháng 9 - 10 dương lịch, khi những cách đồng lúa trải tấm thảm vàng óng khắp bản làng cũng là lúc các gia đình ở làng trên, xóm dưới của huyện Mai Châu lại chộn rộn với công việc chuẩn bị cho lễ cơm mới. Người dân tộc Thái nơi đây quan niệm, để có một mùa vụ bội thu, thì sự phù hộ của đất trời, tổ tiên là rất quan trọng. Do vậy, sau mỗi mùa vụ, khi thóc, lúa đã nồng thơm, đầy bồ, các gia đình đều làm lễ cúng cơm mới với ý nguyện bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất.

Lễ hội xuống đồng

(HBĐT) - Bao đời nay, người dân xã Yên Phú vẫn tự hào về mảnh đất non nước hữu tình, giàu truyền thống văn hóa của đất mường Lạc Sơn. Từ những dãy núi đá sừng sững ôm ấp bản làng , dòng sông Bưởi hiền hòa uốn lượn đã làm nên những truyền thuyết dân gian làm say đắm lòng người, bồi đắp tâm hồn con người Yên Phú nhân hậu, thủy chung.

Cỗ trong ngày thờ tổ tiên dịp Tết Nguyên đán của người Mường.

(HBĐT) - Đối với người Mường, Tết Nguyên đán là cái tết quan trọng nhất, to nhất trong một năm, nhiều vùng chỉ ăn một cái Tết Nguyên đán chứ không ăn tết gì khác. Trong dịp tết Nguyên đán, mỗi nhà tổ chức một bữa tiệc dâng tổ tiên và thần thánh, bữa đó gọi là làm tết.

Một số lễ hội đầu xuân độc đáo ở tỉnh ta

(HBĐT) - Trong những ngày đầu năm, các bản làng đều tổ chức nhiều hoạt động lễ, hội độc đáo mang tính cộng đồng cao và đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng Tây Bắc. Dọc tuyến QL 6 lên phía Tây Bắc, vào những ngày đầu xuân, có 3 lễ hội lớn được mọi người quan tâm, đó là lễ hội Khai hạ của đồng bào Mường, hội xên bản, xên Mường của đồng bào Thái và lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục