Bia Lê Lợi đặt tại Bảo Tàng Hòa Bình

Bia Lê Lợi đặt tại Bảo Tàng Hòa Bình

(HBĐT) - Hoà Bình không chỉ là cái nôi của người Việt tiền sử với nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng. Những điều kiên thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho mảnh đất này những cảnh sắc thiên nhiên hớp dẫn và kỳ vĩ.

 

Về mặt địa chất, Hoà Bình được coi là vùng đệm giữa một bên là châu thổ bắc bộ một bên là vùng núi non điệp trùng tây bắc. Địa hình Hoà Bình bị chia cắt bởi nhiều thung lũng với hàng trăm con suối lớn nhỏ tạo nên những cánh đồng tương đối bằng phẳng và màu mỡ. Những rừng núi đá vôi quần tụ tạo nên những bức bình phong che chắn, hình thành nên các quàn thể cư trú của các dân cư nguyên thuỷ từ xa xưa.

Tất cả các yếu tố địa chất từ thiên nhiên đã tạo cho Hoà Bình  hàng trăm hang động tự nhiện lớn nhỏ, với sức hớp dẫn cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình. Các di chỉ, khảo cổ và hệ thống đình, đền, miếu mạo gắn liền với nền văn hoá Hoà Bình  hết sức độc đáo. Hang động không chỉ là sản phẩm đơn thuần của tự nhiên, tạo hoá, mà với thời gian, bàn tay và khối óc của người nguyên thuỷ đã biến nó thành những đối tượng phục vụ cho cuộc đấu tranh sinh tồn của mình và khắc lên đấy những dấu ấn văn hoá vàng son có ý nghĩa cực kỳ to lớn trong lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung, khu vực Đông Nam Á và quốc gia Lạc Việt nói riêng.

 

Tìm và giới thiệu về di tích danh thắng Hoà Bình chính là một cách tiếp cận với mảnh đất kỳ thú, nơi phát sinh một nền văn hoá có sức quyến rũ và thuyết phục không chỉ với các thế hệ cháu con người Việt chúng ta, mà còn cho tất cả những ai quan tâm đến những vấn đề văn hoá lịch sử của nhân loại.

 

I/ Phần I: Di tích lịch sử văn hoá

 

Trong tiến trình của lịch sử, tín ngưỡng dân gian ngày càng phát triển và gắn liền với tâm thức con người, trở thành một bộ phận của đời sống văn hoá, thông qua cái không gian tâm linh cụ thể, trực tiếp, trực diện là hệ thống đình, đến, miếu, mạo, lăng tẩm vốn là nơi thờ phụng các thánh thần, các anh hùng, danh nhân có công với dân, với nước, với cộng đồng cư dân từ gia tộc, dòng họ đến xóm, thôn, làng, bản...

 

Tín ngưỡng dân gian là một biểu hiện cụ thẻ và sinh động của đời sống tâm linh. Ở đó, con  người biểu hiện một niềm tin, một khát vọng, gửi gắm những khát khao và quan niêm về chân - thiện - mỹ, đặc biệt là khi lực lượng sản xuất còn quá nghèo nàn và thô sơ, khi sức mạnh của thiên nhiên vừa như muốn nhấn chìm mọi khát vọng của loài người, lại vừa như động viên, khích lệ sức trỗi dậy của bản năng sinh tồn, sức mạnh của trí tuệ mà chỉ có con người mới được thừa hưởng như một đặc ân của tạo hoá.

 

Tính ngưỡng dân gian, từ buổi khởi hoang sơ, không chỉ là một sản phẩm về nhận thức thế giới của tư duy người tiền sử vào buổi bình minh của nhân loại, mà còn là một vũ khí, một phương tiện làm nên sức mạnh, giúp con người từng bước tồn tại và trưởng thành.

 

Gạt bỏ đi những lớp mông muội và thô sơ của nhận thức, qua hệ thống tín ngưỡng dân gian của cộng đồng cư dân các dân tộc ở Hoà Bình những vầng sáng tri thức và nhân văn lấp lánh làm nên sức hớp dẫn và trinh phục của cảnh sắc và đanh thắng Hoà Bình.

 

Bia Lê Lợi (bia cổ Hào Tráng)

 

Nguyên trước kia, Bia Lê Lợi ở núi đá bên thác bờ, thuộc xã Hào Tráng huyện Đà Bắc. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, Lê Thái Tổ khi qua đây đã làm một bài thơ và bài tiểu dẫn đề rằng:

 

“Năm nhân tý (1432) Thuận Thiên thứ 5, tháng 3, ngày tốt.

Ta đi đánh Đèo Cát Hãn về đây, làm một bài thơ để đời sau được biết về đạo lý đánh giặc:

Bọn phản nghịch Mường Lễ mặt người dạ thú, nếu ngang ngạnh, không chịu theo đức hoá thì phải dẹp ngay cho dứt. Ta chẳng sợ gì hiểm trở và sơn lam chướng khí. Như thế là vì lo nghĩ đến sinh linh trong thiên hạ. Còn phương lực ra quân thì hai đạo Thao-Đà, đường thuỷ là đường tiến binh tốt nhất.

Đường hiểm gập ghềnh không ngại khó

Tuổi già, ta vẫn còn tấm gan sắt đá

Nghĩa khí quét sách ngàn đám mây mù

Tráng tâm san cách muôn trùng núi

Phải trù liệu phương lược làm tốt việc biên phòng

Phải toan tính sao cho xã tắc dài lâu, yên ổn

Ba trăm khúc thác ghềnh nguy hiểm - lời nói ấy kể chuyện

Nat ta chỉ thấy nước chảy thuận dòng”

 

Khi tiến hành ngăn sông Đà để xây dựng nhà máy thuỷ điện Hòa Bình, toàn bộ khu vực thác Bờ thuộc lòng hồ sông Đà bị ngập nước. Để bảo tồn di tích, Sở VH-TT Hà Sơn Bình đã di chuyển Núi Thơ (Bia Lê Lợi) về bảo quản tại Bảo tàng Hoà Bình.

 

Đền thác Bờ:

 

Trước khi xây đập thuỷ điện Hoà Bình, đền thác Bờ có vị trí ở đoạn ngang giữa của thác Bờ. Nhân dân địa phương đã chuyển đền lên cao, nhường chỗ cho khu vực lòng hồ sông Đà.

 

Ở bên trái sông Đà, đền thác Bờ được dựng lại trên đỉnh đồi hang Thầu, thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bác.

 

Ở bên bờ phải sông Đà, đến thác Bờ được dựng lại tại quả đồi thuộc xã Thung Nai, huyện Kỳ Sơn ( Nay là huyện Cao Phong).

 

Tương truyền, năm 1431 đến 1432, vua Lê Lợi đi dẹp giặc ở mường Lễ (Sơn La) qua đoạn thác Bờ hiểm trở đã được nhân dân địa phương giúp đỡ tận tình, trong đó có hai bà: bà Đinh Thị Vân - người Mường ở xã Hào Tráng và một bà người Giao ở xóm Mó Nẻ, xã Vầy Nưa giúp nhà vua về quân lương, phương tiện thuyền bè vượt thác. Khi hai bà mất, vua Lê Lợi đã truy phong công trạng của hai bà và ban chiếu cho lập đền thờ. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là truyền thuyết mà thôi, chứ thực tế, cho đến nay chưa tìm được một tài liệu lịch sử cụ thể nào ghi chép về việc này.

 

Ngày hội chính của đến thác Bờ là mùng bảy tháng giêng âm lịch hàng năm.

 

Trong đền hiện có 38 pho tượng lớn, nhỏ, trong đó có hai pho tượng đồng. Các pho tượng này hiện đã được sửa chữa, bổ sung, làm mới một phần.

 

đến với đền thác Bờ, du khách đi bằng đường thuỷ từ bến cảng trên đập thuỷ điện Hoà Bình. Khoảng một giờ đồng hồ ngồi trên thuyền thưởng ngoạn phong cành lòng hồ sông đà mênh mông kỳ thú, thuyền sẽ đưa du khách đến hai ngôi đền “Chúa thác Bờ” nói trên.

 

Hang Bụt:

 

Hang Bụt nằm ở dãy núi đá vôi thuộc thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc. Trước kia ở ngã ba Mãn Đức có một ngôi chùa gọi là chùa lim. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa bị phá, nhan dân địa phương đã rước bát hương, tượng phật vào hang để thờ cúng nên hang này được gọi là hang Bụt. Cửa hang cách đường quốc lộ khoảng 200 m.

 

Hang Bụt có ba vòm động, Động phía ngoài thờ Thánh Mẫu, Chúa Thượng Ngàn và THuỷ Cung Công chúa. Phiá dưới bệ thờ có bàn thờ vua Hổ.

 

Động thứ hai nối với vòm động thứ nhất bằng một lối vào khá rộng. Trên đường vàop có một khối nhũ trông giống như một ngôi mộ cổ. Trong vòm động thứ hai này có bàn thờ Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn và Phật Quan Âm Bồ Tát.

 

Từ động thứ hai rẽ trái, qua một bức mành đá, rủ từ trên xuống phía dưới, có khối nhũ hình đầu voi phủ phục, vào vòm động thứ ba. Ở ngay giữa nền động thứ ba này là một cây nhũ đá mọc thẳng, cao 2,5m. Phái trong động có bàn thờ đá thờ Cô, thờ Cậu.

 

Trong hang Bụt có vô vàn các khối nhũ rủ xuống, nhô ra thiên hình vạn trạng, gần phía cửa có một lối thông thiên, ánh sáng ngoài trời chiếu vào mờ ảo.

 

Hàng năm vào các dịp lễ tết, nhana dân trong vùng và khách bốn phương về hang Bụt lễ bái, cầu vọng rất đông đúc, thành kính.

 

Hang Chùa và chùa Hang.

 

Nằm trên trục lộ 436 cách Thành phố Hào Bình 80km, cách Nho Quan (Ninh Bình) 13 km, ở địa phận thôn Á Đồng, xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ

Có một quả núi sừng sững tên là Lăng Tiêu. Nằm trong lòng núi là động Văn Quang và 2 ngôi chùa cổ kính. Trong bài ký khắc trên vách núi, năm Thành Thái thứ hai (1890) có ghi:

 

“ Núi này cách phía tây Phủ Thành mười dặm, có thế cáh loan đầu phượng, phía tây nam là núi biếc xanh cao vút tựa sừng hươu. Chùa của dân ấp ở bên phải động. Vẻ níu như cười reo, khí núi càng an linh thảy đều thanh khiết”.

 

Lưng chừng núi là động Văn Quang, trênvách động có thơ đề:

“ Hang động thanh cao giữa hùng quan

Bốn phương chen đứng trập trùng san

Bệ Phật Văn Quang ngời ánh phúc

Đưa bút đề thơ tác núi non”.

 

Từ động Văn Quang bước lên ba bậc đá có một ngôi chùa. Chùa được làm bằng mái gỗ, mái lợp ngói, trên những bước cuốn là đường nét trạm trổ cầu kỳ mang phong cách nghệ thuật thời nguyễn. Phía trước chùa có một bệ thờ bằng đá và xa nữa là một bàn cờ khắc trên phiến đá tự nhiên. Chùa còn có tên chữ là Thanh Lam Tự.

 

Cách chùa này trừng 20 bậc đá là một ngôi chùa khác nằm ấn mình trong vòm hang đá. Chính vì lẽ đó mà cả hai ngôi chùa ở đay còn có tên là chùa hang.

Qua cửa chùa sâu vào các hang động là những khối nhũ muôn hình muôn vẻ, những vòm động thông thoáng, càng đi lên cao không khí càng mát lành.

Lễ hội chùa Hang diễn ra vào tháng giêng. Trong không khí mùa xuân đằm thắm du khách về viếng thăm Thanh Lam Tự, thăm cảnh quan núi non hùng vĩ:

“Nguy nga non động, mở cảnh quan

Lòng núi như sông, chín khúc quanh”

Thắng cảnh Hang chùa đã được bộ văn hoá – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá năm 1994.

 

Đền và miếu Trung Báo

Đây là khu đền, miếu ở thôn Trung Báo, xã Cao Thắng, huyện kim Bôi, cách chợ Bến 3 km theo đường 21.

 

Miếu xưa làm bằng gỗ lợp tranh, đến năm Khải Định thứ 2 (1917) được xây dựng lại theo kiến trúc hình chữ Nhất, phía trước có bức đại tự ghi: Bảo Sơn Dục Tú. Trong miếu thờ Tản Viên Sơn Thánh.

 

Đền Trung báo được dựng giữa hai làng, cách miếu trừng 300 m. Đền cũ đã bị phá huỷ trong chiến tranh, nay nhân dân địa phương dựng lại đền mới, tường xây, ba gian lợp ngói. Đền Trung Báo thờ ba vị: Tản Viên Sơn Thánh, Quốc Mẫu, thành hoàng làng. Lễ hội chính tổ chức 3 năm một lần vào thượng tuần tháng giêng.

 

Đền Thượng

 

Từ thị xã Hoà Bình theo quốc lộ 6 đến ngã ba Mãn Đức, rẽ trái theo quốc lộ 436 tới thị trấn Vụ Bản, qua chợ Vụ Bản qua ngược đồi chừng 100 m theo bậc đá là tới đền thượng. Đền thượng có kiến trúc kiểu chữ Đinh, nằm ẩn mình dưới các tán cây cổ thụ thâm nghiêm và yên tĩnh. Nguyên trước kia đền được xây dựng bằng tranh tre nứa lá, đến năm Bảo ĐẠi thứ 6 (1931) được xây dựng bằng gạch ngói.

 

Đền thượng thờ mẫu Thượng Ngàn, thờ Cô, thờ Cậu là một tục thờ tín ngưỡng cổ xưa của người dân trong vùng.

 

Thời kỳ tổng khởi nghĩa trong cách mạng tháng 8 năm 1945, ban chỉ đạo khởi nghĩa châu Lạc Sơn đã họp ở đay dưới sự chủ trì của đồng chí Vũ Thơ (bí thư ban cán sự Đảng tỉnh Hoà Bình) quyết định phát động quần chúng nhân dân đứng lên dành chính quyền thắng lợi đầu tiên ở tỉnh Hoà Bình.

 

Còn tiếp (Phần 2: Di tích lịch sử cách mạng)  

 

 

 

                                                                     (HBĐT tổng hợp)  

 

Các tin khác

Hai bên thông gia uống ước, ăn trầu, thường đang đối đáp vui vẻ trong đấm cưới.
Ông thầy mo làm lễ lúc 4 giờ sáng mời 3 ông Cun, ông Khôồng Mát xuống ăn sáng.
Trẻ em hồn nhiên, vô tư, cứ thấy đông người là vui, là thích đến đó để chơi.
Bà Bùi Thị Diệu, xóm Chiềng 2 - xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) - một trong những phụ nữ dân tộc Mường còn lưu giữ hàm răng đen được nhuộm từ xưa.

Về làng Mường cổ

(HBĐT) - Mặc dù chỉ cách QL6 với những nhà xây cao tầng, với ôtô chạy tấp nập không xa nhưng xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) vẫn giữ được cái “gốc” của người Mường. Họ vẫn ở nhà sàn cổ, quần một ống, áo pắn (áo ngắn), gặp nhau hát đúm... Đây được coi là xóm cổ nhất của đất Mường Bi. Vừa qua, xóm được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chọn là đại diện dân tộc Mường xây dựng 20 làng truyền thống của cả nước.

Hội xuân Mường Động

(HBĐT) - Lễ hội Mường Động được tổ chức 2 năm một lần vào ngày 7 “cây ” tháng hai (theo lịch Mường). Đây là lễ hội lớn nhất trong vùng 5 xã Vĩnh Đồng, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Hợp Đồng, Thượng Tiến (Kim Bôi), mỗi lần tổ chức thu hút hàng nghìn lượt người tham dự.

Hương vị rượu Hoẵng quê tôi

(HBĐT) - Mỗi miền quê của các dân tộc Việt Nam đều có những đặc sản rất riêng của từng vùng, miền, nhất là các DTTS ở vùng cao. Ngày Tết, xin giới thiệu hương vị rượu hoãng của dân tộc Dao Tiền - Hòa Bình. Đặc điểm vừa là rượu dùng trong ngày Tết Nguyên đán và các lễ hội. Nhưng rượu còn kết hợp với một số củ, quả, cây lá thuốc tại quê hương dân tộc để chữa bệnh rất kết quả…

Trẩy hội chùa Tiên

(HBĐT) - Xa quê nhiều năm, xuân này, tôi mới có dịp trở lại quê nhà ăn Tết. Mấy cô bạn thuở thiếu thời hẹn hò: Mồng 4 tết đi hội chùa Tiên nhé, vui lắm!

Vui Tết nhảy cùng đồng bào dân tộc Dao

(HBĐT)- Bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp, khi hoa đào, hoa mơ trong vườn, trên các triền đồi chúm chím những nụ xuân, khắp các bản làng người Dao lại rộn ràng những đêm Tết nhảy. Phong tục, nghi thức của mỗi ngành Dao có nét khác nhau nhưng lễ nghi cơ bản đều giống nhau. Hàng năm, người Dao có nhiều cái Tết nhưng Tết Nguyên đán và Tết nhảy là lớn nhất, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cộng đồng.

Về Lạc Thịnh vui Tết cơm Đe

(HBĐT) - Trong cái se lạnh của những ngày cuối tháng 10 âm lịch, bát cơm đe khiến đôi má thiếu nữ thêm ửng hồng, mâm cơm chay làm cả gia đình nhớ về những năm tháng khó khăn gian khổ nhưng thắm thiết ân tình đoàn kết. Thời gian đã làm cho Đình Rậm không còn giữ được nguyên trạng vẻ linh thiêng, cổ kính nhưng Tết cơm đe vẫn được người dân Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) trân trọng, lưu giữ như một niềm tự hào dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục