Trẻ em hồn nhiên, vô tư, cứ thấy đông người là vui, là thích đến đó để chơi.
(HBĐT) - Trong bữa ăn cộng đồng của người Mường thường có mâm ăn cho trẻ em. Ít nhất thì một, hai mâm nhiều thì cũng đến ba, năm mâm cho trẻ em. Bữa ăn cộng đồng chỉ có một khi có công có việc như ma chay, cưới xin, ngày khánh thành nhà, ngày mượn việc và ngày lễ hội.
Vậy trẻ em có vai trò gì trong những ngày này? Trẻ em thật hồn nhiên và vô tư, chưa biết lo lắng công việc mà chỉ biết vui, thích vui và thích chơi, nó cứ thấy đông người là vui, là thích đến đó để chơi. Đám vui như đám đi rể, đám đón dâu, đám lợp nhà, đám mượn việc thì chúng tha hồ vui thoả thích, còn đám tang thì chung chưa biết buồn nhiều lắm, chúng chỉ biết là đông người thì thích và hơn nữa chúng đến chơi vì tò mò và học hỏi.
Ngoài việc chơi và xem người lớn chúng chẳng đòi hỏi và phá phách gì, chúng hồn nhiên đến dễ thương. Đến bữa, người lớn bao giờ cũng dọn mâm cơm rồi gọi tất cả trẻ con chơi quanh đó lên nhà ăn cơm. Có người đi phục vụ đám mà gần đến gời ăn không thấy con mình đâu thì về nhà gọi con cho đi theo. Và gia chủ khi dọn mâm ra mà thấy còn thiếu con nhà ai thì họ tìm gọi đến để ăn.
Người mường trước đây dân số ít mỗi xóm chỉ lác đác một, hai chục nóc nhà nên mỗi khi có việc thì trong xóm mỗi nhà có từ một đến hai người đến giúp. Hôm đó chỉ là việc riêng của gia đình nhưng cả xóm đến giúp như thế là thành bữa ăn cộng đồng. Chỉ có bữa ăn cộng đồng mới có thị mà người Mường gọi là có canh, ngày thường bữa ăn của họ rất đơn giản, rất ít tthức ăn. Những ngày như thế người lớn ăn mà không có trẻ con ăn thì ai cũng không đành lòng. Họ cảm thấy nghẹn ngào khi ăn một miếng ngon mà con mình thì không có được. Cho nên việc có mâm trẻ con trong bữa ăn cộng đồng của người Mường đã trở thành một phong tục, một thông lệ bình thường được xuất phát từ tâm lý đầy tính nhân bản của con người.
Nhà ai có việc mà không có mâm dành cho trẻ em thì cả cộng đồng đều lên án. Họ lên án không bằng phải ứng đòi có mâm cho trẻ em mà có khi xong việc họ bỏ về nhà ăn cơm rau cùng con chứ không ở lại ăn cỗ một mình.
Tuy nhiên trường hợp như vậy là rất hiếm, như chúng tôi đã nói trên, việc có mâm ăn cho trẻ em trong bữa ăn cộng đồng đã trở thành phong tục của người Mường. Nhưng ngày nay, phong tục này đã có phần mai một do nhiều yếu tố khách quan mang lại. Ngày nay trong bữa ăn cộng đồng của người Mường vẫn có mâm cho trẻ em, nhưng thường chỉ có con em trong họ gần của gia chủ đến ăn thôi chứ không phải tất cả trẻ em trong xóm đến ăn như trước nữa.
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Xa quê nhiều năm, xuân này, tôi mới có dịp trở lại quê nhà ăn Tết. Mấy cô bạn thuở thiếu thời hẹn hò: Mồng 4 tết đi hội chùa Tiên nhé, vui lắm!
(HBĐT)- Bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp, khi hoa đào, hoa mơ trong vườn, trên các triền đồi chúm chím những nụ xuân, khắp các bản làng người Dao lại rộn ràng những đêm Tết nhảy. Phong tục, nghi thức của mỗi ngành Dao có nét khác nhau nhưng lễ nghi cơ bản đều giống nhau. Hàng năm, người Dao có nhiều cái Tết nhưng Tết Nguyên đán và Tết nhảy là lớn nhất, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cộng đồng.
(HBĐT) - Trong cái se lạnh của những ngày cuối tháng 10 âm lịch, bát cơm đe khiến đôi má thiếu nữ thêm ửng hồng, mâm cơm chay làm cả gia đình nhớ về những năm tháng khó khăn gian khổ nhưng thắm thiết ân tình đoàn kết. Thời gian đã làm cho Đình Rậm không còn giữ được nguyên trạng vẻ linh thiêng, cổ kính nhưng Tết cơm đe vẫn được người dân Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) trân trọng, lưu giữ như một niềm tự hào dân tộc.
(HBĐT) - Đã thành thông lệ, mỗi năm, cứ vào độ tháng 5 - 6 và tháng 9 - 10 dương lịch, khi những cách đồng lúa trải tấm thảm vàng óng khắp bản làng cũng là lúc các gia đình ở làng trên, xóm dưới của huyện Mai Châu lại chộn rộn với công việc chuẩn bị cho lễ cơm mới. Người dân tộc Thái nơi đây quan niệm, để có một mùa vụ bội thu, thì sự phù hộ của đất trời, tổ tiên là rất quan trọng. Do vậy, sau mỗi mùa vụ, khi thóc, lúa đã nồng thơm, đầy bồ, các gia đình đều làm lễ cúng cơm mới với ý nguyện bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất.
(HBĐT) - Bao đời nay, người dân xã Yên Phú vẫn tự hào về mảnh đất non nước hữu tình, giàu truyền thống văn hóa của đất mường Lạc Sơn. Từ những dãy núi đá sừng sững ôm ấp bản làng , dòng sông Bưởi hiền hòa uốn lượn đã làm nên những truyền thuyết dân gian làm say đắm lòng người, bồi đắp tâm hồn con người Yên Phú nhân hậu, thủy chung.
(HBĐT) - Đối với người Mường, Tết Nguyên đán là cái tết quan trọng nhất, to nhất trong một năm, nhiều vùng chỉ ăn một cái Tết Nguyên đán chứ không ăn tết gì khác. Trong dịp tết Nguyên đán, mỗi nhà tổ chức một bữa tiệc dâng tổ tiên và thần thánh, bữa đó gọi là làm tết.