Ông thầy mo làm lễ lúc 4 giờ sáng mời 3 ông Cun, ông Khôồng Mát xuống ăn sáng.

Ông thầy mo làm lễ lúc 4 giờ sáng mời 3 ông Cun, ông Khôồng Mát xuống ăn sáng.

(HBĐT) - Trong không gian mùa xuân, chúng tôi cùng được ngợp trong “ Không gian văn hóa Mường” đặc sắc của họa sỹ Vũ Đức Hiếu - người sưu tầm, gom nhặt, ghi chép và cất giữ những gì thuộc về văn hoá Mường để phần nào tái hiện được đầy đủ các mặt trong đời sống sinh hoạt, kinh tế, tinh thần của người Mường. Ở đây, chúng tôi đã được cảm nhận một buổi lễ thật ý nghĩa với mùa xuân – lễ mát nhà!

 

Để thực hiện lễ mát nhà theo đúng nghi lễ truyền thống của nhà lang trước đây, gia chủ phải chuẩn bị đồ lễ phục vụ cho lễ cúng khá chi tiết, cầu kỳ. Lễ cúng phải có 100 mâm cỗ với đủ các món: rượu, xôi, thịt lợn, gà, chó, rau, quả đu đủ, hoa dâm bụt, trầu cau…Mâm lót lá chuối và được đặt ở các vị trí theo sự hướng dẫn của thầy mo. Lễ cúng thường được thực hiện từ 4 h sáng đến 20 h tối của một ngày đẹp được thầy mo chọn trước với hàng chục người phục vụ, bày biện đồ lễ … Thầy Mo Đinh Công Hẩy, nhân vật chính điều hành buổi lễ hôm nay được gia chủ mời về từ vùng đất cổ - Mường Bi. 

    

                  Hàng chục người có mặt để phục vụ buổi lễ

 

  

    

                  Lễ thực hiện với quy mô hàng trăm mâm cỗ

 

  

    

    Thày mo cầm dao, làm phép đuổi tà ma, xui xẻo quanh khu vực bếp và đuổi ra cửa…phần nghi thức này kết thúc phần lễ.

 

Hơn ai hết hiểu về ý nghĩa và cung cách thực hiện lễ mát nhà, thầy mo Đinh Công Hẩy cho biết: Bắt đầu từ 4 h sáng, ông làm lễ mời 3 ông cun, ông khôồng mát xuống ăn sáng. Bữa sáng có trứng gà luộc, xôi trắng. Sau khi ăn sáng xong và chứng kiến các phần lễ được gia đình chuẩn bị, ba ông sẽ lên thiên đình mời các vị thần linh xuống để làm phép “mát nhà” và dự tiệc.

 

Đây là nghi lễ ý nghĩa và hiện vẫn rất hữu dụng trong đời sống sinh hoạt thường nhật của đa số người Mường Hòa Bình. Tuy nhiên, lễ mát nhà của nhà lang còn rất, bởi tổ chức theo quy mô này cần cầu kỳ, tốn kém, mất nhiều thời gian, công sức.

 

Với mong muốn cầu được mọi điều may mắn, tốt lành trong năm mới và một ý nghĩa to lớn là phục dựng lại một nghi lễ truyền thống của dân tộc Mường, họa sỹ Vũ Đức Hiếu đã cố gắng hết mình để thực hiện nguyên bản một nghi lễ dưới sự hướng dẫn của thầy mo và những kiến thức, hiểu biết anh thu thập được qua tài liệu nghiên cứu. Lễ thực hiện có sự chắt lọc những nét hay, nét ưu việt của truyền thống; hạn chế bớt những rườm rà, phức tạp.

 

Họa sỹ Vũ Đức Hiếu cho biết: Năm nào anh cũng tổ chức lễ mát nhà tại Không gian văn hóa Mường. Thực hiện phần lẽ này, ngoài mong muốn “làm mát” cho quần thể không gian văn hóa Mường; “mát” cho cuộc sống của bà con làm việc tại đây; tạo môi trường để nhiều người được tham gia, tìm hiểu sâu hơn về phong tục tập quán dân tộc và đặc biệt là mong muốn lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

 

Qua buổi lễ và những chia sẻ của người tổ chức, thực hiện, những người được tham dự chương trình cảm thấy thật hứng thú và trân trọng một xã hội người Mường có tầm vóc văn hóa lớn.

 

Lời mời thầy mo đã đưa đông đủ các vị thần về làm lễ, làm phép, xua đuổi tà ma, xui xẻo, chứng kiến lòng thành của gia chủ và phù hộ cho gia chủ năm mới mọi điều may mắn, tốt lành, mát mẻ.

 

Buổi lễ đã được thực hiện thành công và thật ý nghĩa, vui vẻ, ấm áp bởi hôm nay còn trở thành buổi xum họp, đoàn tụ, sẻ chia, yêu thương, ấm áp của gia đình, hàng xóm, bạn bè…. 

 

 

 

                                                                                  Hồng Duyên

 

 

 

Các tin khác

Trẻ em hồn nhiên, vô tư, cứ thấy đông người là vui, là thích đến đó để chơi.
Bà Bùi Thị Diệu, xóm Chiềng 2 - xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) - một trong những phụ nữ dân tộc Mường còn lưu giữ hàm răng đen được nhuộm từ xưa.
Những ngôi nhà sàn cổ nằm thấp thoáng bên sườn đồi ở xóm Ái, xã Phong Phú (Tân Lạc).

Hương vị rượu Hoẵng quê tôi

(HBĐT) - Mỗi miền quê của các dân tộc Việt Nam đều có những đặc sản rất riêng của từng vùng, miền, nhất là các DTTS ở vùng cao. Ngày Tết, xin giới thiệu hương vị rượu hoãng của dân tộc Dao Tiền - Hòa Bình. Đặc điểm vừa là rượu dùng trong ngày Tết Nguyên đán và các lễ hội. Nhưng rượu còn kết hợp với một số củ, quả, cây lá thuốc tại quê hương dân tộc để chữa bệnh rất kết quả…

Trẩy hội chùa Tiên

(HBĐT) - Xa quê nhiều năm, xuân này, tôi mới có dịp trở lại quê nhà ăn Tết. Mấy cô bạn thuở thiếu thời hẹn hò: Mồng 4 tết đi hội chùa Tiên nhé, vui lắm!

Vui Tết nhảy cùng đồng bào dân tộc Dao

(HBĐT)- Bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp, khi hoa đào, hoa mơ trong vườn, trên các triền đồi chúm chím những nụ xuân, khắp các bản làng người Dao lại rộn ràng những đêm Tết nhảy. Phong tục, nghi thức của mỗi ngành Dao có nét khác nhau nhưng lễ nghi cơ bản đều giống nhau. Hàng năm, người Dao có nhiều cái Tết nhưng Tết Nguyên đán và Tết nhảy là lớn nhất, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cộng đồng.

Về Lạc Thịnh vui Tết cơm Đe

(HBĐT) - Trong cái se lạnh của những ngày cuối tháng 10 âm lịch, bát cơm đe khiến đôi má thiếu nữ thêm ửng hồng, mâm cơm chay làm cả gia đình nhớ về những năm tháng khó khăn gian khổ nhưng thắm thiết ân tình đoàn kết. Thời gian đã làm cho Đình Rậm không còn giữ được nguyên trạng vẻ linh thiêng, cổ kính nhưng Tết cơm đe vẫn được người dân Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) trân trọng, lưu giữ như một niềm tự hào dân tộc.

Lễ cơm mới – nét văn hoá đặc trưng của người Thái

(HBĐT) - Đã thành thông lệ, mỗi năm, cứ vào độ tháng 5 - 6 và tháng 9 - 10 dương lịch, khi những cách đồng lúa trải tấm thảm vàng óng khắp bản làng cũng là lúc các gia đình ở làng trên, xóm dưới của huyện Mai Châu lại chộn rộn với công việc chuẩn bị cho lễ cơm mới. Người dân tộc Thái nơi đây quan niệm, để có một mùa vụ bội thu, thì sự phù hộ của đất trời, tổ tiên là rất quan trọng. Do vậy, sau mỗi mùa vụ, khi thóc, lúa đã nồng thơm, đầy bồ, các gia đình đều làm lễ cúng cơm mới với ý nguyện bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất.

Lễ hội xuống đồng

(HBĐT) - Bao đời nay, người dân xã Yên Phú vẫn tự hào về mảnh đất non nước hữu tình, giàu truyền thống văn hóa của đất mường Lạc Sơn. Từ những dãy núi đá sừng sững ôm ấp bản làng , dòng sông Bưởi hiền hòa uốn lượn đã làm nên những truyền thuyết dân gian làm say đắm lòng người, bồi đắp tâm hồn con người Yên Phú nhân hậu, thủy chung.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục