Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan

Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan

(HBĐT) - Theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trên địa bàn Hoà Bình đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại, nhiều địa danh đã trở thành di tích lịch sử các mạng và tồn tại như những chứng nhân lịch sử.

 

Trong quá trình cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, ở tỉnh Hoà Bình đã lần lượt hình thành 4 khu căn cứ địa cách mạng, nằm trong hệ thống chiến khu Hoà – Ninh – Thanh, bao gồm:

 

-         Khu căn cứ mường Khói và “ Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu” tại huyện Lạc Sơn.

-         Khu căn cứ Cao Phong - Thạch Yên ở huyện Kỳ Sơn (cũ) nay thuộc huyện Cao Phong.

-         Khu căn cứ Tu Lý - Hiền Lương ở huyện Đà Bắc.

-         Khu căn cứ Mường Diềm ở huyện đà Bắc.

 

Cùng với hoạt dodọng ở các khu căn cứ là phong trào đấu tranh cách mạng mà dấu ấn còn để lại đến ngày nay, gồm các di tích lịch sử cách mạng.

 

Nhà tù Hoà Bình:

 

Địa danh lịch sử này gắn liền với tên tuổi các chiến sỹ cách mạng như: Lê đức Thọ, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Đức Tâm, Lê Quốc Thân, NGuyễn Văn Hậu....Hoạt động trong Chi bộ nhà tù và các đồng chí Vũ Thơ, Vũ Đình Bản, Phan Lang là cán bộ của Xứ uỷ Bắc Kỳ được cử lên Hoà Bình lãnh đạo, tổ chức phong trào cách mạng ở Hoà Bình.

 

Di tích Nhà tù Hoà Bình hiện nằm ở suối Đúng, cách bờ trái sông Đà 300m, thuộc phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình.

 

Nhà tù được xây dựng năm 1896 để giam giữ thường phạm. Đến năm 1943, thực dân Pháp chuyển một số tù chính trị từ Nhà tù Sơn La về đây giam giữ.

 

Những năm 1943-1945, phong trào hoạt động cách mạng của Chi bộ Nhà tù do đồng chí Lê Đức Thọ là Bí thư đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng ở Hoà Bình.

 

Di tích Nhà tù Hoà Bình vừa là nơi ghi dấu tôi ác của thực dân, vừa là nhân chứng cho tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Di tích Nhà tù Hoà Bình đã được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp bằng công nhận là di tích quốc gia.

 

Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan

 

Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Hoà BÌnh đã có nhiều đóng góp to lớn về sức người, sức của cho cuộc kháng chiến. đã có nhiều tấm gương anh dũng hy sinh và nhiều trận đánh oanh liệt diễn ra dọc theo quốc lộ 6, đường 12, đường 21 và trên sông Đà.

 

Ngày 13 - 12 – 1951 tại dốc Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Kỳ Sơn ( nay là huyện Cao Phong), đã diễn ra một trận đánh quyết liệt. Trong trận đánh này, anh Hùng Cù Chính Lan đã nêu một tầm gương chiến đấu dũng cảm làm nức lòng quân dân cả nước - một mình dùng lựu đạn tiêu diệt xe tăng Pháp. Địa điểm trận đánh và xác xe tăng bị anh hùng Cù Chính Lan tiêu diệt đã trở thành di tích lịch sử và được Bộ VH-TT công nhận năm 1993.

 

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, tương đài anh hùng Cù Chính Lan đánh xe tăng trên đường số 6 đã được khanh thành đúng nơi diễn ra trận đánh xưa, do hoạ sỹ Mai Chí Tẩu thực hiện.

 

Tượng đài Triệu Phúc Lịch

 

Năm 1947, một trung đội du kích người Dao xã Toàn Sơn do Trung đội trưởng Triệu Phúc Lịch lãnh đạo đã anh dũng chống trả sự tấn công của một đội quân Pháp tại khu vực dốc Tra. Trong trận đánh này, Trung đội trưởng Triệu Phúc Lịch đã anh dũng hy sinh. Tại khu vực diễn ra trận đánh ( Dốc Tra,  Toàn Sơn, Đà Bắc), nhà nước đã cho xây dựng tượng đài Triệu Phúc Lịch. Tượng được xây dựng năm 1979, do họa sỹ Nắng Mai thể hiện.

 

Tượng đài có chiều cao hơn 3m, nằm ở sườn đồi bên phải đường lên thị trấn Tu Lý, được Bộ VH-TT công nhận di tích năm 1996.

 

Tượng đài Tây Tiến

 

Đầu năm 1947, đoàn quân Tây Tiến (Trung đoàn 52) được thành lập có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, đánh tiêu hao địch ở thượng Lào để hỗ trợ cho cuộc kháng chiến ở những vùng khác trên đất Lào. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến rất rộng, gồm vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam và Thượng Lào: từ Châu Mai, Châu Mộc, sang tận Sầm Nừa rồi vòng về qua miền tây Thanh Hoá. Những nơi này lúc đó rất hoang vu và hiểm trở, núi cao, sông sâu, rừng rậm, nhiều thú dữ. Sinh hoạt của những người lính Tây Tiến hết sức gian khổ, ốm đau không có thuốc men, tử vong vì sốt rét và trận mạc.

 

Tại một ngọn đồi ở xóm Châu Trang, xã Thượng Cốc, huyện lạc Sơn ( Nơi đặt Trạm Quân y Trung đoàn ), cách đây hơn 50 năm đã có hơn 200 chiến sỹ của đoàn quân Tây Tiến nằm lại trong tiếng cồng thương tiếc của người dân Mường Vang.

 

Năm 1991, huyện uỷ, UBND huyện Lạc Sơn đã xây dựng tượng đài Tây Tiến để tưởng niệm những chiến sỹ trong đoàn quân Tây Tiến đã hy sinh vì tổ quốc. Trên tấm bia đá dựng ở chân tượng đài có khắc đoạn thơ trích từ bài thơ Tây Tiến nổi tiếng của nhà thơ Quang Dũng nói về cái chết bi tráng của những người lính Tây Tiến:

 

“Rải rác biên cương mùa viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

 

 

                                                              HBĐT tổng hợp

 

Các tin khác

Bia Lê Lợi đặt tại Bảo Tàng Hòa Bình
Hai bên thông gia uống ước, ăn trầu, thường đang đối đáp vui vẻ trong đấm cưới.
Ông thầy mo làm lễ lúc 4 giờ sáng mời 3 ông Cun, ông Khôồng Mát xuống ăn sáng.
Trẻ em hồn nhiên, vô tư, cứ thấy đông người là vui, là thích đến đó để chơi.

Nhuộm răng đen - nét đẹp người Mường

(HBĐT) - Nhuộm răng là truyền thống đẹp của người Việt cổ, nhưng đến nay, chuẩn mực cái đẹp đã thay đổi nên còn ít người giữ được tục nhuộm răng. Đất Hòa Bình là cái nôi của người Việt cổ, vì thế, người Mường cũng có tục nhuộm răng đen độc đáo và khác lạ so với người Kinh, người Thái. Nét đẹp văn hóa này đến nay vẫn được lưu giữ ở rất nhiều vùng, nhiều thôn, bản trên đất Hòa Bình.

Về làng Mường cổ

(HBĐT) - Mặc dù chỉ cách QL6 với những nhà xây cao tầng, với ôtô chạy tấp nập không xa nhưng xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) vẫn giữ được cái “gốc” của người Mường. Họ vẫn ở nhà sàn cổ, quần một ống, áo pắn (áo ngắn), gặp nhau hát đúm... Đây được coi là xóm cổ nhất của đất Mường Bi. Vừa qua, xóm được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chọn là đại diện dân tộc Mường xây dựng 20 làng truyền thống của cả nước.

Hội xuân Mường Động

(HBĐT) - Lễ hội Mường Động được tổ chức 2 năm một lần vào ngày 7 “cây ” tháng hai (theo lịch Mường). Đây là lễ hội lớn nhất trong vùng 5 xã Vĩnh Đồng, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Hợp Đồng, Thượng Tiến (Kim Bôi), mỗi lần tổ chức thu hút hàng nghìn lượt người tham dự.

Hương vị rượu Hoẵng quê tôi

(HBĐT) - Mỗi miền quê của các dân tộc Việt Nam đều có những đặc sản rất riêng của từng vùng, miền, nhất là các DTTS ở vùng cao. Ngày Tết, xin giới thiệu hương vị rượu hoãng của dân tộc Dao Tiền - Hòa Bình. Đặc điểm vừa là rượu dùng trong ngày Tết Nguyên đán và các lễ hội. Nhưng rượu còn kết hợp với một số củ, quả, cây lá thuốc tại quê hương dân tộc để chữa bệnh rất kết quả…

Trẩy hội chùa Tiên

(HBĐT) - Xa quê nhiều năm, xuân này, tôi mới có dịp trở lại quê nhà ăn Tết. Mấy cô bạn thuở thiếu thời hẹn hò: Mồng 4 tết đi hội chùa Tiên nhé, vui lắm!

Vui Tết nhảy cùng đồng bào dân tộc Dao

(HBĐT)- Bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp, khi hoa đào, hoa mơ trong vườn, trên các triền đồi chúm chím những nụ xuân, khắp các bản làng người Dao lại rộn ràng những đêm Tết nhảy. Phong tục, nghi thức của mỗi ngành Dao có nét khác nhau nhưng lễ nghi cơ bản đều giống nhau. Hàng năm, người Dao có nhiều cái Tết nhưng Tết Nguyên đán và Tết nhảy là lớn nhất, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục