Động Hoa Tiên, xã Ngòi Hoa, Tân Lạc
(HBĐT) - Động Hoa Tiên
Từ đập thuỷ điện Hoà Bình, khách thăm quan đi thuyền máy hoặc tàu thuỷ du lịch khoảng 3 giờ đên địa phận xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, sau đó đi tiếp khoảng 1km là tới động Hoa Tiên.
Động Hoa Tiên nằm ở lưng chừng núi Bưa Dâm. Từ chân núi, du khách đi theo các bậc đá chùng 100m tới cửa động thứ nhất. Đứng ở cửa động nhìn xuống theo lối cầu thang bằng sắt vững chắc, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một toà động nguy nga. Vòm động cao 20m rộng chừng 50m với vô vàn khối nhũ lớn, nhỏ, Có khối nhũ khổng lồ “ mọc’ từ dưới lên như phật toạ toà sen. Lại có cả những nhóm tượng phật nhỏ hơn nhấp nhô bên cạnh. Cột nhũ động Hoa Tiên quả là to lớn và đẹp hiếm có, với cột chống tận vòm động cao tới 20m. Đi sâu vào bên trái là những hồ nước trong vắt, có hồ sâu tới 1 m, có hồ phẳng lặng, nước chỉ dừng ở gang tay. Các dải nhũ mềm mại buông xuống trông thật đẹp mắt, khi có ai đó gõ vào thì cả thế giới âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng từ thủa hồng hoang vọng lại. Bên cạnh hồ nước là cả một dải các hòn đá cuội xinh sắn, trơn bóng, màu nâu, màu đen, màu trắng, tròn trịa, lấp lánh dưới ánh đèn, trải vào tận vách hang.
Sau giờ lâu thưởng ngoạn trong lòng động, du khách trở ra theo một lối đi khác và khi đã ngồi trên thuyền xuôi về thị xã Hoà Bình, ngắm nhìn phong cảnh lòng hồ thơ mộng, du khách sẽ còn bâng khuâng lưu luyến mãi về một động Hoa Tiên huyền diệu.
Hang Luồn (hang Trinh Nữ)
Hang Luồn nằm ẩn mình trong dãy núi ở đầm Khánh, bên boè sông Bôi, thuộc địa phận xã Đồng Tâm, Yên Bồng và thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thuỷ.
Hang Luồn có hai nguồn nước đổ vào: từ sông Bôi theo của phía tây và từ đầm Khánh theo của phía đông. Nếu sông Bôi cạn, nước ở đầm Khánh tuôn vào hang chảy ra sông, nếu sông đầy thì ngược lại, khiến hang lúc nào cũng đầy nước, thuận lợi cho du lịch bằng thuyền nan.
Ngay phía ngoài cửa hang là bức rèm nhũ nhuộm màu thời gian. Hai thành của hang là các khối nũ khoẻ khoắn vươn dài vững chãi, thể hiện sức mạnh của tạo hoá đứng bảo vệ cho hang.
Lòng hang có vẻ đẹp kỳ thú khêu gợi trí tưởng tượng thẩm mỹ của con người. Hang Luồn trong núi, uốn lượn quanh co, tuỳ hứng như vô ý lại như dụng tâm, đoạn thì hẹp như một dòng suối, đoạn thì rộng như một dòng sông. Hai bên bờ suối và trên vòm hang phô diễn nhiều tranh, tượng bằng nhũ đá tuyệt đẹp, ngỡ như vừa có bàn tay tạo hoá, vừa có bàn tay con người kiến tạo.
Vùng gần của hang nhất, nhũ đá buông xuống các bức màn tầng tầng, lớp lớp như những cánh gà sân khấu, lại như các bức màn che khuất một bàn thờ trong đền đài thiêng liêng. Đá vừa dân dã vừa đồng nội, lại vừa nghiêm cẩn như tu viện. Có vùng nhũ đá tạo nên một tổ hợp tượng đá, chia làm hai lớp: lớp trên là quần tiên vũ nữ đang múa trong hội bàn đào, lớp dưới là quan lại triều đình đang chăm chú ngắm xem vũ điệu thần tiên.
Khoảng giữa hang, hai bên bờ dòng suối là những góc vườn hoa, những mảnh rừng hoa, cỏ trổ hoa, cây đơm hoa, đủ các loại hoa: hoa cúc áo kết dài, hoa lộc vừng kết chùm, bông mát, bông trăng tưng bừng màu sắc đá. Hình hoa nhiều nhất ở đây là hoa phong lan đá: treo trên vách, rủ xuống vòm, đậu trên thang, lơ lửng trên cột.
Càng vào sâu trong hang, không khí càng mát mẻ. nước từ các khối nhũ nhỏ xuống, nơi thì tí tách, thánh thót như mưa phùn mùa xuân, nơi thì rào rạt như mưa rào mùa hạ, tất cả hoà thành bản nhạc giao hưởng dài bất tận.
Vào tới giữa hang như cố tình trải rộng ra để tạo nên bên bờ dòng suối một bãi tắm tuyệt đẹp. Vòm hang là các khối nhũ lớn rủ xuống như những hàng cây đang toả bóng buông cành.
Càng vào sâu, nhũ đá càng nhiều, càng đẹp. Nhũ từ vòm trần rủ xuống, từ hai vách hang đua ra. Các khối nhũ hoà quyện vào nhau, đan xen vào nhau tạo nên bức tranh có hồn, có thần. Nơi này là những dải nhũ thanh mảnh mềm mại như những tấm lụa, nơi lia những khối nhũ xù xì, thô ráp như những đàn cá sấu đang trườn mình xuống nước, rôi những khối nhũ như cả đàn rồng con đang vươn từ vòm hang xuống hút nước.
Động Tiên – Phú Lão
Quần thể di tích thắng cảnh chùa Tiên, động Phú Lão, trong đó có di tích khảo cổ học động Tiên, Phú Lão được bộ VH – TT cấp bằng công nhận di tích lịch sử - văn hoá ngày 30 – 9 – 1989, thuộc xã PHú Lão huyện Lạc Thuỷ. Cụm di tích này với nhiều loại hình như di chỉ khảo cổ, di tích văn hoá, nghệ thuật, thẳng cảnh, nằm ở sườn tây dãy núi Hương tích, cách thắng cảnh Hương Sơn 5 km, bao gồm nhièu điểm du lịch xanh, du lịch văn hoá, du lịch lịch sử, du lịch dân tôch học.
Điểm đầu tiên của quần thể di tích này là Quán Trình, nơi thờ ba vị đức ông có công khai phá đất này. Quán trình nằm trên khu đất giao thoa giữa địa hình núi và địa hình thung lũng nên vừa trang nghiêm, uẩn khuất, vừa thoáng đạt, mát mẻ.
Qua đền Trình, theo dãy núi phía tây gần 1 km là đến đền Mẫu, nơi thờ Mẹ, xuất phát từ tín ngưỡng bản địa nguyên thuỷ của người Việt cổ. Ngôi đền mô phẳng kiểu chữ Nhất, sau lưng là hang sâu, phía trước là Khốm xen lẫn những ngôi nhà sàn của người Mông.
Từ đền Mẫu men theo chân núi ngược lên phía bắc sẽ đến hang cổ sinh học và động Tiên, chùa Tiên.
Nằm trong vòm hang khá rộng là di chỉ cổ sinh học với một cột trầm tích và các xương, răng động vật đã hoá thạch cách đây trên mười vạn năm.
Động Tiên nằm ở lưng trừng núi, có vòm động lớn với vô số các nhũ đá, dải nhũ muôn hình muôn vẻ, mang hình hài của sự sống như: cồng đá, khánh đá, chiêng đá, rùa đá, voi đá, rồng đá, hoa quả đá, đặc biệt hơn cả là quả phật thủ đá.
Chùa Tiên tương đối gần với chùa Hương, cả hai chùa mở hội cùng thời gian trong năm. Quần thể di tích này ngày càng đa dạng, phong phú hơn với sự hiện diện của của động tam toà có ba vòm hang huyền ảo, động Cô Chín và động Ông Hoàng Bảy gắn liền với truyền thuyết, động Mẫu Long lãng mạn với suối vàng lung linh và suối bạc lấp lánh, đặc biệt thung lũng tình yêu với sương gió và nắng ngọt như vị ngọt của mật ong.
Tại đây người thưởng ngoạn sẽ được hoà mình vào thiên nhiên kỳ vĩ và thơ mộng. Cảnh sơn thuỷ hữu tình, thiên địa giao hoà cho ta cảm giác như lạc vào thế giới của người xưa. Với vẻ đẹp hiếm có, quần thể chùa Tiên - động Phú Lão hứa hẹn là điểm du lịch hấp dẫn trên đất Hoà Bình.
Động Đá Bạc
Nằm trong dãy núi Pai Dáy thuộc xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn. Động Đá Bạc sâu 60 m, chỗ rộng nhất 13 m, ở trong chia làm 3 vòm động nhỏ. Đây là một trong những thắng cảnh đẹp của huyện Lương Sơn.
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Trong bữa ăn cộng đồng của người Mường thường có mâm ăn cho trẻ em. Ít nhất thì một, hai mâm nhiều thì cũng đến ba, năm mâm cho trẻ em. Bữa ăn cộng đồng chỉ có một khi có công có việc như ma chay, cưới xin, ngày khánh thành nhà, ngày mượn việc và ngày lễ hội.
(HBĐT) - Nhuộm răng là truyền thống đẹp của người Việt cổ, nhưng đến nay, chuẩn mực cái đẹp đã thay đổi nên còn ít người giữ được tục nhuộm răng. Đất Hòa Bình là cái nôi của người Việt cổ, vì thế, người Mường cũng có tục nhuộm răng đen độc đáo và khác lạ so với người Kinh, người Thái. Nét đẹp văn hóa này đến nay vẫn được lưu giữ ở rất nhiều vùng, nhiều thôn, bản trên đất Hòa Bình.
(HBĐT) - Mặc dù chỉ cách QL6 với những nhà xây cao tầng, với ôtô chạy tấp nập không xa nhưng xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) vẫn giữ được cái “gốc” của người Mường. Họ vẫn ở nhà sàn cổ, quần một ống, áo pắn (áo ngắn), gặp nhau hát đúm... Đây được coi là xóm cổ nhất của đất Mường Bi. Vừa qua, xóm được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chọn là đại diện dân tộc Mường xây dựng 20 làng truyền thống của cả nước.
(HBĐT) - Lễ hội Mường Động được tổ chức 2 năm một lần vào ngày 7 “cây ” tháng hai (theo lịch Mường). Đây là lễ hội lớn nhất trong vùng 5 xã Vĩnh Đồng, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Hợp Đồng, Thượng Tiến (Kim Bôi), mỗi lần tổ chức thu hút hàng nghìn lượt người tham dự.
(HBĐT) - Mỗi miền quê của các dân tộc Việt Nam đều có những đặc sản rất riêng của từng vùng, miền, nhất là các DTTS ở vùng cao. Ngày Tết, xin giới thiệu hương vị rượu hoãng của dân tộc Dao Tiền - Hòa Bình. Đặc điểm vừa là rượu dùng trong ngày Tết Nguyên đán và các lễ hội. Nhưng rượu còn kết hợp với một số củ, quả, cây lá thuốc tại quê hương dân tộc để chữa bệnh rất kết quả…
(HBĐT) - Xa quê nhiều năm, xuân này, tôi mới có dịp trở lại quê nhà ăn Tết. Mấy cô bạn thuở thiếu thời hẹn hò: Mồng 4 tết đi hội chùa Tiên nhé, vui lắm!