Hang nước động thiên tôn ở Ngọc Lương, Yên Thuỷ

Hang nước động thiên tôn ở Ngọc Lương, Yên Thuỷ

(HBĐT) - Động Mãn Nguyện

 

Động nằm trong lòng dãy núi đá vôi thuộc xóm sáng, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn. Động có độ cao 10 m so với mặt ruộng, của hướng tây nam. Đông được tạo bởi hai ngách chính và các gách phụ, có chiều dài (kể cả các gách) là 208 m; lòng hang nơi rộng nhất là 20 m, nơi hẹp nhất là 0,8 m; vòm trần nơi cao nhất là 15 m, nơi thấp nhất là 1,5 m.

Gian chính của động dài 20 m, rộng 18 m, vòm trần cao 15 m, có nhiều dãi nhũ, khối nhũ rủ xuống và các măng đá, cột đá ở dưới mọc lên với nhiều hình thù rất đẹp mắt. Đó là cả một rừng các thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ.

 

Đối diện với của động là một đài sen đá do thiên nhiên kết tạo, ở đọ cao 10 m so với lòng động. Trên đài sen có 7 cột nhũ trông như những vị La Hán. Cạnh đài sen là một nhũ đá hình chú dơi đang cõng phật. Dưới chân đài sen là một hồ nước xinh xắn.

 

Ngách bên phải của động dài 109 m, chỗ rộng nhất là 10 m, chỗ hẹp nhất là 0,8 m, vòm trần cao nhất là 4 m, thấp nhất là 1,5 m. Vòm trần cùng hai bên vách là những nhũ đá rủ xuống và toả ra như những cánh tay tiên nữ. Lui vào một chút là một nhũ đá lớn từ vòm trần rủ xuống như một cây đa cổ thụ. Rẽ phải, động có đường  xuống suối Tiên. Ngang cửa đường xuống suối Tiên là một khối nhũ đá lớn từ vòm trần rủ xuống, bên sườn khối đá có một lối nhỏ rộng 0,8 m, dài 5m. Sau khi luồn lách qua các cột đá sẽ đến suối Tiên. Suối dài 15 m, rộng 5 m, nước trong vắt, mát lạnh.

 

Ngách bên trái của động dài 80 m, chỗ rộng nhất là 12 m, chỗ hẹp nhất là 2,5 m, vòm trần nơi cao nhất là 4 m, thấp nhất là 2,5 m. Ngách trái gồm rất nhiều gách nhỏ, mỗi gách đều có nhiều nhũ đá với những cảnh đẹp và thình thù kỳ bí khác nhau.

 

Vài năm gần đây, vào những dịp đầu năm, Uỷ ban nhân dân xã Cao Răm đã tổ chức mở hội để đón nhân dân địa phương và du khách thập phương về tham quan.

 

Hang nước động thiên tôn

 

Hang Nước và động Thiên Tôn nằm trong lòng hai quả núi Nước và núi Miếu, là hai ngọn núi liền nhau trong quần thể 99 ngọn núi của xã Ngọc Lương, huyện Yên Thuy. Hồ nước, cánh đồng và dáng núi uy nghi đã tạo cho cảnh quan nơi đây thật hữu tình, thơ mộng. Cái đẹp không chỉ ở dáng núi, sắc trời mà còn ẩn giấu trong các hang động.

 

Qua vòm cửa hang Nước, lội theo dòng nước mát trong hang là cả một thế giới muôn màu, muôn vẻ, sống động của các sinh linh đã hnàg triệu năm hoá đá. Hang Nước có chiều dài hơn 500m, chia thành hai vòm động lớn, với vô số hình hài bằng đá. Hầu như không một khối nhũ nào lại không gợi cho chúng ta những hình ảnh quen thuốc: con rùa đang bò, con voi đang cúi đầu uống nước, con sư tử đang vươn mình, con cá sấu trườn xuống dòng nước trong vắt và cây nấm màu hồng khổng lồ. cả một vòm hang sáng rực lung linh như cung điện của vua chúa xa xưa.

 

Động Thiên Tôn nằm chếch phía trên cửa hang Nước. Lên theo bậc đá, du khách gặp một của động thoáng mát. Cáng vào trong, du khách càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của tạo hoá. Nền động khô ráo, lối đi dễ dàng, quanh co theo các cột đá. Qua ánh đèn, du khách mặc sức tưởng tượng, chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc có một không hai mà thiên nhiên đã ban tặng.

 

Di tích này cách thành phố Hoà Bình hơn 90 km về phía nam, cách Nho Quan 7km, đờng đi thuận tiện, thắng cảnh hang nước và động Thiên Tôn thật sự là một điểm du lịch. Năm 1997, thắng cảnh này đã được Bộ VH-TT công nhận là di tích danh thắng.

 

Hang Mỏ Luông

 

Hang nằm trong dãy núi Pù Khà. CHiều dài của hang là 500m ( Kể cả ngách), chiều rộng từ 1-30m. Vòm trần có chiều cao trung bình 10m, chỗ cao nhất là 30m. hang Mỏ Luông có 4 động chính:

 

Động thứ nhất: dài 60m, rộng 16m, vòm trần cao 20m. Nền động được đổ bê tông, có rãnh thoát nước để làm kho chứa vũ khí của quân  đội thời chống Mỹ. Trên vòm trần và 2 bên vách, từng chùm nhũ đá rủ xuống như những bức tranh, những chùm hoa.

 

Động thứ hai: Cao hơn động thứ nhất khoảng 10m. Hai bên vách động là những nhũ đá hình ông tiên, ông phật. Phía trên vách là những dải nhũ trắng, vàng, xanh. Dưới trần là các làn vân đá trải dài óng ả.

 

Vào trong động vài mét, có một cửa tò vò, hai bên là 2 dải nhũ trắng muốt, bên ngoài là hàng rào nhũ đá, ở giữa là các bờ đá nổi vân uốn lượn như rồng mẹ đang ủ trứng chờ ngày trứng nở. Chếch lên phía trên là hình con đại bàng lớn như rình trứng bị nhà trời qủơ phạt trói chặt vào vách đá.

 

Đi tiếp vào bên trong bạt ngàn nhũ đá hiện ra như một phòng trưng bày thổ cẩm. Giữa phòng là một khối nhũ lớn vàng tươi, giống như những cuộn tơ. Hai bên vách đá, các dải nhũ đua nhau toả sắc, trông như những tấm thổ cẩm với hoạ tiết hoa văn hình học, hình con công, hình hoa lá. Tiếp theo là các nhũ đá mang hình bông hồng, bông cúc, bông sen.

 

Cuối động thứ hai là các nhũ đá mang hình các thiếu nữ Thái đang chơi trò đuổi bắt.

 

Động thứ ba: thấp hơn dodọng thứ nhất 7m. Sau khi đã lách qua khe cửa tò vò, luồn qua một đoạn đường chừng 10m, trên nền đát phái trước hiện ra các bát sữa đá trắng tinh luôn sóng sánh nước, còn phái trên, những nhũ đá - bầu sữa mẹ đang kiên nhẫn nhỏ từng giọt sữa xuống bát.

 

Đi tiếp vào trong, lòng hang mở rộng khoảng 20m, trần cao khoảng 20m. Ngách hang có những ngách nhỏ, các giải nhũ buông xuống như những bộ đàn đá mà khi gõ vào, âm thanh vang lên với những cung bậc khác nhau.

 

Rẽ phải tụt xuống theo một ngách nhỏ sâu chừng 3m, một bờ cát trải dài hiện ra trước mặt chúng ta. Con suối ngầm này dài 240m, khách có thể đi bằng các bè, mảng nhỏ. Lòng suối chỗ sâu nhất là 3m, chỗ rộng nhất là 8m, vòm trần cao, các dải nhũ buông xuống đầy thơ mộng. Nước suối trong vắt mát về mùa hè, ấm về mùa đông, chảy suốt quanh năm, tưới mát cho cánh đồng Mai Châu.

 

Động thứ tư: dài 15m, rộng 12m, vòm trần cao 25m. Điều đặc biệt ở động này là rất nhiều nhũ đá mọc từ dưới nền đất lên với đủ hình dáng. Có chỗ chen chúc các cây nhũ, có chỗ nhũ đá lại như một bầy thú chạy nhảy sinh động. Trong lòng dodọng, nước suối trong vắt in hình những nhũ đá từ trên vòm trần rủ xuống. Trong khắp lòng dodọng là vô vàn thạch nhũ rủ từ trên vòm xuống, từ lòng hang vươn lên, từ vách động xoè ra. Các khối nhũ đan sen, hoà quện vào nhau tạo nên những bức tranh vô cùng sinh động.

 

 

                                               HBĐT tổng hợp

 

 

Các tin khác

Hệ thống thạch nhũ với muôn hình vạn trạng trong các hang động ở Cao Phong
Động Hoa Tiên, xã Ngòi Hoa, Tân Lạc
Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan
Bia Lê Lợi đặt tại Bảo Tàng Hòa Bình

Cỗ bàn ăn uống trong đám cưới người Mường truyền thống

(HBĐT) - Khảo thiểng (dạm hỏi), Ti nòm pẻng (ăn hỏi chính), Ti chảu (rể về nhà dâu), Xớc du (rước dâu), Ti cơm non (đi tết nhà vợ khi chưa đón dâu). Ở những lễ này, sự ăn uống gần giống nhau, tức là mổ lợn, gà, xôi, rượu cần, rượu chi. Nhưng quy mô của hai lễ “Ti chảu” và “Xớc du” thì lớn hơn. Đó là hai lễ chính, chỉ cần xét một là có thể nhìn ra lễ kia. đây là sự ăn uống trong lễ rước dâu.

Độc đáo lễ mát nhà của người Mường

(HBĐT) - Trong không gian mùa xuân, chúng tôi cùng được ngợp trong “ Không gian văn hóa Mường” đặc sắc của họa sỹ Vũ Đức Hiếu - người sưu tầm, gom nhặt, ghi chép và cất giữ những gì thuộc về văn hoá Mường để phần nào tái hiện được đầy đủ các mặt trong đời sống sinh hoạt, kinh tế, tinh thần của người Mường. Ở đây, chúng tôi đã được cảm nhận một buổi lễ thật ý nghĩa với mùa xuân – lễ mát nhà!

Trẻ em trong bữa ăn cộng đồng của người Mường

(HBĐT) - Trong bữa ăn cộng đồng của người Mường thường có mâm ăn cho trẻ em. Ít nhất thì một, hai mâm nhiều thì cũng đến ba, năm mâm cho trẻ em. Bữa ăn cộng đồng chỉ có một khi có công có việc như ma chay, cưới xin, ngày khánh thành nhà, ngày mượn việc và ngày lễ hội.

Nhuộm răng đen - nét đẹp người Mường

(HBĐT) - Nhuộm răng là truyền thống đẹp của người Việt cổ, nhưng đến nay, chuẩn mực cái đẹp đã thay đổi nên còn ít người giữ được tục nhuộm răng. Đất Hòa Bình là cái nôi của người Việt cổ, vì thế, người Mường cũng có tục nhuộm răng đen độc đáo và khác lạ so với người Kinh, người Thái. Nét đẹp văn hóa này đến nay vẫn được lưu giữ ở rất nhiều vùng, nhiều thôn, bản trên đất Hòa Bình.

Về làng Mường cổ

(HBĐT) - Mặc dù chỉ cách QL6 với những nhà xây cao tầng, với ôtô chạy tấp nập không xa nhưng xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) vẫn giữ được cái “gốc” của người Mường. Họ vẫn ở nhà sàn cổ, quần một ống, áo pắn (áo ngắn), gặp nhau hát đúm... Đây được coi là xóm cổ nhất của đất Mường Bi. Vừa qua, xóm được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chọn là đại diện dân tộc Mường xây dựng 20 làng truyền thống của cả nước.

Hội xuân Mường Động

(HBĐT) - Lễ hội Mường Động được tổ chức 2 năm một lần vào ngày 7 “cây ” tháng hai (theo lịch Mường). Đây là lễ hội lớn nhất trong vùng 5 xã Vĩnh Đồng, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Hợp Đồng, Thượng Tiến (Kim Bôi), mỗi lần tổ chức thu hút hàng nghìn lượt người tham dự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục