Khu mộ đá ở xứ Mường có nhiều nét trạm khắc khéo léo.
(HBĐT) - Nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng có niên đại hàng vạn năm. Những hiện vật khảo cổ học đã cho thấy một loạt các hiện vật được tìm thấy một mặt có giá trị thựuc tiễn trong đời sống vật chất của người cổ đại, mặt khác cũng cho thấy quá trình phát triển từ đồ gia dụng đến nghệ thuật tạo hình. Từ việc nghè đẽo những vật giản đơn đến các đồ trang sức là cả một bước tiến vượt bậc, nó tạo ra các sản phẩm tạo hình như các bức tranh trên đá, các đồ điêu khắc.
Các hiện vật khảo cổ tìm được đã cho thấy một số tiêu bản nghệ thuật được thể hiện trên đá, trên xương động vật, trên các vách đá trong các hang động như ở hang Triềng, hang Khến. M. Colani đã từng phát phiến thạch có hình khắc độc đáo ở mái lá làng Mỵ, hay bức bích hoạ bốn hình khắc trên một chuông đá ở hang Đồng Nội. Đây là một tác phẩm điêu khắc độc đáo ngay lối vào cửa hang với hình thức cách điệu mang màu sắc của một tín ngưỡng nguyên thuỷ nào đó.
Ngoài tác phẩm điêu khắc, những sản phẩm nghệ thuật khác cũng được tìm thấy như vòng tay bằng đá, hoa tai bằng đá, nhưng con suốt chỉ để phục vụ cho nghề dệt… Đây là những bằng chứng cho thấy sự phát triển rực rỡ của văn hoá Hoà Bình trong qúa khứ, mà sau đó lan toả phát triển ra các vùng xung quanh. Truyền thống điêu khắc ấy sau này được thể hiện ở các sản phẩm thủ công, những công trình kiến trúc như các chùa hang với các tượng phật được tạc từ đá, những bàn hờ phật được trau chuốt từ những nhũ đá hay những phiến đá tự nhiên ở các hang động. Những nghệ sĩ dân gian đã dùng trí tưởng tượng phong phú của mình để tạo nên những sản phẩm nghệ thuật độc đáo và thú vị từ các nhũ đá. Rồi sau này khi bước ra khỏi hang, những tri thức ấy được đưa vào các vật dụng hàng ngày, những sản phẩm nghệ thuật phục vụ cho các nghi lễ, phục vụ đời sống.
Nghệ thuật tao hình còn được thể hiện ở trang trí nhà cửa, đồ gia dụng và nhiều vật dụng khác ở tất cả các dân tộc sống trên mảnh đất này. Một trong số đó phải kể đến việc trang trí trên nhà xe, nhà táng và quan tài cho người chết của người Mường. Quan tài được chọn từ nguyên một đoạn thân cây gỗ lớn. Nó được sẻ dọc làm hai phần thân và nắp, phần thân chiếm khoảng 3/4. Thân gỗ được khoét rỗng bên trong. Phía bên ngoài được đẽo thành nhiều cạnh. “ Người Muờng rất coi trọng quan tài cho người chết. Người ta còn coi trọng hơn nữa nghi thức tạo chiếc quan tài. Tính chất linh thiêng khi tạo quan tài và các vật dụng cho chiếc quan tài vừa là tín ngưỡng vừa thể thiện tấm lòng của người sống đỗi với người chết”.
Ngoài vỏ quan tài còn được bọc bằng một lớp vải có hoa văn đẹp với nhiềuhoạ tiết và hình trang trí như một tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Nghệ thuật trang trí ấy càng thể hiện rõ tài năng ở việc cắt dán và tô vẽ ở nhà xe và nhà táng. Đó là một ngôi nhà làm bằng tre được lợp bằng giấy trắng giấy màu, chia thành nhiều tầng, có mái, có cửa, có nóc với những đường cong, những màu sắc rất công phu như một ngôi nhà thật được thu nhỏ, song lại rất đẹp. Có thể nói, những nghệ nhân dân gian đã dồn tất cả những nhớ thương, yêu quý của mình cũng như cái tài năng và sự sáng tạo vào việc xây dựng một ngôi nhà mơ ước của họ dành cho người quá cố. Vì vậy, đây thực sự là một tác phẩm nghệ thuật.
HBĐT
(HBĐT) - Kho tàng dân ca người Thái ở Hòa Bình tập trung vào người Thái ở Mai Châu. Tuy là một vùng người Thái không lớn, song lại có một trữ lượng dân ca rất phong phú.
(HBĐT) - Hát lời thương: Đây là một loại hình dân ca của người Mường hát đối đáp nam nữ.
(HBĐT) - Hát sắc bùa: Hát sắc bùa là một loại hình dân ca được sử dụng trong các dịp lễ tết, hội hè hay cưới xin. Đặc biệt là vào dịp đầu năm, phường sắc bùa đi chúc tết khắp mọi nhà đều cầu chúc một năm mới may mắn, thành đạt và khỏe mạnh cho gia chủ:
(HBĐT)- Ở phần này, chúng tôi xin gộp ca dao, tục ngữ, truyện thơ… tức là những sáng tác có vần có điệu vào một mục, dẫu rằng mỗi một thể loại này đều có tách bạch thành những thể loại riêng biệt.
(HBĐT) - “Cửu thác thượng ngàn mơ không thấy Long cung giếng Ngọc mấy ai hay Đến rồi lòng ngẩn ngơ say Bồng lai tiên cảnh đây rồi, Tú Sơn.”
Phần III: Giá trị văn hóa dân gian qua truyện cổ
(HBĐT)- Kho tàng truyện cổ của người Mường khá phong phú, được bà con kể cho nhau nghe, đời này truyền lại cho đời kia. Người Mường có những truyện liên quan đến những địa điểm cụ thể, nhân vật hay hiện tượng riêng của từng địa phương, mỗi vùng một vẻ. Cũng có những truyện mà tất cả những người Mường, vùng Mường đều biết. Có những truyện dài có nhiều tình tiết và được sắp xếp rất chặt chẽ, song cũng có những truyện ngắn kể về một sự tích nào đó mà thôi.