Người Tày ở các xã vùng cao huyện Đà Bắc bảo tồn, lưu giữ và phát triển các giá trị văn hoá, bản sắc dân tộc.

Người Tày ở các xã vùng cao huyện Đà Bắc bảo tồn, lưu giữ và phát triển các giá trị văn hoá, bản sắc dân tộc.

(HBĐT) - Khắp là một hình thức thể hiện các tác phẩm dân ca dân tộc Tày. Khi nghiên cứu các cuốn sách cổ viết về các bài khắp Tày cho thấy, quá trình phát triển ngôn ngữ của loại hình này dường như cũng tiến triển theo lịch sử tiến hóa của loài người.

 

Chẳng hạn, khi con người còn phụ thuộc vào thiên nhiên đã có cầu "nò khộm khẻo nha heo xỉa bằng, nò xắm xắng nha là xỉa mua…", có nghĩa là ước muốn mùa măng non cứ kéo dài mãi để người ta có thức ăn lâu dài, khỏi phải đi kiếm loài khác trong tự nhiên, đó chỉ là ước muốn của người xưa khi chưa nắm được quy luật của tự nhiên mà thôi. Trong một câu khác "tập nọm phắc lại xá, má nọm nò lại đuộng", nghĩa là chúng ta sống nhờ hái được nhiều rau và măng ngoài rừng. Phải chăng, câu hát kể lại thời con người ta còn săn bắn, hái lượm trong rừng. ở giai đoạn sau, khi con người đã biết thuần dưỡng vật nuôi để chủ động trong cung cấp thức ăn cho mình, lời câu khắp nói "pết nói chi ma hóc xọn xày, cày nói chi ma hóc xọn khặn" nhắc nhở người ta phải khiêm tốn học hỏi ngay từ việc nhỏ như con gà tập gáy hay như "nuồi xày, cày nói…", ý muốn nói đến hoàn cảnh sinh sống còn eo hẹp lắm chỉ có quả trứng và đàn gà con là những vật nuôi rất gần gũi với đời sống nông dân.

 

ở giai đoạn sau, khi người Tày đã biết phá hoang làm ruộng nước, biết dựng nhà sàn để ở thì ngôn ngữ khắp đã bắt đầu phát triển hơn "Hết háy hớ đáy khấu huông nạ, hết na hớ pện na huông cón…", có nghĩa là làm nương được chắc hạt, làm ruộng cho nhiều bông hoặc như "nhá pét nói cọ tằm lam địn, ngua khoai chệ bầu kin cói lon bản chánh", … (cỏ mây nhỏ mạc sát đất, trâu, bò mà chê thì hãy tìm hiểu kỹ), đến khi nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dan được nâng lên, nhất là từ khi có Đảng và Bác Hồ đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào các dân tộc vùng cao, câu khắp chuyển sang ca ngợi Đảng, ca ngợi Hồ Chủ tịch… "Khạn pện lúc tè nó núng xứa tịn môn, pện côn dón xi Đảng, Pù hồ pụn tành… (sinh ra từ thuở ấu thư nên người nhờ Đảng, Bác chăm lo…). Ca ngợi quê hương, bản làng đổi mới: bợ xạ tốc xờ na pện kháu, bợ táu tốc ná tàng pện khăm…, (là dướng rụng xuống ruộng thành lúa, lá soi rơi cửa số thành vàng…) hay như câu: hện nó tang xẹ khứn tén cholí pại đàn pu phạ. Mương hau ơi lại dong pện mờ. Mi thủy điện húng túa pớn khảo mày xạo ham…, (bản có đường ôtô đi trên vách đá. Thủy điện sáng soi mặt gái mường…

 

Xã hội phát triển, nền văn hóa cúng nở rộ như hoa, đặc biệt từ khi có chữ viết của người Tày, các câu khắp đã phong phú thêm về thể loại và phát triển thêm về hình thức trình bày như: khắp ơi, khắp sạn, khắp ch.lái, khắp sạch, khắp mun…

 

Khắp ơi được phổ biến nhiều nhất, hình thức trình bày là mở đầu câu khắp người hát lên giọng ơi dài (nhiều nghệ nhân luyến láy rất hay, làm say đắm lòng người); thường dùng để tâm sự nỗi lòng riêng tư khi đi làm trên nương, trên cánh đồng hay khắp đối đáp giao duyên, khắp trong đám cưới, đám mừng nhà mới… Lời câu khắp được các nghệ nhân chải chuốt rất tinh túy, chẳng hạn như "khoam trai váu lê suối hạng pạ, khoam trai chả lê vạ hạng diện, trai chi piền mưa hớ nóng cào thại, nẹ chiến, pí nắng phăng xiệng", ý nói lời anh kể đã nhọn như đuôi cá, câu khắp xanh xòe như đuôi lươn… Thực ra đây là một câu khắp rất hay bởi tác giả đã dùng lối nói ví von ngược với thực tế để cho bên đối đáp phải suy nghĩ và ra vế tiếp theo. Hình thức này được dùng nhiều, nhất là khi hỏi thăm, chúc tụng nhau trong đám cưới.

 

Khắp sạn thường được dùng trong các lễ hội như hán khuồng (người Tày thường gọi là khuồng nang dơ), một hình thức như hái hoa dân chủ nhưng chỉ có chủ trò mới được đọc kết quả tiền vận, hậu vận và đường tình duyên của người chơi, có sthể kết hợp với sao tiêu (pì khùi) làm cho không khí buổi lễ thêm sống động. Lời câu khắp cũng được tác giả chọn lọc cho phù hợp với điều kiện xã hội đương thời. Dưới chế độ phong kiến, thực dân, chuyện trắm năm của đôi lứa đều do cha mẹ sắp đặt, vì vậy người con trai phải thốt lên "Hỏi na tộ dù nọng cuộc pông kẹm nám. Bầu đàn kiếu nhót phá lông cuộc pông lẻo đáy léo" (ốc ở ao lấm bùn, không xứng với con út trời được). Loại hình này cũng được dùng trong khi kháp các tác phẩm lớn như như khủn lu - nang úa, xồng chú xọn xạo…

 

Khắp mun (còn gọi là khắp mốt) là hình thức khắp dùng trong cúng bái xin vía của ông thầy mốt, trong lễ làm láu nò (con nuôi tạ ơn thầy mốt) thường được đệm theo pì mốt (loại nhạc cụ như sáo Mông) hiện vẫn còn duy trì trong cộng đồng người Tày.

 

Khắp sạch (hát theo sách có sẵn) được dùng như hình thức học chữ Tày đầu tiên của các cụ thời xưa vì nếu đọc trơn như bây giờ thì không hấp dẫn và khuyến khích người học mà phải khắp để nhiều người cùng nghe để thu hút nhiều người học chữ. Sách để khắp thường là tác phẩm dịch từ chữ nôm sang chữ Tày như: Tống Trân Cúc Hoa, Tam Quỗc diễn nghĩa, Thủy Hử…

 

Khắp Cha.lái (khoan Ch.lái) thực ra là đọc thơ hoặc văn có vần điệu, cách gieo vần của thơ tày cũng rất đa dạng. Hình thức này chủ yếu dùng để thuyết trình trong các nghi lễ dan tộc bời lẽ người Tày cổ khi trình bày bài nói thường có vần điện. Chẳng hạn như câu ông mối: khói có pện hóng lè, khè khưởi, ma chú chài vài piêng hót pó tang mé, cốc mù quản xum, cháu long quản tạ đấy hú chắc mắc hcánh lằm lại đè… (tôi là hàng rể xin có lời đến bố mẹ, họ hàng biết cho rõ ràng…

 

Ngoài ra còn có hình thức khắp "ừ nóng non" (hát ru cho bé ngủ) là loại hình hay và hài hước nhất, được gắn liền với các bài đồng dao Tày, chẳng hạn như câu hát ru sau "ót bầu non tộ ốn chi khốp hụ, tộ pụ chi nịp kém (bé không ngủ, con dũi cắn tai, con cua quặng má…) hay câu "Non xia ót ơi ái pạy huối đáy pạ, êm pạy ná đấy cốp, đáy cốp ma hết chá, đay pạ ma móc hớ ót kịn…" (bố đi suối lấy cá, mẹ đi ruộng được ếch, được ếch về làm chả, được cá về đồ cho bé ăn).

Những tư liệu quý giá được ghi chép lại trong các cuốn sách cổ của người Tày Đà Bắc đã nói lên tính kế thừa qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc Tày, nhất là từ khi có chữ viết riêng. Hình thức thể hiện cũng vô cùng phong phú. Trong khuôn khổ biềi viết này, tác giả chưa nêu hết được nội dung ý nghĩa cũng như cách thể hiện của khắp Tày. Với việc Chính phủ đang cho khôi phục lại chữ viết dân tộc mình, hy vọng, những áng văn thơ và các hình thức trình bày sẽ còn sống mãi trong cộng đồng người Tày Đà Bắc.

 

                                                                              Đức Chôm

 

Các tin khác

Múa Mông gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần đồng bào Mông.
Điệu múa xòe của dân tộc Thái được biểu diễn trong nhiều chương trình nghệ thuật của của tỉnh.
Khu mộ đá ở xứ Mường có nhiều nét trạm khắc khéo léo.
Trang phục dân tộc Mường mang nhiều nét đặc trưng riêng biệt.

Những đổi thay trong phong tục, tập quán của người Dao quần chẹt

(HBĐT)- Phong tục là thói quen lâu ngày đã ăn sâu, bán rễ vào đời sống xóm làng, tộc người. Những phong tục điển hình trở nên phổ biến thường được coi là "luật tục". "Luật tục" có thể được thêm bớt hoặc thay đổi khi đời sống, xã hội có những thay đổi, phát triển mới.

Mường Bi -vùng đất anh hùng

(HBĐT) - Mường Bi là một trong 4 Mường cổ lớn nhất trong tỉnh. Đây không chỉ là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là một vùng đất anh hùng. Xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, người dân Mường Bi đã để lại những dấu ấn đậm nét bằng những chiến công anh hùng. Những chiến công đó như dấu son góp thêm niềm vui chung của dân tộc trong ngày vui đại thắng 30/4/1975.

Nghệ thuật dân gian của dân tộc Mường

(HBĐT) - Nghệ thuật cồng chiêng: Cồng chiêng của người Mường là một nhạc cụ truyền thống đặc sắc, gắn bó với mỗi người Mường từ khi lọt lòng mẹ đến khi qua đời. Cồng chiêng là một nhạc cụ truyền thống không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi con người Mường. Chiêng được đánh trong các dịp lễ tết, trong đám cưới, đám ma. Chiêng được dùng cho các phường sắc bùa đi chúc tụng các gia đình vào đầu năm mới. Chiêng được dùng cho các đoàn đi săn.

Dân ca của người Thái

(HBĐT) - Kho tàng dân ca người Thái ở Hòa Bình tập trung vào người Thái ở Mai Châu. Tuy là một vùng người Thái không lớn, song lại có một trữ lượng dân ca rất phong phú.

Dân ca của người Mường (tiếp)

(HBĐT) - Hát lời thương: Đây là một loại hình dân ca của người Mường hát đối đáp nam nữ.

Dân ca của người Mường (phần 1)

(HBĐT) - Hát sắc bùa: Hát sắc bùa là một loại hình dân ca được sử dụng trong các dịp lễ tết, hội hè hay cưới xin. Đặc biệt là vào dịp đầu năm, phường sắc bùa đi chúc tết khắp mọi nhà đều cầu chúc một năm mới may mắn, thành đạt và khỏe mạnh cho gia chủ:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục