Tấm bia kỷ niệm tại nhà ông Quách Hy, nơi gặp gỡ của nhiều cán bộ cách mạng như Vương Thừa Vũ, Bạch Thành Phong, Vũ Thơ....

(HBĐT) - Tháng Tám năm 1945, Quốc dân Đại hội do Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập diễn ra tại Tân Trào để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa dành chính quyền. Trong số 60 đại biểu tham dự, có một người là quan lang xứ Mường. Ông là Quách Hy, quan lang Mường Khói (nay thuộc huyện Lạc Sơn).

Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới

(HBĐT) - “ Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới…” Đó là câu nói đã được đúc kết từ xa xưa của ông cha khi nói về truyền thống dân tộc Mường - “ Văn hoá Mường ”.

Về miền Tây Bắc nghe chuyện tình hoa ban

(HBĐT) - Từ Hà Nội, ngược Quốc lộ 6, bạn chỉ mất hơn hai giờ đồng hồ chạy xe là đã có mặt ở Hòa Bình. Vượt qua con dốc Cun, đâu đó trên sườn núi, ven đường đã thấy xuất hiện những cây lác đác trổ hoa. Cứ vào độ Tết đến, xuân về, cả một vùng Tây Bắc rộng lớn sẽ rực rỡ sắc màu không chỉ có hoa đào, hoa mai….. Hoa ban xuất hiện như một cô sơn nữ, vừa gần, vừa xa rực rỡ mà khiêm nhường.

Chuyện về vị quan lang người Mường không tai

(HBĐT) - Xứ Mường Hòa Bình xưa, cùng với 4 mường: Bi, Vang, Thàng, Động là các dòng họ lớn: Đinh, Quách, Bạch, Hoàng nối đời làm Lang cai quản. Đối với từng dòng họ thì con trai trưởng làm Lang Cả, con trai thứ làm Lang em chia nhau đi Ăn Lang (cai quản) từng vùng. Toàn tỉnh có một hội đồng Quan Lang gồm 12 thành viên. Trong đó đứng đầu là Chánh Quan Lang mà quyền thế như ông vua một vùng.

Tết cổ truyền của một số dân tộc vùng cao Việt Nam

(HBĐT) - Cùng với dân tộc Mường, Nùng, Tày, các dân tộc khác cũng có những nét rất độc đáo, riêng biệt trong cách tổ chức, đón Tết nguyên đán. Dưới đây là tổng hợp có phóng viên Báo HBĐT về Tết của dân tộc Thái, Xê Đăng. (Tiếp theo và hết).

Tết cổ truyền của một số dân tộc vùng cao Việt Nam

(HBĐT) - Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có những phong tục riêng để đón Tết cổ truyền. Về trình tự và phong tục, Tết của người Mường là gần với Tết của người Kinh nhất với phong tục đặc sắc là hát sắc bùa.

"Bí mật" khăn duyên của phụ nữ Mường

(HBĐT) - Cùng với chiếc áo cánh mịn màng, yếm ngực tinh khôi, chiếc tênh (sợi dây thắt lưng) duyên dáng... thì chiếc khăn che đầu (còn gọi là khăn duyên) đã đi vào văn hóa trang phục, trở thành một phần không thể thiếu để tôn lên vẻ đẹp của phụ nữ Mường.

Mường Chậm qua trí nhớ của bậc cao niên

(HBĐT) - Sáng sớm, bản Mường Chậm hiện lên như một bức tranh núi rừng, đẹp và êm đềm. Dưới thung lũng, sương mù ken đặc trên những ngọn cây cùng với khói bếp lan man một màu bình yên, ấm cúng.

Người nặng duyên với điệu múa Mường

(HBĐT) - Năm 1993, tại một cuộc hội thảo về văn hóa các dân tộc miền núi, bản tham luận về nghệ thuật múa Mường mang tên “Tìm về một nền nghệ thuật bị lãng quên” của Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Bùi Chí Thanh đã gây được sự chú ý đặc biệt đối với nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Tây Bắc.

Tiếng khèn Mông

(HBĐT) - Ngày nay, công nghệ số phát triển bùng nổ đã và đang đẩy lùi những điệu khèn Mông dần vào trong lãng quên. Trong khi nhiều chàng trai Mông đã chuyển sang tỏ tình bằng nhạc chuông điện thoại di động thì ở bản vùng cao Xà Lĩnh, xã Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình) vẫn còn sót lại ông già mà tình yêu với khèn Mông của ông chưa bao giờ nguội tắt.

Độc đáo ẩm thực đất Mường

(HBĐT) - “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới…” Đó là câu nói đã được đúc kết từ xa xưa của ông cha khi nói về truyền thống dân tộc Mường- “ Văn hoá Mường”.

Túi bùa thiêng của dòng họ Bùi ở Mường Bi

(HBĐT) - Mường Bi (nay là huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình) là một trong 4 mường lớn của Hòa Bình xưa (nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động). Thầy mo Bùi Văn Lựng (ở xóm Lầm, xã Phong Phú) đã trở thành “bảo bối sống của xứ Mường”, ông thuộc làu sử thi “Đẻ đất đẻ nước” nổi tiếng dài hơn 50.000 câu thơ, diễn xướng theo nghi lễ cổ truyền, với túi bùa, cái chuông nhỏ, con dao… đã làm các nhà khảo cứu văn hóa Việt Nam, Phần Lan rất bất ngờ và thích thú.

Món cơm nếp đồ truyền thống của người Mường

(HBĐT) - Món cơm nếp đồ, tiếng Mường gọi là “cơm đếp” hoặc “cơm rếp” theo cách phát âm của từng vùng. Trong:

Sự tích vải vóc trong sử thi mo Mường

(HBĐT) - Mo Mường là bộ sử thi rất đồ sộ của người Mường. Một số nhà nghiên cứu sưu tầm đã bỏ công tập hợp lại các bài mo vốn chỉ được truyền khẩu qua các ông mo Mường ở tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa, là những vùng có người Mường sinh sống đông nhất.

Quan niệm về kinh nghiệm lao động sản xuất trong tục ngữ, thành ngữ, quán ngữ... dân tộc Tày, huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Theo các tài liệu cổ viết bằng chữ Tày, trải qua hàng nghìn năm đấu tranh với thiên nhiên để giành sự sống cho mình, người Tày huyện Đà Bắc đã đúc rút được những kinh nghiệm quý giá, chẳng hạn như để dự báo thời tiết họ quan sát bầu trời về ban đêm: phá chi phận đạo chánh, phá chi lánh đạo chộm (Trời mưa sao tỏ, trời nắng sao mờ) hay: Cọp lếch nong, cọp tong lánh (Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa) hoặc: Phá lánh máu hộn, phá phận máu ọc (trời sắp mưa mối ra, trời nắng mối vào).