Chữ Hán cổ khắc trên một phiến đá của khu mộ.

(HBĐT) - Mường Động không chỉ nổi tiếng là một trong bốn trung tâm Mường xưa kia mà còn được biết đến bởi sự huyền bí của khu mộ cổ Đống Thếch, nơi chôn cất của dòng họ Đinh thời quan lang và là dấu tích về một thời phồn vinh, thịnh vượng của người Mường Động khi xưa. Khu mộ cổ đã được bộ VH – TT công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia vào năm 1997

Mo Mường Hòa Bình - một ấn phẩm đặc sắc

(HBĐT)- Năm 2002, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh được sự cho phép của các cơ quan chức năng đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu, sưu tầm Mo Mường ở Mường Bi, Tân Lạc - Hòa Bình" với mục đích phục dựng sưu tầm 12 đêm mo tang lễ của người Mường. Địa chỉ cụ thể thực hiện tại xóm Lầm, Mường Bi (huyện Tân Lạc). Sau 8 năm xử lý tư liệu, đến tháng 10/2010, cuốn sách Mo Mường Hòa Bình đã chính thức được xuất bản ra mắt bạn đọc.

Cổ tích Mường Vang và nghề dệt thổ cẩm

(HBĐT) - Bên bếp lửa nhà sàn ấm cúng. Cái lạnh đầu đông đã kéo cả gia đình tôi xum họp quanh bếp lửa. Tôi lại có dịp được nghe bà kể chuyện cổ Mường Vang, Mường Vó; chuyện ngày xưa bà và mẹ ngồi dệt nên những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu, những mền chăn ấm áp.

Mùa dổi thơm ở Chí Đạo

(HBĐT) - Ông Nhâm không còn đếm nổi bây giờ trong làng có bao nhiêu cây Dổi, mà điều đó cũng không còn quan trọng nữa. Giờ đây ông rất vui vì Mường Be, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) quê ông nhà nào cũng có cây dổi. Những cây dổi to, nhiều năm tuổi cũng không bị chặt bán nữa, những cây mới 7,8 năm cũng bắt đầu cho thu quả bói và cả những vườn ươm giống cũng ngợp một màu xanh mướt….!

Nhà sàn - nét văn hóa đặc sắc

(HBĐT) - Truyền thống văn hoá của dân tộc Mường không cho phép dựng nhà thành hàng, lối nhưng bao giờ, nhà sàn cũng đều ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi. Mỗi nhà có thể bày biện, trang trí khác nhau nhưng cấu trúc cơ bản về gian, buồng giống nhau. Giữa màu xanh thiên nhiên núi rừng, những nếp nhà sàn vẫn tồn tại như một minh chứng rõ nét nhất về sức sống lâu bền của văn hoá Mường truyền thống.

Lên Hoà Bình để... đi bộ

(HBĐT) - Khám phá và trải nghiệm. Thử thách và hoà mình cùng thiên nhiên. Được sống và tìm hiểu văn hoá của người dân bản địa... Đó chính là điều mà những du khác đã một lần được đặt chân đến mạnh đất Hòa Bình đều không thể nào quên khi tham gia các tour du lịch đi bộ.

Lễ hội xên bản, xên mường của người Thái ở Mai Châu

(HBĐT) - Đây là lễ hội phổ biến của người Thái ở Mai Châu, cụ thể ở đây là lễ hội của người Thái vùng Mai Thượng, Mai Châu. Lễ xên bản, xên mường chính là lễ cúng bản, cúng mường, thờ cúng thành hoàng bản mường, những người lập nên bản người Thái từ buổi đầu thiên di từ Mường Hước Khà về đây lập nghiệp.

Trang phục của phụ nữ Dao Tiền

(HBĐT) - Đồng bào Dao chiếm một bộ phận trong cộng đồng dân tộc của tỉnh ta, phân bố hầu hết ở các huyện, thành phố, nhưng tập trung nhiều ở các vùng núi thuộc huyện Kim Bôi, Đà Bắc.

Ẩm thực độc đáo của dân tộc Tày

(HBĐT) - Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, do đó, nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Tày là những sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao quanh.

Nhà ở truyền thống của người Mường Hoà Bình

(HBĐT) - Trong đời sống, sinh hoạt của người Mường Hoà Bình, ngôi nhà sàn là một phần quan trọng nhất. Nếp nhà không chỉ là nơi che chở, nghỉ ngơi của đồng bào mà còn chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hoá riêng, độc đáo.

Tân Lạc: Giữ cho nền nhạc cụ dân tộc không mai một

(HBĐT) - Có một lớp học được dựng nên bởi tâm huyết của nhiều người mong muốn bảo tồn và phát huy nét độc đáo của văn hoá dân tộc. Nghệ nhân truyền dạy hay thế hệ sau khi đến lớp học đều mang trong mình tinh thần tự nguyện và lòng yêu mến, say mê.

Nghệ thuật múa của người Mường

(HBĐT) - Trong các loại hình nghệ thật dân gian truyền thống, hoạt động diễn xướng của người Mường trong các nghi lễ, lễ hội và đời thường luôn kèm theo các điệu múa, trong đó có nhiều loại hình múa dân gian sinh động. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, nhiều giá trị múa truyền thống của người Mường đã bị mai một.

Tân Lạc: Mở lớp truyền dạy văn hoá dân tộc Mường cho thanh niên

(HBĐT) - Ngày 9/4, huyện Tân Lạc đã tổ chức tổng kết 2 lớp học nhạc cụ dân tộc tại xóm Bui, xã Mãn Đức và xóm Mùn, xã Địch Giáo.

Kỳ Sơn nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

(HBĐT) - Với hơn 70% dân số là người dân tộc Mường, huyện Kỳ Sơn đã từng được biết đến như một xứ Mường bình yên và phát triển. Tuy nhiên, theo thời gian, những nét đẹp văn hoá truyền thống đang dần bị phai nhạt. Đứng trước thực tế đó, thời gian gần đây, huyện đã bắt đầu chú trọng việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

Bản sắc văn hoá trong trang phục dân tộc Mường

(HBĐT) - Người Mường có những đặc trưng riêng hết sức nổi bật về tạo hình và phong cách thẩm mỹ trên trang phục dân tộc. Chính điều đó đã tạo nên cho phụ nữ Mường nét duyên dáng, niềm tự hào khi khoác trên mình trang phục truyền thống.