(HBĐT) - Những bàn tay nam thanh, nữ tú nắm chặt say điệu xòe, điệu khắp đối đáp tình tứ được cất lên kéo dài đến tận đêm về sáng… hòa trong tiết xuân của đất trời, người Thái ở Mai Châu đón Lễ cơm mới. Trước đây, người Thái không ăn Tết Nguyên đán như người Việt, Lễ cơm mới được xem là nghi lễ lớn nhất trong năm. Tuy đã có nhiều giao thoa, tiếp biến với văn hóa của các dân tộc khác, song cho đến nay, Lễ cơm mới của người Thái ở huyện Mai Châu vẫn còn giữ được những nét độc đáo, riêng biệt.

Ngao du chợ Tết

(HBĐT) - Trong mường tượng của những người chưa từng đi chợ phiên dịp Tết, phiên chợ Tết hẳn sẽ có những âm sắc rất riêng, giống như lát cắt văn hóa độc đáo không thể hòa lẫn giữa muôn màu cuộc sống. Mang theo sự háo hức, thỏa mãn trí tò mò, chúng tôi tìm đến chợ Tết để ngao du, vui chơi, hòa mình vào không gian đậm sắc thái vùng miền khi Tết đến, xuân về.

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình:
Bài 28: Yên Thủy tạo nhiều bước chuyển mới trong phát triển KT-XH

(HBĐT) - Trước cách mạng tháng Tám, một số xã thuộc huyện Yên Thủy hiện nay thuộc phủ Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) hoặc huyện Lạc Thủy (tỉnh Hà Nam). Sau này, trong kháng chiến chống Pháp, ủy ban hành chính Liên khu III quyết định cắt 5 xã phía Tây huyện Nho Quan về huyện Lạc Thủy, đồng thời chuyển huyện Lạc Thủy (vốn trước thuộc châu Lạc Sơn) về trực thuộc tỉnh Hòa Bình (năm 1953). Đến ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ quyết định chia huyện Lạc Thủy thành 2 huyện Lạc Thủy và Yên Thủy. Huyện Yên Thủy ngày nay có 13 xã, thị trấn. Dân tộc Mường chiếm 68,9%, dân tộc Kinh chiếm 30,9%, còn lại là các dân tộc khác…

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình:
Bài 28: Huyện vùng cao Đà Bắc từng bước tạo được bước chuyển mới

(HBĐT) - Trước kia, huyện Đà Bắc thuộc lộ Đà Giang. Đến thế kỷ XV, Đà Bắc là một động của Mộc Châu thuộc phủ Gia Hưng, xứ Hưng Hoá. Năm Cảnh Hưng thứ 36 (năm 1775), Mộc Châu chia thành 3 châu là Mộc Châu, Mã Nam và Đà Bắc. Từ đó, Đà Bắc trở thành đơn vị hành chính cấp châu thuộc phủ Gia Hưng, trấn Hưng Hoá.

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình
Bài 27: Huyện Lạc Thủy tạo dấu ấn trong chặng đường 130 năm xây dựng và phát triển

(HBĐT) - Vùng đất Lạc Thủy xưa thuộc huyện Xích Thổ, trấn Thiên Quan. Đến thời nhà Lê, Lạc Thủy thuộc huyện Yên Hóa, phủ Thiên Quan, đạo Thanh Bình. Năm 1886, tỉnh Mường được thành lập gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ. Năm 1896, khi tỉnh Mường được đổi tên thành tỉnh Hòa Bình gồm 4 châu (Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Mai Đà), khi đó, huyện Lạc Thủy thuộc châu Lạc Sơn.

Dư địa chí Tỉnh Hoà Bình
 Bài 26: Những nét tổng quan chính về huyện Lạc Sơn giàu bản sắc

(HBĐT) - Tên gọi Lạc Sơn chính thức có từ ngày 22/6/1886, là một trong bốn phủ của tỉnh Mường (sau là tỉnh Hoà Bình) là: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ. Dân cư của phủ Lạc Sơn lúc này có khoảng 3 vạn người (dân tộc Mường chiếm khoảng 80%). Năm 1908, phủ được gọi là châu. Châu Lạc Sơn được phân thành 4 tổng đó là: tổng Lạc Thành, tổng Lạc Đạo, tổng Lạc Nghiệp và tổng Lạc Thiện có 52 xã. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, từ châu được đổi thành huyện.

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình:
Bài 25: Thành phố Hòa Bình - sức vươn 120 năm hình thành và phát triển

(HBĐT) - Thị xã Hoà Bình trước đây (nay là thành phố Hòa Bình) được thành lập năm 1896 theo sắc lệnh của toàn quyền Đông Dương. Trước năm 1896, trung tâm của tỉnh Mường Hoà Bình được đặt ở chợ Bờ. Sau khi bị nghĩa quân Đốc Ngữ tập kích mới dời về địa điểm hiện nay và mang tên thị xã Hoà Bình. Ngày 27/10/2006, thị xã được Chính phủ công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh.

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình
Huyện Lương Sơn - 130 năm trong hành trình phát triển cùng tỉnh nhà

(HBĐT) - Lương Sơn là huyện vùng thấp của tỉnh, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi Tây Bắc - Bắc Bộ. Toàn huyện hiện có 19 xã và 1 thị trấn; dân số có gần 100 ngàn nhân khẩu. Trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 66,4%, dân tộc Kinh chiếm 32%, dân tộc Dao chiếm 1,14%, còn lại là dân tộc khác…

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Trò chơi dân gian của các dân tộc tỉnh ta khá đa dạng, phong phú. Chính điều đó đã làm cho văn hóa các dân tộc thiểu số có nét riêng biệt, độc đáo góp phần vào bức tranh chung của cả tỉnh. Bên cạnh đó, do điều kiện tự nhiên, xã hội, trình độ phát triển tương tự nhau, sống trong môi trường sinh thái giống nhau cộng với sự giao lưu qua lại nên các dân tộc cũng có một số trò chơi dân gian giống nhau. Trò chơi dân gian của các dân tộc ở Hòa Bình gắn bó với môi trường tự nhiên bao quanh họ, gắn bó với cuộc sống thường nhật với những đồ vật trong sinh hoạt thường ngày của họ. Cũng như nhiều phong tục khác, trò chơi dân gian của người Mường cũng có nhiều nét giống trò chơi dân gian của người Việt.

Một số thành tựu nổi bật

(HBĐT) - Sau 25 năm tái lập tỉnh, KT-XH của tỉnh đã đạt những thành tựu toàn diện, GDP liên tục đạt tốc độ tăng trưởng khá, với mức bình quân 8,72%/năm. Giá trị GRDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 36, 5 triệu đồng, cao hơn mức trung bình khu vực miền núi phía Bắc 10, 5 triệu đồng và bằng 82% GDP bình quân đầu người cả nước, so với năm 1991 tăng gần 50 lần. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,26% (tiêu chí cũ).

Con số và sự kiện

(HBĐT) - Ngày 22/6/1886, Kinh lược Bắc Kỳ ký Nghị định thành lập tỉnh Mường  gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ, tỉnh lỵ đặt tại chợ Bờ.

Các hoạt động trong Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh

(HBĐT) - Trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, năm 2016 có nhiều hoạt động, sự kiện được tổ chức lồng ghép. Trong đó, ngoài những sự kiện đã diễn ra như Giải Vô địch xe đạp đường trường toàn quốc; đăng cai tổ chức Liên hoan âm nhạc các tỉnh miền núi phía Bắc tại Cung Văn hóa tỉnh; Giải quần vợt tỉnh Hòa Bình mở rộng (gồm 17 tỉnh) tại TP Hòa Bình còn có các hoạt động chính như sau:

85 tác giả tham gia Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2016

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 02/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về Xét tặng giải thưởng văn học, nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2016.

Lan tỏa phong trào thi đua đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh

(HBĐT) - Hướng tới Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 21/9/2015 và Văn bản số 1197/UBND-NC ngày 21/9/2015 về tổ chức phong trào thi đua, phát động phong trào thi đua với chủ đề “Thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giải pháp trong công tác, lao động sản xuất và học tập góp phần vào sự nghiệp phát triển KT -XH trên địa bàn tỉnh”. Những nội dung, giải pháp thi đua cụ thể được gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển KT -XH tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thời gian thi đua từ ngày 1/10/2015 - 31/9/2016. Thời gian qua, phong trào đã có sức lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và đạt được những hiệu quả thiết thực.

25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình - một số thành tựu nổi bật
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm

(HBĐT) - Trong 1/4 thế kỷ tái lập tỉnh, lực lượng Công an trong tỉnh đã nỗ lực đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đảm bảo ổn định chính trị và sự bình yên của nhân dân; TTATXH được giữ vững, không có điểm nóng và xảy ra đột xuất bất ngờ, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm hình sự và tai - tệ nạn xã hội; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển rộng khắp, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT -XH của tỉnh.