(HBĐT) - Cùng với ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết), kiến trúc nhà cửa, ẩm thực, nét phong tục, tập quán, lễ hội, đời sống văn hóa tinh thần… thì trang phục dân tộc đã làm nên nét bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Nhìn trang phục những người phụ nữ có thể nhận ra sắc màu các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông… Với sự đa dạng và phong phú đó, trong các hội, lễ tết, niềm vui của mọi người dân được nhân lên rất nhiều khi nhìn thấy những sắc màu, kiểu cách, trang phục của các chị, các em…

25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình- một số thành tựu nổi bật
Bài 20: Quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường

(HBĐT) - Từ khi tái lập tỉnh đến nay, phát huy truyền thống vẻ vang, LLVT tỉnh ta không ngừng được củng cố, tăng cường và phát triển, ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu chủ yếu của tỉnh trong 1/4 thế kỷ qua.

Dư địa chí tỉnh Hoà Bình

 Bài 20: Các món ăn ngon, nét ẩm thực độc đáo của đồng bào các dân tộc Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là điểm đến thú vị và hấp dẫn du khách thập phương bởi cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú và những con người thân thiện, hiếu khách. Nơi đây còn nổi tiếng bởi nền “Văn hóa Hòa Bình” được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến cùng sự đa dạng, phong phú của đời sống văn hóa các dân tộc Hòa Bình như Kinh, Mường, Tày, Thái, Dao, Mông…Hòa Bình được biết đến khi còn là “thủ phủ” của các món ăn lạ, độc đáo, có sức hút đối với du khách thập phương. ở một góc độ nào đó, ẩm thực các dân tộc ở Hòa Bình đã được nâng lên tầm văn hóa ẩm thực. Tại các lễ hội, ngày tết hay những ngày có ý nghĩa đối với dòng họ, thôn, bản hay gia đình, các món ăn đặc sản được dịp biện lễ tạo được dấu ấn tốt đối với du khách…

25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình - một số thành tựu nổi bật
 Bài 19: xây dựng tổ chức bộ máy, CB-CC Nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

(HBĐT) - Từ khi tái lập tỉnh đến nay, ngành Nội vụ đã tích cực tham mưu cho tỉnh triển khai có hiệu quả các giải pháp xây dựng tổ chức bộ máy, CB-CC Nhà nước đáp ứng yêu cầu cách mạng qua mỗi thời kỳ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham mưu quản lý đa ngành, đa lĩnh vực: Tổ chức bộ máy; quản lý biên chế; CCHC; xây dựng đội ngũ CB-CC-VC; xây dựng chính quyền địa phương; quản lý hội và tổ chức phi chính phủ; thi đua - khen thưởng và công tác thanh niên, tôn giáo, văn thư lưu trữ Nhà nước.

Tổ chức Lễ hội cam Cao Phong lần thứ II và Hội chợ nông nghiệp - du lịch - thương mại vùng Tây Bắc năm 2016

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội cam Cao Phong lần thứ II và Hội chợ nông nghiệp - du lịch - thương mại vùng Tây Bắc năm 2016.

Huyện Kỳ Sơn sôi nổi phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng 130 năm ngày thành lập tỉnh

(HBĐT) - Đồng chí Trần Thị Quy, Phó trưởng phòng Nội vụ, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - khen thưởng huyện Kỳ Sơn cho biết: Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh, UBND huyện Kỳ Sơn đã ban hành Kế hoạch số 110 ngày 6/10/2015 và Công văn số 885 ngày 9/10/2015 về việc phát động phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và kỷ niệm 125 năm thành lập huyện với chủ đề “Thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp trong công tác, lao động sản xuất và học tập góp phần vào sự nghiệp phát triển KT -XH trên địa bàn huyện”. Phong trào thi đua đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ Đảng, chính quyền. Cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân các dân tộc trong huyện đã nhiệt tình hưởng ứng, tạo khí thế thi đua mới trong lao động sản xuất, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ phát triển KT -XH.

Dư địa chỉ tỉnh Hoà Bình
Bài 19: Làng bản và nhà ở của đồng bào các dân tộc thiểu số Hòa Bình

(HBĐT) - Địa vực cư trú chủ yếu của người Mường Hòa Bình là ven các thung lũng, chân núi đá vôi và bên các dòng suối, bố trí theo hình rẻ quạt. Người Mường sống quần cư thành từng làng, bản. Bản Mường truyền thống không nằm trên đường cái lớn. Mỗi làng, bản của người Mường có địa vực cư trú riêng, có phạm vi đất canh tác, đất rừng, khúc sông, khe suối riêng…

25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình - một số thành tựu nổi bật
Bài 18: Du lịch có nhiều khởi sắc

(HBĐT) - Trong 25 năm tái lập tỉnh, để khai thác những tiềm năng, lợi thế rất lớn về du lịch, tỉnh ta đã nỗ lực quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch, huy động tối đa các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng cường quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch... Nhờ vậy, du lịch tỉnh ta đã có nhiều khởi sắc, mức tăng trưởng về số khách những năm qua đạt bình quân 20%/năm, doanh thu du lịch đạt cao và duy trì ổn định.

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình:
Bài 18: Các di tích lịch sử và danh thắng Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình không chỉ là cái nôi của người Việt tiền sử với nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, miền đất này còn được biết đến với nhiều di tích, danh thắng đặc biệt. Những điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho mảnh đất này những cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn và kỳ vĩ.

25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình - một số thành tựu nổi bật
 Bài 16: Sự nghiệp văn hóa được chăm lo phát triển

(HBĐT) - 25 năm qua, tỉnh ta đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống các thiết chế văn hoá; chú trọng các mặt công tác: bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa hóa vật thể, phi vật thể, quản lý, bảo tồn di tích; đẩy mạnh các phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ... Qua đó, tạo bước chuyển biến cơ bản trong quản lý Nhà nước và phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ, từng bước nâng cao hiệu lực quản lý và mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Bài 17: Đôi nét về những lễ hội ở Hòa Bình

(HBĐT) - Từ bao đời, cộng đồng các dân tộc Hòa Bình, đặc biệt là người Mường có những lễ hội riêng mang đậm nét văn hóa. Lễ hội các dân tộc nơi đây gắn liền với những đặc điểm cụ thể về địa lý, tự nhiên và đời sống xã hội của các cộng đồng cư dân tồn tại ở đây từ lâu đời. Điều đó đã làm nên sự phong phú trong đời sống tinh thần và trong bản sắc văn hóa Hòa Bình; mang đậm các tín ngưỡng dân gian và biểu hiện rõ sự giao lưu về văn hóa giữa các dân tộc. Trong đó có nhiều lễ hội tiêu biểu có sức sống trường tồn cùng thời gian, tiếp tục được các thế hệ hôm nay lưu truyền, phát huy…

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình
 Bài 16: Hòa Bình thời kỳ hợp nhất với Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình (1976 - 1991)

(HBĐT) - Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình được hợp nhất thành tỉnh Hà Sơn Bình. Ngay sau khi được Trung ương chỉ định, Ban Tỉnh ủy Hà Sơn Bình đã mở hội nghị lần thứ nhất (3/1976), kịp thời đề ra nghị quyết về phát triển KT-VH năm 1976. Trong không khí mới, Tỉnh ủy và nhân dân Hà Sơn Bình hăng hái thi đua lao động sản xuất nhằm đạt được nhiều thành tựu trong phát triển, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV. Có thể nói, những năm đầu tách tỉnh, tuy hậu quả chiến tranh còn nặng nề lại gặp thiên tai nặng nhưng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tỉnh nhà đều nỗ lực phấn đấu vươn lên…

25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình - một số thành tựu nổi bật
Bài 15: Lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thực hiện hiệu quả

(HBĐT) - Thời điểm tái lập tỉnh, công tác lao động, người có công và xã hội đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: năng suất lao động của các thành phần kinh tế thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đối tượng diện bảo trợ xã hội lớn. Đời sống nhân dân và các đối tượng chính sách xã hội trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề cho công tác cứu trợ thường xuyên, đột xuất, cứu đói giáp hạt hàng năm.

Đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2

(HBĐT) - Sáng 30/9, Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường năm 2016 (Lễ kỷ niệm) đã tổ chức họp đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm. Dự cuộc họp có các đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương được giao chủ trì các hoạt động.

25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình - một số thành tựu nổi bật
Bài 14: Khoa học và công nghệ bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - 25 năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT -XH của tỉnh. Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả hơn; nhiều đề tài nghiên cứu, mô hình sản xuất mới được ứng dụng thành công đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy KT -XH của tỉnh phát triển.