(HBĐT) - Đối với người Mường, Tết Nguyên đán là cái tết quan trọng nhất, to nhất trong một năm, nhiều vùng chỉ ăn một cái Tết Nguyên đán chứ không ăn tết gì khác. Trong dịp tết Nguyên đán, mỗi nhà tổ chức một bữa tiệc dâng tổ tiên và thần thánh, bữa đó gọi là làm tết.
(HBĐT) - Trong những ngày đầu năm, các bản làng đều tổ chức nhiều hoạt động lễ, hội độc đáo mang tính cộng đồng cao và đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng Tây Bắc. Dọc tuyến QL 6 lên phía Tây Bắc, vào những ngày đầu xuân, có 3 lễ hội lớn được mọi người quan tâm, đó là lễ hội Khai hạ của đồng bào Mường, hội xên bản, xên Mường của đồng bào Thái và lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông.
(HBĐT) - Trống đồng là tài sản quý giá được coi là báu vật mà cha ông để lại cho chúng ta hôm nay, là biểu tượng của nền văn minh và văn hoá Việt Nam thời dựng nước. Hoà Bình là một trong những tỉnh phát hiện và lưu giữ nhiều trống đồng nhất trong cả nước.
(HBĐT) - Sau những kết quả thu được từ việc khai quật 9 trong số 20 địa điểm di tích hang động tại vùng núi đá vôi Hoà Bình, năm 1927, nhà khảo cổ học người Pháp- Madelene Colani đã đề xuất khái niệm “Văn hoá Hoà Bình” chia làm 3 giai đoạn: Hậu kỳ đồ đá, Tiền đá mối, Sơ kỳ đá mới.
(HBĐT) - Tại Mường Bi (Tân Lạc) vẫn còn nhiều gia đình còn giữ được những nóc nhà sàn, nhiều giá trị văn hoá cổ của người Mường, một trong những giá trị văn hoá đó là cách tính lịch riêng mà người Mường ở Mường Bi hay gọi là lịch Đoi loại lịch này hiện vẫn còn giữ gìn trong các gia đình trí thức truyền thống của người Mường hay những gia đình thuộc tầng lớp các thầy mo.
(HBĐT)- Chuyện cũ kể rằng: tiếng hát, điệu múa của người Mường có từ lâu lắm rồi, từ thời “Đẻ đất, đẻ nước” tạo ra đất mường. Ngày ấy Dạ Dân gánh một gánh nặng những tiếng hát, điệu múa đi gieo khắp cả vùng quê của người Mường. Tiếng hát thường tình tứ, những điệu múa rộ ràng, uyển chuyển hoà cùng với tiếng cồng, tiếng chiêng, ngân vang xa mãi từ mường này tiếp sang mường khác không dứt. Người mường Bi có múa và biết múa từ đấy.
(HBĐT) - Người Tày – Thái ở Đà Bắc có hai bộ phận: bộ phận đông nhất là người Tày – Thái, một bộ phận ít hơn là người Tày ở các tỉnh thuộc khu vực Việt Bắc tới. Trang phục của bộ phận người Tày giống như trang phục của người Tày giống như trang phục của người Tày ở các tỉnh thuộc khu Việt Bắc. Vì vậy, phần này chỉ tập trung trình bày về trang phục của người Tày – Thái ở Đà Bắc.
1/ Lễ nạ mụ:
Có dịp chúng ta vào bất kỳ một ngôi nhà sàn của người mường Bi nào hễ ngước nhìn lên mái gianh gian trong sẽ thấy những giỏ đan mắt cáo, nguyên liệu bằng tre nứa cắm ở phía trên đoàn tay, người mường gọi cái đó là nạ mụ ( giả làm mặt người giữ vía). Bao nhiêu nạ mụ là bấy nhiêu người con.
(HBĐT) - Bản Pom Coọng thuộc thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, khiến ta tò mò ngay từ cái tên. Nơi mảnh đất này, người Thái đã biết làm du lịch từ chính cuộc sống thường ngày của họ.
Văn hoá ở Mường Bi có nhiều nét đặc sắc, nhiều sinh hoạt một thời đã lôi cuốn đông đảo cộng đồng xã hội người Mường tham gia, có giá trị nhất định phản ánh hiện thực xã hội Mường cổ và góp phần để chúng ta tìm hiểu những tư duy cổ xưa của người Mường. Những sinh hoạt ấy bộc lộ khá rõ trong các ngày lễ, ngày hội. Sau đây chúng tôi nêu một số lễ hội tiêu biểu:
(HBĐT) - Mường Piệng là một vùng giáp mường Vang, nhiều phong tục tập quán giống mường Vang, trong đó có lễ cơm mới. Lễ này gồm có trầu cau, nước lã xúc miệng, cơm nếp mới, cá, rượu cần, rượu chai.
(HBĐT) - Hiện nay, tục ăn trầu của người Mường không còn phổ biến, chỉ còn lại một số người già ở các vùng Mường còn giữ nếp ăn trầu. Tuy nhiên, trầu cau vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá; trong tất cả mọi nghi lễ trong đời sống của người Mường.
(HBĐT) - Tổ chức lễ cưới là một bước ngoặt có ý nghĩa rất quan trọng trong một đời người và cũng là ngày vui nhất, kỷ niệm sâu sắc nhất của một đôi nam nữ sau khi đã ăn hỏi, phải tiếng “chơi với nhau cho nên cửa, dộng với nhau cho nên nhà”. Tuỳ từng dân tộc, từng vùng, từng giai đoạn lịch sử mà lễ cưới diễn ra có khác nhau. Tìm hiểu lễ cưới giúp chúng ta nhận ra nếp sống của con người trong xã hội ấy.
(HBĐT) - Bộ trang phục duyên dáng, gọn gàng bó sát người làm nổi lên những đường cong khoẻ khoắn tuyệt đẹp của những cô gái Thái; trang phục của nam giới thì giản dị, gần gũi với môi trường cảnh quan, không sặc sỡ và cầu kỳ…
Ngay từ thời sinh viên khi nghe thầy kể về sự độc đáo của cạp váy dân tộc Mường đã khiến chúng tôi tò mò và thích thú. Khi bắt đầu tìm hiểu, tôi mới biết được: cạp váy của người Mường là cả một kho tàng, là cả một nghệ thuật - nghệ thuật tạo hình. Cái riêng, cái độc đáo nhất của trang phục được thể hiện ở cạp váy. Chính cạp váy đó là điểm khác biệt nhất, không lẫn với trang phục của các dân tộc khác