(HBĐT) - Giai đoạn này, đất nước đứng trước tình hình: cả nước có chiến tranh, dù hòa bình đã được lập lại ở miền Bắc. Tỉnh ta đã quán triệt sâu sắc tinh thần Hội nghị Trung ương Đảng (tháng 3/1965): “Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn”; nhiệm vụ được đặt ra là: Tiếp tục xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế với tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc, đánh thắng chiến tranh phá hoại”.
(HBĐT) - 25 năm qua, sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tỉnh đã phát triển vượt bậc, đạt nhiều thành tựu. Đã khống chế được những bệnh dịch nguy hiểm, những bệnh đặc thù của địa phương như sốt rét, bướu cổ, loại trừ đậu mùa, thanh toán bại liệt. Các chỉ tiêu về sức khỏe của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Các bệnh dịch truyền nhiễm như bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi, tỷ lệ tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh đều giảm.
(HBĐT) - Sau hiệp định Giơ ne vơ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Nhiệm vụ đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân là nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong giai đoạn 1954 - 1965, tỉnh Hòa Bình không ngừng củng cố chính quyền nhân dân, ổn định đời sống, khôi phục và phát triển KT -XH. Cùng miền Bắc là hậu phương vững chắc cho miền Nam.
(HBĐT) - Sau 25 tái lập tỉnh, GD&ĐT tỉnh ta đã không ngừng đổi mới, phát triển và đạt được những thành tích đáng kể. Bộ mặt các nhà trường khang trang, sạch đẹp. Quy mô trường, lớp phát triển phù hợp, huy động tối đa trẻ em đến trường học tập. Chất lượng GD &ĐT được nâng lên rõ rệt. Công tác phổ cập giáo dục đạt được nhiều thành quả quan trọng. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm, chăm lo đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp GD &ĐT.
(HBĐT) - Thắng lợi của chiến dịch giải phóng Hòa Bình đã giải phóng thị xã Hòa Bình và một vùng lãnh thổ rộng khoảng 1.000 km2 với 2 vạn dân. Tuy vậy, đoạn đường 21, vùng chợ Bến vẫn bị giặc chiếm đóng. Như vậy, trên địa bàn Hòa Bình vừa có vùng giải phóng rộng lớn, vừa có một khu vực nhỏ đang bị địch chiếm đóng.
(HBĐT) - Theo số liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, tính đến hết ngày 31/8, BTC cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình – 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016” đã nhận được 29.885 bài dự thi.
(HBĐT) - Thời kỳ mới tái lập tỉnh, mạng lưới bưu chính viễn thông tỉnh ta nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, nhiều huyện không có đường thông về tỉnh, nhiều thị trấn huyện không nhận được báo trong ngày. Đến nay, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT), bưu chính- viễn thông phát triển nhanh, phủ kín toàn tỉnh với chất lượng dịch vụ ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và nhu cầu sử dụng của nhân dân.
(HBĐT) - Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hòa Bình là địa bàn chiến lược nối liền đầu não kháng chiến Việt Bắc với liên khu III, liên khu IV và chiến trường toàn quốc. Hòa Bình được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đặc biệt quan tâm. Trong giai đoạn này, thực dân Pháp 2 lần đánh chiếm Hòa Bình và cả 2 lần đều bị đánh bật khỏi Hòa Bình.
(HBĐT) - Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 1/10/1991, tỉnh Hòa Bình được chia tách từ tỉnh Hà Sơn Bình và chuyển về địa điểm được xác định là tỉnh lỵ mới - thị xã Hòa Bình. Sau khi được chia tỉnh, nhân dân và cán bộ trong tỉnh vô cùng phấn khởi, sôi nổi, khẩn trương chuẩn bị các mặt để tập trung vào hoạt động.
(HBĐT) - Trong gần 1/4 thế kỷ qua, từ chỗ lưới điện thiếu thốn, cũ nát, chắp vá…, hạ tầng điện năng tỉnh ta không ngừng được quan tâm, đầu tư xây dựng, phát triển từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển KT -VH- XH của tỉnh.
(HBĐT) - Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tìm ra con đường cứu nước mới cho phong trào cách mạng Việt
(HBĐT) - Sau 25 năm tái lập tỉnh, công tác quy hoạch xây dựng, kiến trúc, phát triển đô thị đã từng bước thể hiện được vai trò của mình trong tổng thể quá trình phát triển KT -XH tại địa phương. Các đồ án quy hoạch đã được đặt trong hệ thống phối hợp toàn diện với nhiều ngành liên quan và địa phương. Việc mở rộng đô thị và tăng tỷ lệ đô thị hóa, đẩy mạnh các chương trình nhà ở, thực hiện các dự án nâng cấp đô thị, kết nối và hoàn thiện các trung tâm công cộng... để tạo cảnh quan đô thị đáp ứng nhu cầu về môi trường ở, làm việc, đi lại, nghỉ ngơi, giải trí cho toàn xã hội.
(HBĐT) - Dưới thời Nguyễn chưa có tỉnh Hòa Bình. Lúc đó, miền đất Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ và một phần Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Hà Tây được gộp vào một tên chung là tỉnh Hưng Hóa. Tuần phủ Hưng Hóa lúc Pháp xâm lược nước ta là nhà yêu nước Nguyễn Quang Bích...
(HBĐT) - Sau 1/4 thế kỷ tái lập tỉnh, từ chỗ giao thông đi lại hết sức khó khăn, đến nay, hạ tầng GTVT đã có bước phát triển vượt bậc, từng bước hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu đi lại, tiêu thụ sản phẩm, lưu thông hàng hóa, thu hút đầu tư, xóa đói - giảm nghèo, tạo liên kết giữa các vùng miền, thúc đẩy phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Trong lịch sử hàng ngàn năm qua, các dân tộc ở Hòa Bình đã phải cùng nhau đấu tranh, vật lộn với thiên nhiên, xã hội để tồn tại, phát triển. Trong đó phải ghi nhận những phong trào nông dân chống áp bức phong kiến và đánh giặc ngoại xâm, giữ vững sự ổn định, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769), khởi nghĩa Quách Tất Liêm (1808 - 1819) của Lê Duy Lương (1833 - 1838) và sự tham gia chống quân xâm lược nhà Minh, tham gia cuộc đại phá quân Thanh năm 1789 của nhân dân Hòa Bình…