(HBĐT) - Con đường bê tông rợp bóng tre đưa chúng tôi đến ngôi nhà nhỏ tại xóm Chiềng 1, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi - nơi anh hùng Bùi Văn Hợp sinh ra và lớn lên. Kín những khoảng tường trong ngôi nhà nhỏ là rất nhiều giấy khen, huân, huy chương. 45 năm sau ngày anh ngã xuống, câu chuyện về anh vẫn có sức sống mãnh liệt, là niềm tự hào của mảnh đất Mường Động anh hùng.
(HBĐT) - Địa bàn tỉnh là đầu mối giao thông tỏa đia mọi miền đất nước có tầm đặc biệt quan trọng trong thời chiến tranh. Quốc lộ 6 nối liền Thủ đô với các tỉnh đồng bằng qua miền Trung du lên Tây Bắc, sang Lào, vào các tỉnh khu 4, đến chiến trường miền Nam. Trục đường 6 nối liền quốc lộ 21A, 12A, 21B, quốc lộ 15, tất cả hình thành hệ thống GTVT liên hoàn. Trên các tuyến có 5 bến phà là: Bờ, Rút, Thia, Vụ Bản, Chi Nê. Trên các tuyến giao thông có các cầu, cống lớn, nhiều nhịp, khẩu độ hàng chục mét, có nhiều đoạn qua đèo hiểm trở bên núi, bên sông như dốc Chó Treo, đèo Hút Gió…Đó là những trọng điểm xung yếu được xác định là “yết hầu” của tuyến giao thông trên địa bàn, cũng là trọng điểm đánh phá liên tục của giặc Mỹ trong chiến tranh.
(HBĐT)- Mảnh đất anh hùng Thu Phong (Cao Phong) đang từng ngày đổi thay. Thu Phong phủ một màu xanh bạt ngàn của những đồi cam. Trái cam vàng đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhưng trong tiềm thức của người dân nơi đây luôn âm vang chiến công oanh liệt dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ ngày 20/7/1966 của 5 dân quân xã Thu Phong.
(HBĐT) - Hiện nay, tại làng Chiềng Vang ở huyện Lạc Sơn, trong gia đình ông Quách Phẩm còn lưu giữ hơn 100 bức ảnh đen trắng được chụp từ những năm 1930 - 1940 của thế kỷ XX, có giá trị về nhiều mặt. Qua thông tin các bức ảnh có thể cho ta thấy được phần nào về văn hóa, đời sống của người Mường trong thời Pháp thuộc. Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, lịch sử tác động đến gia đình cộng với sự dịch chuyển nhiều lần, qua tay nhiều người, chất liệu ảnh cơ bản in trên giấy nên nhiều ảnh đã phai, ố, bong tróc, tuy nhiên có nhiều bức ảnh còn giữ được những nét cơ bản dễ nhận biết.
(HBĐT) - Sau khi đất nước thống nhất, cả nước cùng tiến lên CNXH, đồng chí Lê Duẩn đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm xác định và hoàn chỉnh đường lối cách mạng XHCN ở nước ta. Đường lối ấy thể hiện những tư tưởng lớn của đồng chí về giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại; về nắm vững chuyên chính vô sản và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; về tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ; về nền văn hóa mới và con người mới XHCN; về cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý...
(HBĐT) - Ngày Quốc giỗ Hùng Vương là dịp để cháu con hôm nay nghĩ suy về truyền thống cha ông, tự hào về sức mạnh cội nguồn, về sự trường tồn của dân tộc.
Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể độc đáo, món ăn tinh thần trong đời người Mường ở tỉnh Hòa Bình nói chung và của người Mường huyện Cao Phong nói riêng. đã được bồi đắp, gìn giữ từ lâu đời.
(HBĐT) - Người Mường ở xã Mai Hạ xưa, nay vẫn tự hào về ẩm thực của họ, điều đó được ghi nhận qua việc truyền tụng trong xã hội những câu thành ngữ khá nổi tiếng: “Củ mài, rau sắng, măng đắng, mật ong” hay “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui”…
(HBĐT)- So với một số dân tộc khác, trang phục của người Mường không có màu sắc rực rỡ mà đơn giản hơn nhiều, song cũng có những nét rất đặc trưng. Nam giới thường mặc áo ngắn hoặc áo dài, màu chàm, cài khuy, quần dài, rộng, thắt lưng quấn quanh cạp, đầu búi, quấn khăn dài, đầu khăn giắt sang hai bên, sau này cũng có dùng khăn xếp quấn như của người Kinh dưới xuôi.
(HBĐT) - Sinh ra trong một gia đình bần nông ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Cù Chính Lan sớm tham gia cách mạng. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu, anh là thế hệ thanh niên đầu tiên trong xã tình nguyện nhập ngũ lên đường giết giặc.
(HBĐT) - Kỳ Sơn cũng là vùng đất cổ được hình thành khá sớm của tỉnh. Nhiều năm qua, đồng bào các dân tộc Mường, Kinh, Dao huyện Kỳ Sơn đã chung sức xây dựng huyện ngày một phát triển toàn diện. Trước tháng 12/2001, vùng đất Kỳ Sơn rộng lớn, trù phú bao gồm các xã thuộc huyện Cao Phong hiện nay; nơi được biết đến là “thủ phủ” của cây mía tím, cây có múi cùng nét bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo. Hiện nay, huyện Kỳ Sơn có 10 xã, thị trấn gồm: thị trấn Kỳ Sơn, Dân Hạ, Dân Hòa, Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, Phúc Tiến, Mông Hóa, Độc Lập và Yên Quang.
(HBĐT) - Ngày 23/2/1952, địch bắt đầu rút chạy khỏi TX Hòa Bình. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích ven đường 6 đã kịp thời truy kích, chặn đánh, chia cắt toàn quân địch, dội pháo xuống đội hình hành quân tháo chạy của chúng. Tại Thịnh Lang, 2 đại đội địch bị tiêu diệt. Tại bến Ngọc, nhiều ca nô bị bắn chìm, xe giặc bốc cháy, hàng chục tên giặc tan xác. Trên các đoạn đường quốc lộ số 6 từ Phương Lâm đến Đầm Lấm, từ cầu Dụ đến Xuân Mai trên 1 tiểu đoàn giặc phải phơi xác.
(HBĐT) - Đối phó với tình hình trên, Tỉnh ủy đã kịp thời huy động bộ đội, công an truy đuổi bọn biệt kích, lùng bắt bọn phản loạn. Bị thế trận chiến tranh nhân dân bao vây chia cắt, chặn đường chi viện tiếp tế, quân giặc ở phân khu thị xã, phân khu sông Đà ngày thêm khốn quẫn, tinh thần sỹ quan, binh lính ngày thêm sa sút.
(HBĐT) - Dưới triều Lê, vùng đất Kim Bôi thuộc phủ Gia Hưng, trấn Hưng Hóa. Đến năm Tự Đức thứ 5 (năm 1851), Kim Bôi là một tổng của huyện Mỹ Lương, phủ Quốc Oai. Ngày 22/6/1886, khi tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập, Kim Bôi là một tổng của phủ Lương Sơn thuộc tỉnh Mường. Ngày 15/4/1959, huyện Lương Sơn được chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi. Lúc mới thành lập, huyện Kim Bôi gồm 22 xã. Sau những sáp nhập, chia tách, hiện nay, huyện có 28 xã, thị trấn. Toàn huyện có trên 116.000 người với 5 dân tộc anh em cùng chung sống là Mường, Kinh, Dao, Tày, Thái, trong đó, dân tộc Mường chiếm 82,4%.
(HBĐT) - Mai Châu được hình thành từ thế kỷ XIII với tên gọi đầu tiên là Mường Mai. Đến thời Lê, châu Mai Châu được thành lập gồm 3 động thuộc lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, xứ Hưng Hóa. Thời kỳ Pháp thuộc, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập (năm 1886), châu Mai Châu thuộc phủ Chợ Bờ.