(HBĐT) - Ngày 7/11/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TU về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trong tình hình mới”. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định mục tiêu cho từng giai đoạn, cụ thể như sau:

 

* Đến hết năm 2020: Thực hiện hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trong đó: Phấn đấu giảm số xã thuộc diện xã khu vực III xuống còn 38% trên tổng số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người các xã đặc biệt khó khăn đạt trên 20 triệu đồng/người/năm; bình quân tỷ lệ hộ nghèo các xã khu vực III (xã có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn) dưới 30%; 95% hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; có trên 35 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; phấn đấu 100% hộ gia đình xem được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài PT – TH tỉnh, nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam; 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt tiêu chuẩn theo quy định; 100% thôn, xóm có chi bộ Đảng sinh hoạt ổn định. Quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư ở các vùng có nguy cơ cao lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

* Đến hết năm 2025, định hướng đến năm 2030: Đến hết năm 2025, phấn đấu số xã có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn còn dưới 30% trên tổng số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; các xã còn lại có hạ tầng KT – XH cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo các xã khu vực III giảm bình quân 4-5%/năm; thu nhập bình quân đầu người các xã đặc biệt khó khăn đạt trên 25 triệu đồng/người/năm; có trên 50 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; trên 98% hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; xóa nhà ở tạm, nhà ở dột nát; 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn.

- Định hướng đến năm 2030: Thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển KT – XH giữa đô thị và nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi để hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục chất lượng cao; tiếp tục nâng cao các chỉ tiêu về KT – XH nhằm từng bước phát triển toàn diện, nhanh, bền vững và hội nhập; bảo đảm vững chắc QP - AN.

Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, gồm: (1) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về công tác dân tộc; phát huy nội lực, xã hội hóa các nguồn lực để phát triển KT – XH vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. (2) Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH; ưu tiên đầu tư tại các xóm, xã đặc biệt khó khăn; làm tốt công tác quy hoạch phát triển KT - XH; xây dựng các cụm dân cư tập trung gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. (3) Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu dựa trên tiềm năng, lợi thế của từng vùng; ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước chuyển sản xuất nông nghiệp truyền thống sang liên kết sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị. (4) Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về công tác dân tộc; công tác quy hoạch, đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số. (5) Ưu tiên phát triển GD-ĐT, dạy nghề cho đồng bào dân tộc, nhất là thanh niên dân tộc thiểu số. (6) Quan tâm bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên. (7) Bảo đảm QP - AN, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

 

Các tin khác


Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 3 - Đồng bộ giải pháp để chặn “sóng ngầm”

Thực tiễn ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hệ thống chính trị cơ sở cùng vào cuộc, thế trận an ninh nhân dân được củng cố nên từng bước xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 2 - Di chứng nặng nề từ “virus” ác tính

Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình đã hình thành và tồn tại hơn 30 năm (từ năm 1989). Những hoạt động của tổ chức này làm xáo trộn nghiêm trọng đời sống của một bộ phận đồng bào Mông và tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Những "di chứng”, hệ lụy để lại vẫn đang đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp bài toán hóc búa.

Xin đừng để “biết thế”

Trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh Hòa Bình đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Điểm nhấn đầu tiên đó là nhận thức của các cấp uỷ, nhân dân và cán bộ, đảng viên về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có những chuyển biến rõ rệt. Từ nhận thức về các hành vi tham nhũng, tiêu cực, hậu quả và tác hại hết sức to lớn không chỉ gây thiệt hại về tiền, của Nhà nước, xã hội và của Nhân dân mà sâu xa hơn còn đe dọa sự tồn vong của chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng của dân tộc ta trong gần 80 năm qua.

Từ những cán bộ cấp cao “vào lò”, nghĩ về rèn luyện 4 chữ đức

Tại cuộc họp thông báo kết quả phiên họp 25 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng đã cho biết, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong đó, lần đầu tiên 6 cán bộ bị xử lý kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 1 - Lật mặt “chúa trời” tự xưng

 Vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc hình thành tổ chức bất hợp pháp do đối tượng Dương Văn Mình, người dân tộc Mông cầm đầu. Lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân, tổ chức này đã truyền bá những tư tưởng lệch lạc, sai trái, lôi kéo đồng bào Mông tham gia và tiến hành nhiều hoạt động gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Theo kết quả điều tra của cơ quan công an, Dương Văn Mình còn cử người gặp và cung cấp cho đối tượng nước ngoài một số tài liệu vu cáo, xuyên tạc chính quyền "đàn áp” tôn giáo; câu kết với một số đối tượng chống đối chính trị ở TP Hồ Chí Minh lập dự án xin tiền hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài... Hoạt động của Dương Văn Mình và đồng bọn đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng và bị nghiêm trị. Đến nay, các địa phương bị ảnh hưởng đã cơ bản xóa bỏ được tổ chức này. Tuy nhiên, sau hơn 30 năm tồn tại, các hoạt động của tổ chức này vẫn để lại nhiều hệ lụy nặng nề.

Nghiên cứu lý luận chính trị góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Những năm qua, đặc biệt từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW, Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự đã quán triệt, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo và tổ chức thực hiện phù hợp, trong đó đã thể hiện rõ vai trò của nghiên cứu lý luận chính trị trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục