(HBĐT)-Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 263-KH/TU ngày 11/2/2020, triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ (VTLT) năm 2020.

Theo đó, mục đích nhằm tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật LT và các Quy định của T.Ư, hướng dẫn của Văn phòng T.Ư về công tác VT, LT. Thống nhất trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác VT, LT của các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức CT-XH cấp tỉnh, các Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng tỉnh cấp huyện, cấp xã (sau đây gọi là các cơ quan, tổ chức) theo đúng quy định. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; tiếp tục kiện toàn tổ chức VT, LT theo Đề án của Văn phòng T.Ư Đảng, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị... 

Quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản quy định, hướng dẫn của T.Ư về công tác VT, LT; tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 19-CT/TU, ngày 22/8/2016 của BTV Tỉnh ủy về "Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác VT, LT trong các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức CT-XH tỉnh”; xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác VT, LT. 

Các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức CT-XH tỉnh căn cứ vào các văn bản của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy để tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới một số văn bản như: Kế hoạch công tác VT, LT 2020; Danh mục hồ sơ của cơ quan, tổ chức; Quy chế công tác VT và công tác LT; kế hoạch thu thập tài liệu vào LT cơ quan, nộp lưu tài liệu LT cơ quan vào LT lịch sử của Tỉnh ủy...
Kế hoạch còn nêu rõ nội dung về công tác tổ chức, cán bộ, nhân lực VT, LT. Xác định nhiệm vụ cụ thể công tác VT như: Tiếp tục quán triệt, triển khai và thực hiện thống nhất về thể loại, thẩm quyền ban hành văn bản và thể thức văn bản của Đảng theo quy định; các cấp ủy tổ chức quán triệt đến các đơn vị thuộc phạm vi mình quản lý để thực hiện thống nhất theo quy định. Các cơ quan, tổ chức tiếp tục đổi mới, cải tiến theo hướng khoa học, chuyên nghiệp; sớm khắc phục những tồn tại hạn chế về quản lý văn bản, về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản. Đẩy mạnh CCHC, cảnh giác với nguy cơ lộ lọt bí mật thông tin, tài liệu; thực hiện nghiêm quy định gửi, nhận văn bản trên mạng thông tin diện rộng của Đảng và trên mạng Internet... Công tác LT: Thu thập tài liệu vào LT cơ quan và LT lịch sử Công tác thu thập, sưu tầm tài liệu; chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu; quản lý, bảo mật, bảo quản tài liệu LT...

Về công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ: Văn phòng Tỉnh ủy tham mưu giúp BTV Tỉnh ủy tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các văn bản T.Ư và của tỉnh về công tác VT, LT trong các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức CT-XH các cấp. Tăng cường công tác tập huấn, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ và hướng dẫn các văn phòng huyện ủy, thành ủy duy trì chế độ kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ các ban đảng, tổ chức CT-XH cấp huyện, các đảng ủy xã, phường, thị trấn và các tổ chức đảng trực thuộc. Định kỳ 2 năm một lần, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức kiểm tra về công tác VT, LT văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức CT-XH tỉnh. Các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức CT-XH tỉnh nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo về công tác VT, LT theo quy định...

P.V (TH)

Các tin khác


Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, ngày 6/3 vừa qua, Bộ Công an đã ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam, đó là "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý". Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục