(HBĐT) - Mỗi mùa xuân sang, Bác Hồ mong mỗi người dân ta đón Tết cổ truyền dân tộc trong mùa xuân vui vẻ và với những ngày đầu năm cần có việc làm thiết thực: Tết trồng cây.
Với tầm nhìn chiến lược về tương lai, Tết trồng cây là công việc mà Bác Hồ đã phát động cho toàn dân ta từ tháng 11/1959. Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng thấy những ý nghĩa sâu xa bắt nguồn từ truyền thống lâu đời của dân tộc, cũng như ý tưởng của Người trong việc giữ gìn môi trường thiên nhiên sinh thái.
Tết trồng cây là một công việc có ý nghĩa lớn lao. Năm nay, trước hết, đó là việc làm tốt đẹp để chào mừng 90 năm ngày Đảng ta ra đời (3/2/1930 - 3/2/2020). Đó là một phong trào rất tốt.
Tết trồng cây đưa đến cho mỗi người, mỗi gia đình việc làm niềm vui trong tình cảm truyền thống Việt Nam đón Tết cổ truyền của dân tộc. Và từ việc làm đó sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho môi trường. Nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hòa hơn. Tết trồng cây sẽ tạo nên một màu xanh cho đất nước, xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển, góp phần bảo vệ mùa màng, bảo vệ xóm làng, bảo vệ môi trường thiên nhiên, hạn chế được những thiệt hại của mưa bão, sạt lở đất và xói mòn. Trồng cây tốn kém ít mà lợi ích đem lại rất nhiều.
Mùa xuân là Tết trồng cây chính là con người đã lợi dụng cái luật tự nhiên của tạo hóa để làm sôi động sự sống của con người, cho nên, Tết trồng cây đầu xuân, trời đất, con người đều rạng rỡ, vui tươi. Lời Bác dạy: "Một năm bắt đầu từ mùa xuân, đời người bắt đầu từ tuổi trẻ” vẫn mãi âm vang để đáp ứng năng lực trí tuệ cho đất nước.
Mỗi mùa xuân đến, cùng với việc nghĩa đến dân bao giờ Bác cũng nghĩ đến Đảng. Bác nghĩ đến Đảng với lòng tự hào nhưng cũng đầy lo âu. Sự lo âu của Bác ngày nay đang được Đảng chỉ đạo, đấu tranh các tệ nạn tham nhũng một cách quyết liệt.
Mùa xuân về, xuân Canh Tý, kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng, 75 năm thành lập nước và 130 năm ngày sinh Bác Hồ.
Nhớ Tết trồng cây, nhớ lời Bác dạy, chúng ta đón xuân Canh Tý 2020 mà da diết nhớ Bác:
"Giọng của Người không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng ấm vào lòng non nước
Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước
Tiếng người xưa và cả tiếng mai sau”.
(Tố Hữu)
Văn song (TTV)
(HBĐT) - Hôm nay, bà thấy ông X. đi liên hoan CLB "Phong lan rừng” về mà mặt lạnh te, chẳng hồng hào, đỏ đắn như mọi lần. Đã thế lại còn ra chiều đăm chiêu nữa chứ…
Truyện ngắn của Bùi Huy
(HBĐT) - Vợ ông dằn dỗi: Thì anh về mà ở cùng bà. Em có cản đâu. Còn em sẵn sàng đón bà ra đây ở cùng gia đình mình mà…
- Ừ, bà ấy có lý và thẳng thắn chứ không có ý gì. Người già thường khó thay đổi ý…
(HBĐT) - Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, tỉnh Cao Bằng. Buổi đầu có 34 chiến sỹ với 34 khẩu súng trường, súng kíp. Chỉ huy các anh là đồng chí Võ Nguyên Giáp, quân trang các anh ai có gì mặc nấy. Ra đời được 3 ngày, các anh đã làm cuộc tập kích đánh địch. Ngày 25 đánh đồn, Phai Khắt, ngày 26 đánh đồn Nà Ngần. Trận đánh đầu của các anh làm quân địch hoang mang bỏ chạy. Trận Phai Khắt, Nà Ngần quân ta thắng lợi, thu được vũ khí bổ sung. Các anh thừa thắng tiến lên chỉnh quân luyện tập củng cố lực lượng. Đến thu đông 1950, chiến dịch biên giới mở ra. Bác Hồ ra trận thị sát, động viên, các anh lại tràn đầy khí thế của đội quân cách mạng. Các chiến thắng đã cổ vũ lực lượng phát triển. Các chiến dịch Hà Nam Ninh, chiến dịch Hòa Bình. Chiến thắng nào các anh cũng được Bác viết thư gửi lời khen ngợi. Các anh dũng mạnh trèo đèo, lội suối lên Tây Bắc mở chiến dịch Điện Biên:
(HBĐT) - Vừa vào phòng, bà phó phòng giật nảy mình khi thấy cô nhân viên mới đang gục đầu xuống bàn thút thít khóc. Gớm, sáng ra đã có chuyện gì thế. Người yêu mắng hả? Bà chủ động trò chuyện. Nức nở một hồi, lẫn trong tiếng nấc, bà hiểu đầu đuôi câu chuyện. Quẳng điện thoại xuống bàn, bà chạy vụt ra hành lang ngó ngược, ngó xuôi. Giời ạ, bé cái mồm thôi, may ở ngoài không có ai. Cái bà mà cháu kể mặc bộ váy đỏ là "phu nhân" bác ấy đấy…