(HBĐT) - Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, tỉnh Cao Bằng. Buổi đầu có 34 chiến sỹ với 34 khẩu súng trường, súng kíp. Chỉ huy các anh là đồng chí Võ Nguyên Giáp, quân trang các anh ai có gì mặc nấy. Ra đời được 3 ngày, các anh đã làm cuộc tập kích đánh địch. Ngày 25 đánh đồn, Phai Khắt, ngày 26 đánh đồn Nà Ngần. Trận đánh đầu của các anh làm quân địch hoang mang bỏ chạy. Trận Phai Khắt, Nà Ngần quân ta thắng lợi, thu được vũ khí bổ sung. Các anh thừa thắng tiến lên chỉnh quân luyện tập củng cố lực lượng. Đến thu đông 1950, chiến dịch biên giới mở ra. Bác Hồ ra trận thị sát, động viên, các anh lại tràn đầy khí thế của đội quân cách mạng. Các chiến thắng đã cổ vũ lực lượng phát triển. Các chiến dịch Hà Nam Ninh, chiến dịch Hòa Bình. Chiến thắng nào các anh cũng được Bác viết thư gửi lời khen ngợi. Các anh dũng mạnh trèo đèo, lội suối lên Tây Bắc mở chiến dịch Điện Biên:

Chín năm làm một Điện Biên

Nên vòng hoa đỏ, nên thiên sử vàng.

Cả nước được giải phóng, các anh lại đi ở nông trường sản xuất chăn nuôi với tinh thần "Thực túc, binh cường”, nhưng kẻ thù bên kia giới tuyến 17 vẫn ngày đêm đàn áp nhân dân, đàn áp phong trào. Kẻ thù lại nuôi mộng thôn tính, gây rối, không cho nhân dân miền Bắc xây dựng đất nước sau 9 năm chiến tranh để có một miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội no ấm. Trước tình hình đó, các anh lại lên đường với tinh thần xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, đâu có giặc là ta cứ đi. Các anh ra đi nằm gai nếm mật với Trường Sơn, được Trường Sơn nuôi nấng, chở che. Có thể nói, mọi người dân Việt Nam ngày nay đều có mảnh hồn, mảnh tim gửi gắm ở Trường Sơn. Các anh cùng cả nước dồn sức cho miền Nam ruột thịt. Các anh xông trận không tiếc máu xương khi trong tay các anh đã có vũ khí hiện đại, xe tăng, đại bác, máy bay. Các anh vẫn phát huy phẩm chất anh bộ đội đánh địch với tinh thần dũng mạnh, kiên cường, bám lấy thắt lưng địch mà tiêu diệt.

Cuộc kháng chiến chống giặc trong giai đoạn vô cùng ác liệt, các anh đổ máu, hy sinh. Miền Bắc hậu phương tất cả cho miền Nam ruột thịt. Trận thắng cuối cùng, chiến dịch Hồ Chí Minh các anh đã giải phóng miền Nam, cả nước thu về một mối. Non sông từ:

Đầu trời đỉnh ngất Hà Giang

Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa

Trường Sơn chí lớn ông cha

Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào.

(Lê Anh Xuân)

Non sông gấm vóc vừa trải qua những năm chiến tranh tàn phá ác liệt, các anh chưa được nghỉ ngơi lại tiếp tục vai trò lịch sử đánh bọn xâm lược phía Nam, phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế. 75 vẻ vang sáng ngời lịch sử giữ nước. Đất nước muốn yên bình để dựng xây, lòng nhân dân muốn rời xa cuộc chiến tranh, khát khao sống yên lành. Những kẻ thù dù ở xa hay gần đều có một âm mưu thôn tính. Các anh lại lên đường đến biên cương giữ gìn bờ cõi, giữ yên bản làng. Biển Đông dậy sóng bởi âm mưu của ngoại bang, các anh lại vượt sóng ra khơi cầm chắc tay súng để giữ cho biển lặng. Bờ biển thềm lục địa là của ta mà cha ông ta qua bao đời trấn giữ. Hoàng Sa, Trường Sa là của ta, bao đời nay nhân dân ta qua bao triều đại giữ gìn, lịch sử đã chứng minh. Các anh kiên cường giữ gìn. 75 năm vẻ vang anh bộ đội Cụ Hồ:

Anh đến bà con thương

Anh đi bà con nhớ.

Đó là tình cảm cả nước giữa các anh với dân. Chưa có đâu dân gọi các anh là anh bộ đội với tấm lòng trìu mến, thân thương. 75 năm vẻ vang, bước chân các anh vẫn mãi mãi bước trên con đường trường chinh vạn dặm.

Văn song (TTV)


Các tin khác


Nghĩ về người thấy với sự nghiệp trồng người

(HBĐT) - Nghĩ về thầy, nét nghĩa đầu tiên của danh từ này dành chỉ người được đào tạo có năng lực sư phạm. Đời của mỗi người, ai cũng có thầy. Không ai có thể nhớ hết khuôn mặt, tên thầy của quãng đời đi học. Song tình nghĩa trong lòng trò nghĩ về thầy vẫn luôn nuôi nhớ.

Cỏ dại nở hoa

Truyện ngắn của Bùi Việt Phương

(HBĐT)-Loay hoay mãi chúng tôi cũng tìm được chỗ đỗ xe. Con đường đổ bê tông dày và phẳng, bánh xe chạy nghe êm tai nên xe cộ đi lại khá đông, phải cố tạt vào mép đường cho gọn. Tôi quay sang hỏi chàng trai trẻ cầm lái: "Cậu có đoán ra chỗ nền nhà mình ngày xưa không?”. Tất nhiên là không rồi, cái lắc đầu và nụ cười. Mấy mươi năm mọi thứ đều thay đổi, chỉ có hương lúa đồng vẫn thơm. Giờ ai có thể hình dung được, nơi đây từng là con đường đất lầy lội từng bước chân trâu, chân học trò nhưng ấm áp bởi luôn nhìn sang bên kia cánh đồng mà tự nhủ. Cố lên đoạn đường nữa thôi, bên kia là nhà thầy.

Thanh lý tang vật


(HBĐT)- Cho là Phò mã Thạch vốn là chàng tiều phu mộc mạc, chất phác chắc hẳn sẽ quý rừng, yêu muông thú, nên vua cha đã ban hành quyết định cho chàng rể quý về làm Hạt trưởng Hạt kiểm lâm ở vùng "rừng xanh, núi đỏ” với hy vọng lệnh đóng cửa rừng tự nhiên của triều đình sẽ được thực thi nghiêm túc.

Những cây bàng ở Côn Đảo

Tản văn của Bùi Huy
(HBĐT) - Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) - mảnh đất lịch sử, văn hóa. Côn Đảo đẹp vì biển và rừng cùng những con người thân thiện, hài hòa như thiên nhiên nơi đây. Nhưng nhiều du khách khi đến còn bất ngờ thêm vì Côn Đảo còn có những cây bàng mang trong mình bao dấu tích lịch sử, như một nhân chứng của đảo qua những biến cố thời gian…

Thu phố

(HBĐT)-Hai năm rồi mới lại xuống phố và cũng lâu rồi không đến nơi này. Không phải là không nhớ, không lưu luyến khung trời ấy, nhưng với anh, cảm giác giống như đó là của để dành, là báu vật, nên không dám chạm đến. Bởi chạm đến, sẽ phải gặp lại bao điều đáng trân trọng, từng da diết chảy trong huyết quản. Vả lại, phần ký ức ngọt ngào ấy đâu phải riêng anh nắm giữ. Còn bạn bè, còn bao nhân chứng của một phần đời thanh xuân ấy nữa chứ. Nhưng lần này… Sau bao biến cố cuộc đời. Anh đã trở lại…

Một thoáng với thu Hà Nội

(HBĐT) - Chắc lâu không thấy về Hà Nội, đám bạn cũ đánh tiếng trên mạng xã hội: Có về gặp gỡ thu Hà Nội cùng lớp ở Hồ Tây không? Về Hà Nội vào thu ư? Năm nào cũng vậy, cuộc gặp gỡ với mùa thu kinh kỳ có khác dư vị? Một chút nôn nao khi cảm nhận từ xa làn gió heo may nhè nhẹ trên đường Thanh Niên năm nào? Mùa thu Hà Nội như một "cố nhân” len lỏi tâm tư và gợi nhớ…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục