Truyện ngắn của Bùi Huy


(HBĐT) - Vợ ông dằn dỗi: Thì anh về mà ở cùng bà. Em có cản đâu. Còn em sẵn sàng đón bà ra đây ở cùng gia đình mình mà… - Ừ, bà ấy có lý và thẳng thắn chứ không có ý gì. Người già thường khó thay đổi ý…


Ông hoang hoải nhìn ra dòng sông trước nhà. Gió vô tâm, hào phóng thổi bạt những vạt lau lách ven bờ khiến lòng ông rối bời. Mẹ ông hiện cũng đã gần 80 tuổi. Tầm này còn khỏe gì nữa nhưng cụ dứt khoát không chuyển đến ở với bất cứ đứa con nào, dù cùng làng hay ngoài phố. Ông là con cả, đã bố trí các kiểu (người giúp việc, cử vợ con về chăm bà) nhưng vẫn áy náy vô cùng. Sau khi nhận sổ bảo hiểm nghỉ chế độ, ông quyết thử một phương án: Hay nhà mình chuyển về ở trong căn nhà thuộc đất hương hỏa của ông bà? Nhưng ông đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của các thành viên trong gia đình… Cũng chẳng phải gia đình ông xao nhãng việc chăm bà. Tháng nào cũng về đôi lần, lúc vợ, lúc chồng, mua bán đủ thứ bảo đảm sinh hoạt cho bà; dặn dò người giúp việc chuyện này, chuyện khác; thuê người sửa bình nóng lạnh cho bà…

Nay ông lại về. Chiếc xe đi thẳng vào giữa vườn, nơi mẹ ông vẫn ngồi hóng gió và trò chuyện với đàn chim lích chích trên cành. Không gian quá yên bình. Người giúp việc đang lúi húi quét những đám lá vàng bay bời bời trong gió. Còn bà Then, người bạn già nhà kế bên ngồi cạnh đấm lưng cho bà: "Sức vóc cụ Thúy dạo này khá hơn rồi. Cháu đừng lo quá!”. Hai cụ cười. Sự an nhiên của cuộc đời đã đi qua nhiều giông bão. Tóc hai bà mỏng dính bay trong gió chiều. Bà cười và vẫn hỏi câu muôn thuở: "Về đấy à cả!”. Bà đang đọc cái gì đó? Bàn tay phải bị cụt 2 đốt ngón chỏ (dấu vết của vụ đi móc cua phải rắn độc hồi bà còn nuôi con nhỏ) đang cầm quyển vở bìa đã ố vàng. Ôi đưa đây con xem nào… Chữ của bà dày đặc khoảng 10 trang. Hình như nhật ký cuộc đời của bà? Ngày trước, bà chỉ học bình dân học vụ thôi, biết đọc biết viết bình thường chứ chẳng học qua cấp 1, cấp 2 gì. Xem nào… Một điều gì đó xuyên suốt dọc tấm thân khiến ông khẽ rùng mình: Xen lẫn những câu hò, câu vè dân gian, những cột mốc lịch sử hàng năm của đất nước, những địa danh miền Nam, miền Bắc là những dòng ghi về địa chỉ, hòm thư của bố ông và của ông từ thời trai trẻ… Chữ to cồ cộ, xiên xẹo không đúng dòng, lề… 

Nhưng nhìn kỹ mới thấy từng nét chữ được viết bằng sự nắn nót nhất, kỹ lưỡng nhất rồi. Một người từng qua chinh chiến như ông bỗng thấy lòng rưng rưng như trẻ thơ. Tay run run đọc từng con chữ. Đây tên một lớp học ở quân khu Tả Ngạn mà bố ông là học viên ngắn hạn từ thời anh em ông còn bé tí. Một địa danh xa lắc xa lơ kèm ngày tháng. Chẳng có sự biểu cảm nào dù chỉ là một dấu chấm than, hay dấu hỏi, đơn thuần chỉ là sự ghi chép các địa danh mà chồng con đã từng qua trong hàng chục năm trời… Bà Then nói thêm vào: "Mấy tháng nay, ngày nào cũng thấy lấy ra và đọc đấy anh. Mắt bà còn tinh lắm. Mà ngày xưa, không biết bà học lúc nào mà biết chữ nhỉ… Con thì nuôi một đàn. Học vào lúc nào…". Lớp sơ tán xóm núi của em trai ông ở bản Thượng thời Mỹ ném bom; địa chỉ cô em thứ 3 học ở trường trung cấp y tế ở thị xã. Còn phần của ông… Chao ôi, từ thời ông đang là học sinh trường chuyên huyện: "Lớp 7A trường chuyên huyện, thị trấn Sông Yên”, "Lớp chuyên toán trường cấp 3 B, thị xã Hoàng Thanh”… Quãng thời gian ấy, ông chỉ tầm 14-16 tuổi, ngây ngô, khờ dại, vẫn có thể khóc tu tu như trẻ lên 3 khi thấy mẹ xuất hiện ở khu tập thể học sinh. Mẹ đi bộ 20 km lên thăm con chỉ mang theo bó củi nhỏ, mấy bơ gạo nương, lạc và dúi vào tay con mấy đồng bạc lẻ nhàu nát. Ngay buổi chiều, mẹ lại ngược về phía núi… Hồi ấy, ông thì khóc còn bà thì cười rạng rỡ, tự hào và mạnh mẽ. Mẹ chỉ nói: "Cố lên con nhé. Là tấm gương cho các em…".

Huyện Hàm Dương năm 1970, nơi lớp đại học đóng   đô thời sơ tán chống Mỹ… Quảng Trị… Ngày 12 tháng 8 năm 1971… Kon Tum năm 1972… Ký ức thời đạn lửa ùa về… Ông là một trong những người trong đoàn quân sinh viên ra trận. Ngày lên đường, cứ áy náy mãi mái tranh nhà đã dột, chưa kịp lợp dù mấy tháng qua, mấy anh em lên đồi 78 cắt tranh, phơi khô đợi ngày lợp. Bố ông cười rạng rỡ: Đừng lo lắng gì cái việc đó. Bố và các em sẽ làm được. Con không thấy bố như thanh niên đây à… Ông biết, bố nói thế cốt để yên lòng người lên đường thôi. Nhói lên trong lòng hình ảnh dáng bố gánh rạ trên đồng, gió và mùa đông năm ấy dường như khắc nghiệt hơn. Ngón tay của mẹ đã không thể mọc thêm đốt… Dù gì cũng phải lên đường bằng tâm thế vững vàng nhất… Chiến trường và những trận đánh đã cuốn ông đi để rồi mọi sự vỡ òa cho ngày chiến thắng… Ông lại về với giảng đường xưa tiếp nối sự học dang dở. Những năm tháng bao cấp khó khăn, vất vả cũng không thể cản khát vọng học hành của cậu học sinh chuyên toán năm xưa. Ra trường, đi làm, lấy vợ và sinh con. Vòng tròn cuộc đời. Bố ông đã khuất núi sau cơn bạo bệnh… Mẹ ông, người đàn bà ít khóc vẫn kiên trì gánh hàng rong các chợ vùng sơn cước để nối con đường học hành của các con dài hơn…

Bao năm tháng qua, chẳng ai có thể biết được điều thầm kín trong lòng bà… Nhìn những con chữ với các địa danh các tỉnh ở Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết… rồi Sài Gòn… Những người dù không nghiên cứu sâu về lịch sử cũng đều có thể biết những ngày tháng 3 và tháng 4/1975. Ngày ấy, chẳng ai biết, mỗi đêm, khi các con đi ngủ hết, chỉ mình bà với chiếc ra đi ô Cửu Long cũ kỹ… Bà nằm nghe các bản tin chiến thắng và dõi theo bước chân của ông - cậu cả của bà cùng đồng đội đang ở chiến trường B máu lửa. Chuyện đó, hình như chỉ có bà Then - người hàng xóm thân thiết được bà chia sẻ. Cả 10 trang ghi chép, không một dòng nào ghi các địa điểm, địa chỉ mà bà từng đến, từng qua trong cuộc đời.

      

Các tin khác


Về nhà

Truyện ngắn của Bùi Huy

(HBĐT) - Nửa đêm, tiếng chuông điện thoại réo rắt khiến anh choàng tỉnh xen lẫn nỗi sợ hãi mơ hồ. Giờ này có điện thoại là có chuyện gấp chi đây. Ôi, cậu bạn học cấp 3 hiện đang là doanh nhân thành đạt ở tỉnh xa gọi. "Này, mai cậu đến nhà mình xem thế nào… Gọi điện mà bà chị không nhấc máy. Hay bà cụ nhà tôi có điều gì không...?”. Nghe có vẻ hoảng và thảng thốt quá. Anh trấn an: "Chắc không vấn đề gì đâu. Có gì không hay chị cậu phải gọi chứ”. "Nhưng mà mai cậu tạt qua nhà xem có chuyện gì không nhé”. Và thoảng trong điện thoại có tiếng thở dài khe khẽ: "Hai năm nay, mình chưa về rồi… Bận quá bạn ơi. Mưu sinh xứ xa. Dạo này đang vào mùa. Guồng quay không thoát ra nổi...". 

Đánh tráo

(HBĐT) - Sau khi gả công chúa yêu cho Thạch Sanh, vua cha nghĩ mãi không biết giao cho chàng rể quý công việc gì cho tương xứng. Nhớ lại tiếng đàn trong ngục tối của Thạch Sanh ngày nào làm cho công chúa đang âu sầu, ủ rũ bỗng hớn hở, vồn vã. Cũng từ tiếng đàn ấy khiến binh lính mười tám nước chư hầu không còn ý chí đánh trận và nhất tề cuốn giáp rút quân, nhà vua quyết định giao cho Thạch phò mã giữ chức Trưởng phòng Văn hóa - Thể thao ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.

Nghĩ về người thấy với sự nghiệp trồng người

(HBĐT) - Nghĩ về thầy, nét nghĩa đầu tiên của danh từ này dành chỉ người được đào tạo có năng lực sư phạm. Đời của mỗi người, ai cũng có thầy. Không ai có thể nhớ hết khuôn mặt, tên thầy của quãng đời đi học. Song tình nghĩa trong lòng trò nghĩ về thầy vẫn luôn nuôi nhớ.

Cỏ dại nở hoa

Truyện ngắn của Bùi Việt Phương

(HBĐT)-Loay hoay mãi chúng tôi cũng tìm được chỗ đỗ xe. Con đường đổ bê tông dày và phẳng, bánh xe chạy nghe êm tai nên xe cộ đi lại khá đông, phải cố tạt vào mép đường cho gọn. Tôi quay sang hỏi chàng trai trẻ cầm lái: "Cậu có đoán ra chỗ nền nhà mình ngày xưa không?”. Tất nhiên là không rồi, cái lắc đầu và nụ cười. Mấy mươi năm mọi thứ đều thay đổi, chỉ có hương lúa đồng vẫn thơm. Giờ ai có thể hình dung được, nơi đây từng là con đường đất lầy lội từng bước chân trâu, chân học trò nhưng ấm áp bởi luôn nhìn sang bên kia cánh đồng mà tự nhủ. Cố lên đoạn đường nữa thôi, bên kia là nhà thầy.

Thanh lý tang vật


(HBĐT)- Cho là Phò mã Thạch vốn là chàng tiều phu mộc mạc, chất phác chắc hẳn sẽ quý rừng, yêu muông thú, nên vua cha đã ban hành quyết định cho chàng rể quý về làm Hạt trưởng Hạt kiểm lâm ở vùng "rừng xanh, núi đỏ” với hy vọng lệnh đóng cửa rừng tự nhiên của triều đình sẽ được thực thi nghiêm túc.

Những cây bàng ở Côn Đảo

Tản văn của Bùi Huy
(HBĐT) - Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) - mảnh đất lịch sử, văn hóa. Côn Đảo đẹp vì biển và rừng cùng những con người thân thiện, hài hòa như thiên nhiên nơi đây. Nhưng nhiều du khách khi đến còn bất ngờ thêm vì Côn Đảo còn có những cây bàng mang trong mình bao dấu tích lịch sử, như một nhân chứng của đảo qua những biến cố thời gian…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục